5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Những kết cấu gần giống thành ngữ
Truyện ngắn của Nguyên Hồng có sử dụng những kết cấu rất đặc biệt. Hình thức của những kết cấu này gần giống với kết cấu của thành ngữ. Cách sử dụng độc đáo này cũng đem đến những thành công nhất định cho truyện ngắn của Nguyên Hồng.
Có 102 kết cấu tương tự thành ngữ. Trong đó, có 61 kết cấu có yếu tố lặp lại (chiếm 59.8%), và 41 kết cấu không có yếu tố lặp lại (chiếm 40.2%).
Các kết cấu có yếu tố lặp lại như: nên vợ nên chồng, hủi cùn hủi cụt, khóc nức khóc nở, vật đi vật lại, vừa đi vừa về, vừa thịt vừa mỡ, đứng đường đứng chợ, chúi mắt chúi mũi, cắm đầu cắm cổ, bán thân bán xác, rụt đầu rụt cổ, ở nhờ ở vả, nghe chúng nghe bạn, cướp công cướp của, Sài Gòn Sài chéo, xin dấm xin dúi, ăn mày ăn nhặt, từng ly từng tí, hàng xay hàng xáo, hút máu hút mủ, chết vạ chết vật, dỡ của dỡ nhà, ăn đầu ăn đuôi, chết khốn chết nạn, phơi sương phơi nắng, học khổ học sở,… Yếu tố lặp lại đứng đầu kết cấu, và hai yếu tố chính phần lớn là một yếu
tố được tách ra. Chẳng hạn: vợ chồng (nên vợ nên chồng); thân xác (bán thân bán
94
Kết cấu không có yếu tố lặp lại như: lê la lạy lục, giời rét chết cò, mọc mũi sủi tăm, mòn mỏi héo hắt, no đời mãn kiếp, nóng tai đỏ mặt, vàng nanh đỏ mỏ, voi giầy quạ mổ, cất đầu mở mặt, ăn chắt để dành, bê tha rạc rài, ăn tây ở riêng, sông mê biển khổ, phanh thây xé xác, quanh năm suốt tháng, sinh sôi nảy nở, ngày tư phiên chính, thủy chung hiếu nghĩa, rát cổ bỏng họng, tiền chục bạc trăm, trêu gan chọc tiết, róc xương lột xác,... Có thể thấy các yếu tố kết hợp trong những kết cấu
dạng này thường có ý nghĩa gần nhau. Chẳng hạn: năm và tháng (quanh năm suốt
tháng); thây và xác (phanh thây xé xác); đời và kiếp (no đời mãn kiếp; gan và tiết (trêu gan chọc tiết); ma và quái (yêu mà tác quái); chục và trăm (tiền chục bạc trăm); giầy và mổ (voi giầy quạ mổ),...
Các kết cấu dạng này có lẽ đều lấy ý tưởng từ các thành ngữ trong tiếng Việt. Theo kết quả khảo sát ở trên, Nguyên Hồng sử dụng nhiều thành ngữ trong truyện ngắn (145 thành ngữ). Vì vậy, có thể nói ông là người am hiểu và sử dụng khá thành thạo các yếu tố dân gian vào truyện ngắn. Từ nhỏ, ông đã được tiếp xúc và sống gần những người dân lao động, được nghe tiếng hát ru, câu vè, câu đố, điệu hò, tiếng hát trong các trò chơi dân gian, những câu ca than thân,... tất cả đã được Nguyên Hồng khắc ghi và vận dụng trong tác phẩm của mình. Hơn nữa, ông đã biết sáng tạo với những yếu tố quen thuộc trong đời sống hàng ngày tạo thành những kết cấu 4 âm tiết rất vần và xuôi tai. Những kết cấu này ngoài giúp cho câu văn của Nguyên Hồng sinh động và giàu giá trị biểu cảm, nó còn giúp ý tưởng của ông được truyền tải đến người đọc chân thực và trọn vẹn hơn. Dùng ý tưởng dân gian trong đời sống xã hội để phản ánh hiện thực xã hội là một sáng tạo độc đáo và thông minh của Nguyên Hồng. Nó giúp khẳng định phong cách Nguyên Hồng, khẳng định sự thủy chung trọn đời của ông với cuộc sống nghèo khổ của người dân lao động, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, cách vận dụng các kết cấu gần giống thành ngữ còn thể hiện sự ứng biến linh hoạt của Nguyên Hồng với vốn từ tiếng Việt.
