Những người đàn bà dân nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 82)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Những người đàn bà dân nghèo

Tình cảm yêu thương của Nguyên Hồng bắt nguồn từ đời thực của tác giả với những người đàn bà nghèo ở các ngõ hẻm, ngoại ô thành phố. Cuộc đời cơ cực của những người vợ phải tần tảo nuôi chồng nuôi con, chịu đựng bao cảnh hà hiếp bóc lột, bao lề thói khắc nghiệt của xã hội thực dân phong kiến.

Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn của Nguyên Hồng thể hiện qua các lớp từ đặt trong hoàn cảnh mà từ đó xuất hiện trong nội dung truyện ngắn.

Lớp từ gốc Hán như: gia đình (59), cảm giác (34), cảm động (15), cô độc (11), hạnh phúc (22), hi vọng (15), nô lệ (6), thân thể (38), thê thảm (16), ủy mị (3),

có tần số xuất hiện nhiều. Trong đó, không ít từ liên tục được dùng để viết về người phụ nữ. Chẳng hạn:

(24). Chín Huyền đưa mắt nhìn qua khung cửa thấy trên cánh đồng bát ngát

chìm ngập trong bóng tối, vòm trời vẫn âm u, cái vòm trời mùa đông không trăng sao, thê thảm chẳng khác gì cảnh đời nàng trong bốn năm nay. [13 ; 176]

(25). Sao lại khốn nạn cho mụ thế hở giời? Sao lại đẩy mụ vào cái cảnh độc còn ghê gớm hơn là tù tội như thế? Không một lúc nào nghĩ đến cái số phận thê thảm ấy, mụ Mão không thấy chết thêm ruột gan. [13 ; 418]

(26). Cách đấy mới hơn ba tháng, nhưng dù mấy mươi năm sau hay cho đến

ngày trọn đời, hình ảnh cái đêm thê thảm chứng kiến chứng kiến cái chết thê thảm

của người chồng ấy mờ nhạt sao được trong trí nhớ chị? [13 ; 166]

Hình ảnh người phụ nữ liên tiếp hiện lên sau từ thê thảm thật khiến cho

người đọc phải xót xa. Cái nghèo, cái đói, sự mất mát, hi sinh đến dồn dập làm hiện lên những hình ảnh đầy bi kịch về người phụ nữ.

Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, sự xuất hiện và lặp lại của các từ gốc Hán đóng vai trò quan trọng vào thành công của từng chi tiết nhỏ nhất khi tiến hành miêu tả chúng. Thậm chí, nhiều từ gốc Hán còn đóng vai trò trung tâm, tạo sắc thái chính cho cả câu, cả đoạn văn.

83

(27). Vô tình câu nói ấy mỉa mai nhắc đến cuộc đời thất bại đau đớn của một người mẹ, một đêm vừa qua, ôm ghì lấy đứa con hấp hối vào ngực, để truyền sang cho nó tất cả sinh khí của mình. Nhưng, không thể cứu vãn được. Mà trước cuộc thất bại ấy, người đàn bà An Nam hiền lành và nhẫn nại kia đã trải bao nhiêu cơn chiến đấu gay go với sự cùng khổ, nguồn gốc của các nỗi phiền muộn, đau đớn và tội ác. Cúc, người mẹ này, trong đêm ấy, khí lực sút kém đi nhiều lắm! Trán gấp thêm nếp nhăn, vẻ trong sáng của hai mắt phai mờ, quầng thâm sẫm hơn, tiếng nói khàn khàn khản đặc. [13 ; 590]

Hình ảnh những người đàn bà dân nghèo hiện lên trong truyện ngắn của Nguyên Hồng là những nhân vật bị rẻ rúng nhất, chịu nhiều áp bức bóc lột trong xã hội cũ. Chồng lên cái khổ vì nghèo túng, thiếu thốn, họ còn phải chịu những tập tục phong kiến đè nén, trói buộc. Nạn ép duyên, vợ lẽ, trừng phạt đàn bà hoang thai, ngăn cấm đàn bà góa đi bước nữa,... và trở thành vật hi sinh khi bị đẩy vào tình trạng bế tắc, cùng quẫn.

Những người đàn bà trong truyện ngắn của Nguyên Hồng tuy bề ngoài nhiều khi không được dịu dàng nhưng bao giờ cũng mang bản chất tốt đẹp. Đức tính phổ biến của họ là tình mẫu tử được thể hiện như một bản năng mãnh liệt:

(28). Tuy nhỏ tuổi, nhưng chỉ nghe mợ Du nói ngần ấy câu, tôi nhận thấy ngay tại sao có sự gặp mặt vụng trộm giữa hai mẹ con này, và tôi cảm thấy rõ ràng sự lo lắng và đau khổ của một người đàn bà đã cam tâm chịu mọi tội lỗi, nay lẩn lút trở về để được thăm nom con trong giây phút. [13 ; 375]

