Khái niệm phong cách và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.Khái niệm phong cách và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1.3.1.1. Khái niệm phong cách

Các khái niệm này được du nhập từ ngôn ngữ học Âu châu. Thuật ngữ "phong cách học" được bắt nguồn từ phong cách "Styl, Stil" kết hợp với phần đuôi cấu tạo từ với ý nghĩa là môn học: "Istique", "istics", "istika".

"Phong cách" không hoàn toàn là thuật ngữ của phong cách học. Nó được dùng ở nhiều địa hạt nghiên cứu khác nhau và cả trong giao tiếp đời thường. Chẳng hạn phong cách được dùng trong lý luận văn học, trong nghiên cứu văn hóa, trong điêu khắc hội họa, trong nghệ thuật biểu diễn, trong thể thao,…

28

Thuật ngữ phong cách vốn là của chung nhiều địa hạt khác nhau. "Phong cách học" mà chúng tôi nghiên cứu là Phong cách học ngôn ngữ. Theo Hữu Đạt, Đó

là bộ môn khoa học nghiên cứu những đặc điểm và cách sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để cuối cùng tiến tới quy loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ. [8 ; 22]

Hiện nay, phong cách có thể được hiểu là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các phong cách ngôn ngữ, các phong cách văn học, các phong cách mĩ thuật,... ở các cấp độ khác nhau: trong một cá thể sáng tạo, trong một trào lưu, trong một giai đoạn lịch sử, trong một khu vực địa lí - văn hoá... Quá trình phát triển của phong cách học là quá trình liên tục phân tích, bình luận về sự ra đời và phát triển của các phong cách, giá trị lí thuyết và ứng dụng của các phong cách; quá trình này được bắt nguồn từ thực tiễn sáng tạo của các phong cách và những yêu cầu mà cuộc sống đã và đang đặt ra đối với các phong cách. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, khi thực hiện các thao tác tổng hợp, thống kê, phân loại, so sánh... phong cách học đã sử dụng đến cả một số biện pháp có tính chất kĩ thuật do máy móc thực hiện.

Dưới dạng tồn tại của ngôn ngữ, phong cách thể hiện dưới những đặc điểm riêng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phục vụ có hiệu quả các chức năng xã hội của ngôn ngữ, phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, đối tượng giao tiếp. Phong cách ngôn ngữ có nhiều loại: phong cách ngôn ngữ nói, phong cách ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,... Phong cách ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Phong cách ứng với mỗi chức năng xã hội của ngôn ngữ gọi là phong cách chức năng. Mỗi cá nhân khi nói, khi viết đều theo một phong cách chức năng nhất định. Có những cá nhân trong quá trình sáng tác đã bộc lộ những nét độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những nét độc đáo trong nhiều tác phẩm, hình thành phong cách ngôn ngữ cá nhân (phong cách ngôn ngữ tác giả). [8 ; 24 ]

1.3.1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Trước hết, phong cách nghệ thuật được định nghĩa: Phong cách nghệ thuật là

29

phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người. [8

; 284 ]

Với cách xác định như vậy, đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật được trình bày cụ thể như sau:

a. Chức năng ngôn ngữ

Các đơn vị ngôn ngữ hoạt động trong phong cách nghệ thuật với chức năng nổi bật nhất là chức năng tác động bằng hình tượng. Bất cứ một sáng tác nghệ thuật nào ra đời trước hết cũng nhằm đem đến cho người đọc một sự chia sẻ, cảm thông, làm cho người đọc có thể vui với cái vui của nhân vật, buồn với cái buồn của nhân vật. Muốn như vậy, người tạo lập văn bản nghệ thuật phải là người am hiểu cuộc sống, có vốn ngôn từ phong phú, có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách tinh xảo với khả năng tác động được đến cảm xúc, suy nghĩ của người đọc.