Tiểu kết
Nghệ thuật sử dụng các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng với những sáng tạo đặc sắc đã tạo được những dấu ấn quan trọng làm nên phong cách nhà văn. Đó là sự lặp lại nhiều của một số từ gốc Hán về đề tài cách mạng và
95
chính trị nhằm nhấn mạnh tư tưởng cách mạng của tác giả và cuộc đấu tranh của nhân dân. Từ gốc Ấn - Âu với sự xuất hiện của các từ biểu thị khái niệm mới như máy móc, khoa học, công nghệ tạo nên nét độc đáo và mới lạ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng. Từ lịch sử xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyên Hồng chủ yếu để gọi tên các chức tước phẩm hàm, các loại thuế và một số ngành nghề trong xã hội cũ. Sự độc đáo trong việc sử dụng từ lịch sử là tạo nên thế đối lập ngày càng sâu sắc giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Từ đó, tư tưởng của tác giả được làm sáng tỏ hơn. Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng được dùng chủ yếu để khắc họa tính cách các nhân vật thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội như trộm cắp, đâm chém thuê,... Chỉ tính riêng việc vận dụng tiếng lóng thành công cũng có thể coi là một sáng tạo độc đáo của Nguyên Hồng. Nguyên Hồng sử dụng tiếng lóng như một phương tiện nghệ thuật đưa ông đến gần hơn với những kiếp lầm than của con người.
Trên cơ sở các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng, hình tượng nhân vật hiện lên qua chất liệu thành ngữ điển hình với cuộc sống của những con người cùng khổ, những người đàn bà dân nghèo và những trẻ em con nhà nghèo. Đó là những nhân vật nặng kí xuất hiện hầu khắp trong các trang truyện tạo nên những hình tượng đặc sắc, góp phần thể hiện phong cách ngôn ngữ nghệ thuật rất riêng của nhà văn Nguyên Hồng.
96
KẾT LUẬN
Trong lịch sử Việt ngữ học đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng thông qua việc sử dụng các lớp từ trong truyện ngắn của ông thì chưa có một công trình nào trước đó thực hiện.
Vì thế, luận văn này chỉ tiếp cận nghiên cứu các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng nhằm làm nổi bật một số đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Những kết quả khảo sát, nghiên cứu các lớp từ đó có thể góp phần nhỏ vào việc thể hiện phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu chủ yếu:
1. Trong truyện ngắn của Nguyên Hồng, ông đã sử dụng nhiều các lớp từ vựng khác nhau. Tuy nhiên, có một số lớp từ được tác giả sử dụng thành công nhất, đó là từ gốc Hán, từ gốc Ấn - Âu, từ lịch sử và tiếng lóng. Cụ thể như sau:
Lớp từ gốc Hán trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có tổng số 877 từ, trong đó, từ gốc Hán đơn tiết có 109 từ với 8 từ được sử dụng lặp lại nhiều nhất. Từ gốc Hán song tiết có 768 từ với 12 từ có tần số sử dụng nhiều nhất. Lớp từ gốc Hán được sử dụng ở cả 53 truyện ngắn tập trung chủ yếu trong những truyện ngắn viết về chính trị và cách mạng giai đoạn sau 1942, khi tác giả được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Lớp từ gốc Ấn - Âu trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có 47 từ, trong đó có 11 từ đơn âm tiết và 36 từ đa âm tiết. Những từ này đều có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Từ gốc Ấn - Âu xuất hiện trong 30/53 truyện ngắn, ra đời vào giai đoạn sau 1942. Những từ gốc Ấn - Âu này được nhà văn Nguyên Hồng sử dụng chủ yếu trong các truyện ngắn viết về đời sống của những người Pháp ở Việt Nam.
Từ lịch sử trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có 45 từ, trong đó có 1 từ đơn âm tiết, còn lại là từ đa âm tiết. Từ lịch xuất hiện nhiều trong 15/53 truyện ngắn của Nguyên Hồng. Nội dung chủ yếu là tên gọi các chức tước phẩm hàm thời xưa, tên các loại thuế và tên gọi một số ngành nghề trong xã hội cũ.
Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có tổng số 51 từ, trong đó có 30 tiếng lóng đơn âm tiết và 21 tiếng lóng đa âm tiết. Những từ này xuất hiện trong các truyện ngắn thuộc giai đoạn 1936-1938. Đây là giai đoạn mà trong xã hội Việt
97
Nam xuất hiện nhiều tầng lớp khác nhau, đặc biệt là lớp người làm những công việc thấp kém như trộm cắp, đâm thuê chém mướn,... Tầng lớp xã hội này cũng trở thành đối tượng trong các truyện ngắn của Nguyên Hồng.
Nhìn chung, các lớp từ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có sự phân biệt giai đoạn trước và sau năm 1942. Đây là giai đoạn Nguyên Hồng giác ngộ lí tưởng cách mạng và hơn nữa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội ngày một sâu sắc và đang dần được đẩy lên cao trào nhằm tạo điều kiện cho sự ra đời cách mạng Tháng 8 năm 1945. Vì vậy, năm 1942 có thể coi là bước chuyển mình của xã hội và là bước ngoặt trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng. Các từ gốc Hán, từ gốc Ấn - Âu và từ lịch sử có số lượng nhiều hơn sau năm 1942. Tiếng lóng chỉ xuất hiện vào giai đoạn trước năm 1942. Sự xuất hiện nhiều hơn của các lớp từ sau 1942 phản ánh sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của Nguyên Hồng. Vì vậy, các đề tài trong truyện ngắn cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn.