Là tình nghĩa thủy chung của người vợ đối với chồng:

(29). Tại thấy con cái tôi đã chết, bố mẹ chồng cũng chết, còn chồng thì bắt

đầu phát hủi mà tôi vẫn không chịu bỏ chồng về với cha mẹ đẻ, cứ cam tâm chịu mọi sự thiếu thốn vất vả buôn bán nuôi chồng. [13 ; 110]

Lòng nhân đạo của Nguyên Hồng thể hiện qua sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ. Ông ca ngợi người đàn bà chịu thương chịu khó, tần tảo, đảm đang, giàu lòng hy sinh nhưng vẫn chủ trương đánh thức dậy ở họ ý thức đấu tranh tự giải phóng đấu tranh cho một cuộc sống bình đẳng, công bằng và hạnh phúc hơn.

(30). Vịnh hy vọng một sự phá bỏ rồi thay đổi hẳn lại thì mới được thở một bầu không khí trong lành, một nguồn ánh sáng rực rỡ bên một cuộc đời mới, không đói rét, không đầu tắt mặt tối. Sự lật đổ và làm mới lại ấy, Vịnh chưa thấy đâu

84

nhưng hy vọng đó như một cái gì soi chiếu vào tâm trí nàng, một cái gì gợi dậy tất cả năng lực, tất cả lửa lòng của Vịnh. [13 ; 197]

Các từ gốc Hán phần lớn xuất hiện lặp lại đều mang một ý nghĩa quan trọng, là từ khóa góp phần cấu thành nên giá trị sâu sắc của câu văn.

Ngoài từ gốc Hán, sự lặp lại của tiếng lóng cho thấy niềm tin của Nguyên Hồng về bản chất của con người. Những hạng người lưu manh, gái điếm, côn đồ, đâm chém thuê đi vào truyện ngắn của Nguyên Hồng không phải bởi có yếu tố lạ, giật gân hay khơi gợi trí tò mò phản cảm mà bằng sự thống khổ ghê gớm của con người. Tiếng lóng được Nguyên Hồng vận dụng tự nhiên như một phương thức nghệ thuật để đi vào cuộc sống của những con người đang mất dần sự trong trắng, lương thiện. Trong lớp người này, người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Họ bị đẩy vào một cuộc sống nhơ bẩn và cực nhục trong một xã hội tàn bạo với những phong tục vô nhân đạo mà họ, những người phụ nữ không sao vượt ra nổi.

(31). Con Liên và tôi bị một thằng đàn em nhân tình với một con bỉ vỏ (người đàn bà ăn cắp) mới mọc mũi chém sả vai, vì vợ tôi và miềng (nhân tình)

thằng nọ tranh nhau cạo (làm tiền) một con bò (kẻ ngu ngốc và nhiều tiền). Thằng nọ bị hai năm tù, nó chưa được ra thì Liên lăn cổ ra chết. Vì thế nên tôi mới phải gắn bó với con dao cạo (gái làm tiền) cùn lưỡi hiện giờ. [13 ; 249]

(32). Chín Huyền toan gửi con một chỗ rồi trốn đi, vui sống lại vài ngày cho

đỡ cơn thèm muốn, hoặc liều bế cả hai con lên thành phố, rồi lại tiếp tục cuộc đời

bỉ vỏ (người đàn bà ăn cắp) xông xáo, không chịu cảnh bó buộc, tù hãm, thiếu thốn. Nhưng không được. Cảnh tù tội đày ải thì riêng nàng có thể chịu được nhưng còn sự đau đớn trông thấy hai con nhỏ cũng đày ải như mình thì quá sức chịu đựng của Chín. [13 ; 175]

Thông qua việc lặp lại một số tiếng lóng nhất định, có thể nói, Nguyên Hồng là một cây bút am hiểu hơn ai hết nỗi khổ của người phụ nữ ở cả hai phương diện giai cấp và giới tính. Ông cũng hiểu hơn ai hết những nguyện vọng thầm kín thiết tha nhất của họ.

(33). Muốn trở nên một con người lương thiện, thì tâm trí u mê của nàng cần

được cải tạo, nghĩa là phải từ bỏ hết mọi dấu vết xưa kia của một con bỉ vỏ (người đàn bà ăn cắp) và phải có một hoàn cảnh tốt đẹp để nàng sống. [13 ; 176]

85

Qua hệ thống tiếng lóng được sử dụng, Nguyên Hồng đã phơi bày toàn bộ sự thống khổ của số phận những người phụ nữ, những bỉ vỏ (người đàn bà ăn cắp) bị cuộc đời xô đẩy xuống tận bùn đen. Nhưng Nguyên Hồng không bao giờ đánh mất niềm tin ở bản chất tốt đẹp của người lao động. Những phân tích ở trên cho thấy lòng nhân đạo của Nguyên Hồng với những lớp người cùng khổ, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)