Thành ngữ được sử dụng trong các truyện ngắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 91)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Thành ngữ được sử dụng trong các truyện ngắn

Xét tuyển tập truyện ngắn của Nguyên Hồng, chỉ có 7 truyện ngắn không sử dụng thành ngữ. Đó là: Con chó vàng, Tôi dạy học, Tội ác, Cô gái quê, Những giọt

sữa, Cánh cửa xám, Trước xác chết. Như vậy, có đến 46 truyện ngắn có sử dụng

thành ngữ. Tuy nhiên, mức độ sử dụng thành ngữ trong mỗi truyện ngắn lại ít, nhiều khác nhau. Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng khảo sát sau:

Bảng 23: Bảng khảo sát truyện ngắn sử dụng nhiều thành ngữ nhất

Stt Truyện ngắn Năm ra đời

Số lượng

1 Người con gái 1943 13

2 Người mẹ không con 1942 10

3 Lúc chiều xuống 1943 9

4 Cơn sốt 1945 7

5 Bố con lão Đen 1942 6

6 Bà cụ Việt 1945 6

7 Thịt chết 1944 6

8 Tàu đêm 1945 5

9 Láng 1943 5

Tổng

Thành ngữ được sử dụng trong các truyện ngắn có sự phận biệt khá rõ về số lượng. Có 9 truyện ngắn sử dụng nhiều thành ngữ nhất (trên 5 thành ngữ). Trong đó, đứng thứ nhất là Người con gái (13 thành ngữ), tiếp theo là Người mẹ không con và Lúc chiều xuống với lần lượt là 10 và 9 thành ngữ. Các truyện ngắn còn lại lần lượt từ có 5 - 7 thành ngữ.

Nếu lấy mốc là 1942 (từ 1940 đến 1941, Nguyên Hồng không viết truyện ngắn bởi ông bị thực dân Pháp bắt và quản thúc), thì xét 7 truyện ngắn không sử dụng thành ngữ, có tới 5/7 truyện ngắn được sáng tác trước 1942, chủ yếu tập trung

92

vào 3 năm 1937, 1938 và 1939. Đó là các truyện ngắn: Con chó vàng (1937), Tôi dạy học (1938), Tội ác (1938), Cô gái quê (1939), Những giọt sữa (1939). Chỉ có

hai truyện ngắn Cánh cửa xám (1943), Trước xác chết (1945) được sáng tác sau 1940. Trong khi đó, các truyện ngắn sử dụng nhiều thành ngữ nhất lại được viết tập

trung sau 1942. Cụ thể có tới 9 truyện ngắn được ra đời sau 1942.

Số lượng thành ngữ được sử dụng trong truyện ngắn trước và sau 1942 có sự chênh lệch lớn. Trước năm 1942, số lượng truyện ngắn nhiều hơn (27 truyện), chỉ có 69 thành ngữ được sử dụng. Trong khi đó, sau năm 1942, số lượng truyện ngắn ít hơn (26 truyện ngắn) nhưng có tới 106 thành ngữ được sử dụng.

Kết quả trên cho thấy có sự biến chuyển tích cực trong lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng. Sử dụng nhiều thành ngữ giúp câu văn của ông hài hòa hơn, vì vậy, nhiều lúc đọc văn Nguyên Hồng có cảm giác như ông đang làm thơ vậy. Việc sử dụng nhiều thành ngữ những năm về sau còn giúp Nguyên Hồng phản ánh xác đáng hơn cả cuộc sống của những người lao động nghèo khổ mà không bút pháp nào miêu tả và truyền tải chân thực hơn.

Có tới 7/9 truyện ngắn có sử dụng nhiều thành ngữ viết về phụ nữ và trẻ em. Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyên Hồng hầu hết là những em bé nghèo khổ, không có tuổi thơ, không có hạnh phúc nên các em đều khao khát một mái ấm gia đình một cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại. Nhưng cuộc sống tối tăm với những hủ tục phong kiến nặng nề đã khiến không biết bao nhiêu gia đình tan nát như gia đình của nhân vật bé Hồng (Những ngày thơ ấu), bé Dũng (Mợ Du), hoặc là cảnh gia đình nhà mụ Đen (Bố con lão Đen), gia đình nhà mụ Mão (Người mẹ không con)... càng khiến các em khát thèm thêm cảnh hạnh phúc gia đình. Số phận đáng thương ấy đã được nhà văn miêu tả rất sinh động, đa dạng và sắc nét, gợi nỗi niềm thương cảm và nỗi xót xa với người đọc. Và cũng chính qua những số phận bé nhỏ đáng thương này, nhà văn cũng thể hiện với tấm lòng yêu thương sâu sắc, tinh thần nhân đạo cao cả của ông.

Những người phụ nữ trong truyện ngắn của ông cũng được miêu tả với sự thương cảm xót xa vô hạn. Mặc dù phải chịu sự áp bức bóc lột, sự bất công trong xã hội thực dân phong kiến những họ vẫn luôn tần tảo, lam lũ Một nắng hai sương để chăm lo cho chồng con. Đó là nhân vật Lệ Hà (Người con gái), mụ Mão (Người mẹ

93

Láng (Láng), mụ Đen (Bố con lão Đen). Nguyên Hồng khám phá tìm tòi về thế giới nhân tính, về cái chân, thiện, mỹ của người phụ nữ và đã thấy được bản chất lương thiện đức hi sinh cao độ và lòng thủy chung vẹn nguyên của họ. Đối với mỗi nhân vật, ông có cách thể hiện rất riêng nhưng đều thể hiện cái nhìn ấm áp, đôn hậu của nhà văn đối với người phụ nữ Việt Nam.

Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ, và trẻ em. Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng, từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu. Vì vậy, ở Nguyên Hồng luôn sẵn mối đồng cảm sâu sắc với những thân phận bé nhỏ trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Với những lí do trên, Nguyên Hồng đã dành tất cả tình thương yêu đối với phụ nữ và trẻ em với tấm lòng nhân đạo cao cả. Và việc sử dụng nhiều thành ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ông thể hiện nội dung sâu sắc và chân thực nhất trên từng trang viết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)