5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Tỉ lệ sử dụng lặp lại của thành ngữ 4 âm tiết
Thành ngữ 4 âm tiết lặp lại nhiều nhất là Đầu tắt mặt tối với 14 lần sử dụng. Các thành ngữ còn lại có tần số sử dụng ít hơn. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng khảo sát dưới đây:
Bảng 22: Bảng khảo sát các thành ngữ 4 âm tiết được sử dụng nhiều nhất
STT Thành ngữ Tần số
1 Đầu tắt mặt tối 14
2 Đầu đường xó chợ 6
3 Tha phương cầu thực 5
4 Hang cùng ngõ hẻm 4
5 Chen vai thích cánh 3
6 Nay đây mai đó 3
7 Một thân một mình 3
8 Đồng ra đồng vào 2
9 Mồ hôi nước mắt 2
10 Sưu cao thuế nặng 2
11 Tháng ba ngày tám 2
12 Thân tàn ma dại 2
13 Thiên sơn vạn thủy 2
14 Vô công rồi nghề 2
Tổng 74
Có 14 thành ngữ 4 âm tiết được sử dụng lặp lại. Trong đó, chỉ có 4 thành ngữ được sử dụng lặp lại nhiều nhất. Tỉ lệ sử dụng lặp lại của các thành ngữ là không nhiều cho thấy vốn kiến thức của Nguyên Hồng về thành ngữ tiếng Việt rất phong phú.
90
Trong 14 thành ngữ được sử dụng, lặp lại nhiều nhất là Đầu tắt mặt tối, với 14 lần. Các thành ngữ Đầu đường xó chợ, Tha phương cầu thực, Hang cùng ngõ hẻm xếp sau với lần lượt 6, 5, 4 lần xuất hiện. 10 thành ngữ còn lại chỉ có từ 2 đến 3
lần lặp lại.
Nhìn chung, Các thành ngữ được sử dụng nhiều trong truyện ngắn của Nguyên Hồng phần lớn đều thể hiện nội dung về sự lam lũ, khó nhọc, sự lo toan, vất vả của những cảnh đời bất hạnh và bần cùng trong xã hội.
Thành ngữ được sử dụng nhiều nhất là Đầu tắt mặt tối với 14 lần xuất hiện, vượt xa các thành ngữ còn lại. Theo Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, ý nghĩa của Đầu tắt mặt tối: "Làm lụng vất vả quần quật suốt ngày, hết việc này đến việc khác, không có thời gian thư giãn, rỗi rãi".[49]; Theo lí giải của Từ điển thành ngữ -
tục ngữ - ca dao Việt Nam, thành ngữ Đầu tắt mặt tối: "chỉ sự làm việc quá độ, làm
việc đến quên ăn, quên nghỉ, quên ngày, quên giờ, vì công việc thúc ép phải làm cho xong. Nhà Nông của ta đều phải làm việc như vậy trong suốt vụ mùa. Khi đã làm không nghĩ đến việc ngưng tay, ngơi nghỉ"[4]. Xét cả hai sự lí giải trên, thành ngữ Đầu tắt mặt tối nhằm chỉ sự lam lũ, vất vả của người lao động đói rách, thiếu thốn, nghèo khổ quanh năm phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Chẳng hạn: "
(44). Vài cô mới đi lấy chồng kẻ vừa có con, kẻ đương to bụng, còn thì đều ở
nhà làm lụng quần quật chờ một ngày kia về làm dâu con một gia đình mà cha mẹ kén chọn để rồi cũng lại đầu tắt mặt tối. [13 ; 197-198]
(45). Đã mấy mươi năm ròng rồi, bà mẹ ít nói, ít cười ấy dãi dầu làm lụng
đầu tắt mặt tối trong một gia đình nề nếp: bố chồng trước là ông đồ, chồng là ông đồ, mẹ chồng chất phác và nhịn nhục cũng như bà. [13 ; 224-225]
(46). Nhưng, ở cái nụ cười luôn mở rộng ấy vẫn thắm thiết ái vẻ hiền từ và
chịu đựng của một lòng mẹ già chỉ biết có con và cháu trong cái cảnh đầu tắt mặt tối đổ mồ hôi lấy bát cơm ăn. [13 ; 274]
Những thành ngữ còn lại cũng xuất hiện với ý đồ miêu tả sự thiếu thốn, túng quẫn của người dân nghèo mạt hạng. Chẳng hạn:
(47). Họ - hơn hai chục con người vừa đàn bà vừa đàn ông, chen vai thích cánh nhau trong cái không khí ngùn ngụt của căn nhà lá úp xúp ấy. [13 ; 227]
91
(48). Những con người cùng khổ không còn thấy chút nghĩa lý trong những
công việc dằng dặc của mình: buôn bán đầu đường xó chợ, kéo xe, khuân vác,...
[13 ; 229]