Từ lịch sử trong truyện ngắn của Nguyên Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 55)

5. Bố cục của luận văn

2.4. Từ lịch sử trong truyện ngắn của Nguyên Hồng

2.4.1. Kết quả khảo sát

Từ lịch sử hiện nay đã không còn được sử dụng bởi đối tượng mà nó biểu

thị cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, từ lịch sử xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyên Hồng lại có một giá trị nhất định. Ngoài giá trị lịch sử, nó còn thể hiện phong cách ngôn ngữ của nhà văn. Phần thống kê từ lịch sử trong truyện ngắn của

56

nhà văn Nguyên Hồng (số liệu trong ngoặc đơn biểu thị số lần được sử dụng lặp lại) cụ thể trong bảng khảo sát sau:

Bảng 10 : Kết quả khảo sát từ lịch sử

Bảng chữ cái Từ lịch sử

C cò tây

Ch chánh tổng (3), chưởng lý, chánh sếp, chủ cai bao thầu, chánh hội, chánh phó hội

Đ địa chủ (2), đốc lý (2), đốc trường, đội xếp, đi phu, đi ở vú em

H hào, hương lí

L lý trưởng (4), lính Đoan

M me tây, ma cô

Ng ngài đội

Ngh nghị viên (3)

P (ph) phó quản, phu bắt tê (2), phu làng, phu đun goòng, phu sáu kho, phu đồn, phu lục lộ

Q (qu) quan huyện (3), quan ôn dịch

T tuần đinh, tuần tổng, tuần phòng, tiên chỉ, tuần phiên, tùy phái Th thuế điền (3), thuế đinh (2), thuế muối, thân hào, thân hào

hàng phố, thừa phái Tr trương tuần, tri huyện

X xu

2.4.2. Phân loại

2.4.2.1. Tiêu chí số lượng

Từ kết quả khảo sát ở trên, từ lịch sử có tần số sử dụng nhiều nhất được thống kê trong bảng sau:

Bảng 11: Từ lịch sử có tần số sử dụng nhiều nhất STT Từ lịch sử Tần số 1 lý trưởng 4 2 chánh tổng 3 3 nghị viên 3 4 quan huyện 3 5 thuế điền 3

57 6 địa chủ 2 7 đốc lý 2 8 thuế đinh 2 9 phu bắt tê 2 Tổng 24

2.4.2.2. Tiêu chí nội dung

Từ lịch sử trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng thể hiện một số nội dung chính sau:

Bảng 12: Phân loại từ lịch sử theo tiêu chí nội dung

STT Nội dung phân loại Số lượng

1 Tên gọi các chức tước phẩm hàm 29

2 Tên gọi một số ngành nghề 11

3 Tên gọi các thứ thuế 3

4 Tên gọi các loại tiền 2

Tổng 45

2.4.3. Miêu tả kết quả khảo sát

Khảo sát 53 truyện ngắn của Nguyên Hồng, kết quả từ lịch sử thu được như sau:

- Không tính trường hợp sử dụng lặp lại: có 45 từ lịch sử - Tính cả trường hợp sử dụng lặp lại: Có 60 từ lịch sử

Việc phân loại dựa vào 2 tiêu chí: số lượng và nội dung. Cụ thể như sau: Theo tiêu chí số lượng: Thống kê cho thấy có 9 từ lịch sử được sử dụng lặp lại. Tổng số lần sử dụng lặp lại của 9 từ là 24. Tần số sử dụng giữa các từ không có sự chênh lệch nhiều. Mỗi từ, trung bình lặp lại từ 2 đến 4 lần.

Theo tiêu chí nội dung: Với 4 nội dung, phạm vi phản ánh của từ lịch sử trong truyện ngắn của Nguyên Hồng khá hẹp. Trong đó, từ lịch sử chỉ tên gọi các chức tước phẩm hàm có số lượng lớn hơn hẳn với 29 từ. Xếp thứ 2 là tên gọi một số ngành nghề với 11 từ. Tên gọi các thứ thuế và các loại tiền ít nhất với 3 từ và 2 từ.

Tiêu chí nội dung phản ánh của từ lịch sử được thể hiện cụ thể trong biểu đồ dưới đây:

58

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện nội dung phản ánh của từ lịch sử

2.4.4. Phân tích kết quả khảo sát

Có 9 từ lịch sử được sử dụng lặp lại nhiều nhất. Trong đó, chủ yếu là các từ gọi tên các chức tước phẩm hàm trong xã hội cũ (7 từ ngữ) gồm: lý trưởng (4 lần),

chánh tổng (3 lần), nghị viên (3 lần), quan huyện (3 lần), địa chủ (2 lần), đốc lý (2 lần). Chỉ có 2 từ ngữ gọi tên các loại thuế gồm: thuế điền (3 lần) và thuế đinh (2 lần). Có 1 từ chỉ ngành nghề: phu bắt tê (2 lần).

Sau khi đất nước thống nhất, trong xã hội không còn cảnh áp bức bóc lột, sưu cao thuế nặng, các từ lịch sử chỉ các chức tước phẩm hàm, chỉ ngành nghề, các thứ thuế và các loại tiền trong xã hội cũ không còn được sử dụng, vì sự vật mà nó gọi tên cũng không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, khi nhắc lại những vấn đề mang yếu tố lịch sử thì sự hiện diện của nó vẫn có ý nghĩa nhất định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)