Khi thực hiện chức năng tác động, ngôn ngữ trong phong cách nghệ thuật có thể đi theo các hướng sau đây:

- Tác động theo hướng giải trí

- Tác động theo hướng nhận thức, giáo dục - Tác động theo hướng thẩm mỹ

[8 ; 285]

b. Đặc điểm về tính hình tượng

Để thực hiện các chức năng của mình, ngôn ngữ nghệ thuật có tác động đến người đọc qua một hệ thống của đơn vị ngôn ngữ mang tính hình tượng. Đây là lý do để một số nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là "Sự vượt quá giới hạn về bản chất tín hiệu của các đơn vị ngôn ngữ". Đó là một kiểu phản ánh mang tính đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật làm cho nó khác với ngôn ngữ ở tất cả các phong cách khác. Nói cụ thể, khi các đơn vị ngôn ngữ tham gia với tư cách là các tham tố tạo nên hình tượng nghệ thuật, tự nó đã làm mờ nhạt đi tính bản thể của tín hiệu ngôn ngữ để tạo nên một loại nghĩa mới ngoài bản thể hay là "siêu tín hiệu". Trong trường hợp này, việc nhận biết ý nghĩa của văn bản không phải bằng con đường phản ánh của tín hiệu ngôn ngữ mà bằng con đường lý giải quá trình biểu tượng hóa các tín hiệu này thông qua các thao tác tư duy trừu tượng. Đặc điểm về tính hình

30

tượng là một tiêu chuẩn được coi là hàng đầu của ngôn ngữ nghệ thuật. Không có đặc điểm này, phong cách nghệ thuật không còn gì khu biệt với các phong cách chức năng còn lại. [8 ; 296]

c. Đặc điểm về tính thẩm mỹ cao

Một tác phẩm nghệ thuật đích thực trước hết phải là một mẫu mực về ngôn từ. Điều này thể hiện rõ ý thức, vai trò cũng như vốn sống của nhà nghệ sĩ được phản ánh dưới dạng các lời nói nghệ thuật. Khi miêu tả hiện thực, nhà văn không thể bê nguyên si những lời nói ở cửa miệng nhân vật cùng những đối thoại của khẩu ngữ sinh hoạt tự nhiên. Để khái quát hóa trong quá trình xây dựng hình tượng, anh ta phải biết chọn lựa và gọt giũa các phương tiện từ ngữ khi đưa vào tác phẩm. Nói đúng hơn, anh ta đã tái tạo lại ngôn ngữ ở ngoài đời làm cho nó trở nên sống động hơn, "văn hóa" hơn. Nghĩa là anh ta đã làm cho ngôn ngữ của đời sống có màu sắc của văn hóa thời đại và mang tính thẩm mỹ nghệ thuật. [8 ; 301]

d. Tính sinh động và biểu cảm

So với tất cả các phong cách chức năng, ngôn ngữ trong phong cách nghệ thuật có tính sinh động và biểu cảm cao nhất. Chính đặc tính này đã tạo ra một con đường riêng làm thành bản chất của chức năng tác động ở phong cách nghệ thuật: tác động bằng tình cảm. Đây là mặt vừa ưu việt lại vừa hạn chế của phong cách nghệ thuật. Ưu việt ở chỗ, đây là phong cách dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. Nhưng sự hạn chế cũng bộc lộ ở tính trừu tượng, thiếu độ chuẩn xác do kết quả của các thao tác tư duy trực giác và cảm tính đưa lại. [8 ; 307]

e. Tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật

Một đặc điểm khác làm cho phong cách nghệ thuật khác với tất cả các phong cách chức năng còn lại chính là tính tổng hợp của việc sử dụng ngôn ngữ. Phong cách nghệ thuật sử dụng tất cả các phương tiện ngôn ngữ của khẩu ngữ tự nhiên, của phong cách hành chính - công vụ, phong cách chính luận và phong cách khoa học. Trong đó, các phương tiện của khẩu ngữ tự nhiên được sử dụng nhiều nhất. Vì

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối tượng phản ánh của nghệ thuật là toàn bộ hiện thực cuộc sống bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người và những mối quan hệ phức tạp của nó.

Có thể trình bày khái quát đặc điểm về tính tổng hợp trong việc sử dụng ngôn ngữ trong phong cách nghệ thuật như sau:

- Sử dụng các phương tiện của tất cả các phong cách khác.

- Tính đa dạng trong hình thức thể hiện ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả (ngôn ngữ người kể chuyện), ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. [8 ; 313]

f. Đặc điểm về sử dụng từ, ngữ

Phong cách nghệ thuật là phong cách thiên về biểu cảm với mục đích xây dựng hình tượng. Do vậy, về mặt sử dụng từ, ngữ nó có những đặc trưng đáng chú ý sau:

- Sử dụng rất nhiều từ láy, từ tượng hình, tượng thanh: Đây là những từ có sức gợi cảm cao, dễ tạo nên tính nhạc điệu, tiết tấu trong các ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt trong thơ ca.

