Tiếng lóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 76)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4.Tiếng lóng

Chỉ tính riêng việc sử dụng thành công tiếng lóng đã có thể coi là nét riêng độc đáo và đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyên Hồng. Hệ thống tiếng lóng là tiếng nói đại diện cho giới lưu manh, dân giang hồ, trộm cắp và đâm chém thuê. Trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam phân nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp. Các giai cấp, các tầng lớp đối lập nhau về quyền lợi, quan niệm và cách sống đã làm nảy sinh nhiều loại tiếng lóng khác nhau như: tiểu yêu (kẻ cắp gần được chức yêu), chạy

vỏ (ăn cắp), đoàn (dao), đần độn), so quéo (kẻ khù khờ, so trô (thằng nghiện), sứa (sắc), yêu (kẻ cắp lâu năm), cáy (sợ), cá (ví), cớm (chỉ mật thám và đội xếp), chuỗn (chuồn), đũn (đen), hỏa loẹt (đề lao), ken nếp (thuốc phiện), ken (thuốc), lô cốt (xà lim), mõi (móc), mẻ khai (móc túi), phóng (tha),...

77

Nguyên Hồng sử dụng tiếng lóng nhằm khắc họa nổi bật hình ảnh của những người dân nghèo bị tha hóa, dần vùi mình trong vũng lầy tội phạm. Họ quẩn quanh với cuộc sống không lối thoát rồi chết đi trong chính những tội lỗi mà mình gây ra.

Nhóm từ chỉ dân trộm cắp có số lượng nhiều hơn hẳn nhóm từ chỉ dân lưu manh, nghiện ngập, nhóm từ chỉ gái làm tiền và nhóm từ chỉ cảnh sát, mật thám, nhà tù, nhà lao cùng một số nội dung nhỏ khác. Có thể nói, dân trộm cắp được miêu tả nhiều hơn hẳn bởi phạm vi hoạt động của nó rộng hơn, ngón nghề tinh vi và phức tạp hơn. Đặc biệt nhất khi Nguyên Hồng miêu tả tầng lớp này là đối tượng được phản ánh. Dân trộm cắp phản ánh nhiều đối tượng nhất. Họ, từ đàn ông đến phụ nữ, từ người già đến trẻ em đều xuất hiện trong hình ảnh một dân trộm cắp chính hiệu với nhiều ngón nghề khiến bất kì ai nghe thấy cũng phải rùng mình. Nguyên Hồng viết về họ không chỉ để phản ánh hiện thực xã hội mà còn để hiểu về họ. Đối với ông, mỗi người đều có bản chất lương thiện ẩn giấu bên trong. Bởi hoàn cảnh sống quá khắc nghiệt đã biến họ thành những tội phạm đáng sợ nhất. Nhưng, họ cũng cần hơn ai hết sự cảm thông và chia sẻ của cộng đồng để họ có thể làm lại cuộc đời.

Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng thường được dùng để miêu tả hoàn cảnh sống của tầng lớp cặn bã nhất trong xã hội. Sự xuất hiện của tiếng lóng làm nổi bật thêm ngôn ngữ của giới lưu manh và đặc tính xã hội của nhân vật trong bức tranh xã hội hiện thực về tầng lớp vẫn bị người đời khinh rẻ. Chẳng hạn:

(8). Mợ nhỉ, nó ức mợ thật, nấu thêm vài cân bánh chực trốn vé, nó bắt được,

nó tha phạt mợ, nhưng lại lấy chỗ bánh thừa ấy đi và đẽo thêm dăm xu nữa thì cũng quá tội. [13 ; 138]

(9). Nói thế chứ, Giản sưa (say) làm sao được! Diễn hàng bo (uống từng bát) Giản đánh ngã Bẩy Nhè bên Hạ Lý thì giờ mười hai chén này mùi gì! Đây, tôi lại tiếp Giản đây. Kìa! Giản! cộng (cầm) chén rượu của tôi mời đi. [13 ; 258]

Đặc điểm nổi bật khi sử dụng tiếng lóng của Nguyên Hồng là ở tính mục đích, cũng chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong truyện ngắn của Nguyên Hồng. Nếu như xưa nay, người ta thường xa lánh, ghê sợ tiếng lóng vì đối tượng sử dụng nó thường là dân trộm cắp, lưu manh, nghiện ngập và dân đâm chém thuê. Nhưng đối với Nguyên Hồng, tiếng lóng đã trở thành cầu nối đưa nhà văn đến với những con người khốn khổ, vừa thể hiện đặc tính xã hội của nhân vật, vừa thể hiện thái độ quan tâm của nhà văn với lớp người cặn bã trong xã hội cũ. Nguyên Hồng

78

viết về lớp người sử dụng tiếng lóng không phải bằng sự khinh miệt mà bằng sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 76)