- Hiện tượng tách từ nhằm cấp nghĩa cho vỏ âm thanh của từ: Nếu như trong giao tiếp thông thường, chúng ta thường gặp một hiện tượng "trống nghĩa" hay "không có nghĩa" ở một số vỏ âm thanh là từ hay từ tố thì trong giao tiếp nghệ thuật xuất hiện một hiện tượng "làm đầy" ý nghĩa của các vỏ âm thanh này. Nghĩa là qua bàn tay của nhà nghệ sĩ, những từ hay từ tố tưởng như trống nghĩa, không có ý nghĩa, nay lại nhận được một ý nghĩa có tính độc lập, có khả năng tái hiện lại cảm giác của người ta về một nét cá tính, một hành động hay tính chất của sự vật hay hiện tượng.

- Thường xuyên sử dụng các đơn vị thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ: Trong kho tàng ngôn ngữ của mỗi dân tộc, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ là những đơn vị có sẵn được hình thành từ lâu đời. Nó có đặc điểm là rất giàu hình ảnh và hình tượng. Đặc điểm vừa nêu khiến cho các đơn vị này có quan hệ rất mật thiết với ngôn ngữ nghệ thuật. Đó chính là lý do khiến cho phong cách này thường xuyên vận dụng các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ phục vụ cho mục đích xây dựng hình tượng tác phẩm. [8 ; 319]

32

1.3.2. Phong cách văn học giai đoạn 1930 - 1945

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, giới chuyên môn đã nói đến phong cách cá nhân của các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu; cũng đã nói đến phong cách hiện thực, phong cách lãng mạn. Nhưng cũng có thể nói đến phong cách thời đại thể hiện ở các điểm sau:

+ Một là, quan niệm lí tính đối với cuộc đời, niềm tin vào khoa học, tiến bộ, lẽ công bằng, tư tưởng bình đẳng, tự do. Khi Thơ mới đòi hỏi thể hiện nhu cầu giải phóng cá tính trong tình cảm cũng là lúc các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đấu tranh cho các quyền con người của cá nhân; và cũng là lúc các tiểu thuyết hiện thực lên án xã hội bất công chà đạp lên số phận con người sau lũy tre làng. Một số nhà văn Tự lực văn đoàn có phong cách hiện thực chính là do ảnh hưởng của phong cách thời đại trong cảm hứng tố cáo và trữ tình. Văn học Cách mạng xuất hiện trong giai đoạn này cũng mang tính lý và tính lý tưởng rất đậm.

+ Hai là, sự hiện đại hóa đồng loạt các thể loại văn học do tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, du kí, tùy bút, phê bình văn học nhất loạt xuất hiện, thay thế hẳn các thế loại truyền thống. Các hình thức truyền thống như thơ bảy chữ, năm chữ, lục bát,…đều được cấu trúc lại.

+ Thứ ba, các nhà văn, nhà thơ dù sáng tác theo thể loại nào đều đã cắt đứt với truyền thống tập cổ mà tự mình cấu tứ, sáng tạo, vai trò chủ thể của tác giả đặt lên hàng đầu. Người ta phân biệt rõ ràng sáng tác và phóng tác, lịch sử và tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…cùng một loạt nhà Thơ mới đa dạng về phong cách cá nhân đã tiêu biểu cho ý thức chủ thể nổi bật, như là một đặc trưng của phong cách thời đại.

+ Thứ tư, khác với lối văn truyền thống nặng về vần điệu đăng đối với điệu ngâm nhịp nhàng, lối văn hiện đại chuyển hẳn sang văn xuôi: văn tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự mang hình thức khẩu ngữ, kịch hóa, thân mật, suồng sã trong khoảng cách gần, lời thơ về cơ bản là mang hình thức điệu nói đầy giọng điệu giãi bày, tâm tình.

Một yếu tố quan trọng nữa của phong cách văn học là cách bố cục, kết cấu, tổ chức nội dung tác phẩm, thể hiện cách cảm thụ của tác giả là người đọc kiểu mới.

33

Điều nổi bật của văn học giai đoạn này là kết cấu mở, mở từ giữa chừng và kết thúc lửng.

[23 ; 16]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 27)