2. Việc Nguyên Hồng sử dụng các lớp từ nói trên phục vụ một cách có hiệu quả trong việc phản ánh tư tưởng tác phẩm. Cụ thể như sau:
Lớp từ gốc Hán tuy gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt (chính trị, văn hóa, khoa học, quân sự, ngoại giao, pháp luật,…), nhưng từ gốc Hán được sử dụng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng lại có giá trị nhất định trong việc phản ánh nội dung tư tưởng của tác phẩm. Từ gốc Hán xuất hiện với sự lặp lại nhiều lần các từ có chủ đề về chính trị, cách mạng và mọi hoạt động của con người trong cuộc sống. Từ gốc Hán xuất hiện nhiều trong những truyện có yếu tố chính trị, cách mạng. Trong những truyện ngắn chỉ miêu tả về cuộc sống của người nông dân, các từ gốc Hán ít xuất hiện hơn.
Các từ gốc Ấn - Âu vào Việt Nam khi nước ta bị người Pháp xâm lược. Từ gốc Ấn - Âu trong truyện ngắn của Nguyên Hồng chủ yếu được dùng để chỉ các khái niệm mới về văn hóa, khoa học, kĩ thuật, kiến trúc và xây dựng. Từ gốc Ấn - Âu xuất hiện cũng khiến truyện ngắn của Nguyên Hồng có những đặc điểm thú vị.
Từ lịch sử cũng ghi dấu ấn quan trọng thể hiện phong cách truyện ngắn của Nguyên Hồng. Chẳng hạn, trong truyện ngắn của Nguyên Hồng, từ lịch sử được dùng chủ yếu để gọi tên các chức tước phẩm hàm, tên gọi các thứ thuế và một số ngành nghề khác nhằm làm nổi bật sự phân tầng sâu sắc trong xã hội cũ.
98
Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng xuất hiện không nhiều và xuất hiện chủ yếu trong những truyện ngắn viết về tầng lớp lưu manh, trộm cắp và dân đâm thuê chém mướn. Đây là tầng lớp xuất hiện nhiều trong giai đoạn xã hội đang trong thời kì khủng hoảng trầm trọng.
Thành ngữ vốn là lời ăn tiếng nói của nhân dân, được Nguyên Hồng vận dụng khá linh hoạt và hiệu quả trong các truyện ngắn của mình. Thành ngữ còn góp phần thể hiện sâu sắc hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của ông. Đó là người dân quê và những người lao động nghèo nơi thành thị, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Tóm lại, trong làng văn hiện thực phê phán Việt Nam, Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có tài sử dụng các lớp từ tiếng Việt một cách khá nhuần nhuyễn để làm nên sự thành công của nội dung tác phẩm, đặc biệt là thể loại truyện ngắn.
Tuy nhiên, để khẳng định phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, chúng ta không chỉ dựa vào việc sử dụng các lớp từ ngữ trong tác phẩm của nhà văn, mà còn căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác nữa như: khả năng sử dụng câu, tạo lập văn bản, tiêu đề các truyện ngắn, dấu câu, cấu trúc văn bản,... Những vấn đề khác đó, chúng tôi hi vọng sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới để khẳng định phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng một cách đầy đủ hơn.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN.
2. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
4. Việt Chương (1995), Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Đồng Nai.
5. Hồng Dân (1970), Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, năm 1970.
6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quảng Tuân (1992), Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp, Nxb Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn hóa.
8. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.
9. Hữu Đạt (2005), Nhận xét về sự phân bố từ vựng và phong cách trong truyện ngắn của một vài nhà văn Việt Nam nửa sau thế kỉ XX, Tạp chí Ngôn ngữ số 11,
trang 33 - 42.
10. Hữu Đạt (2008), Sai và đúng trong cách dùng từ Hán - Việt, Báo Văn nghệ, số 32, trang 10.
11. Hữu Đạt (2008), Sự hình dung không gian trong nghĩa biểu tượng của thành ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, trang 39 - 45.
12. Hữu Đạt (2008), Từ Hán Việt và vấn đề giải pháp, Báo Văn nghệ, số 37, trang
19.
13. Phan Cự Đệ (2008), Nguyên Hồng toàn tập, tập 1: truyện ngắn và hồi kí, Nxb
Văn học.
14. Đinh Văn Đức (1978), Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1978.
15. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt: từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
100
16. Hà Minh Đức (2001), Nguyên Hồng - nhà văn của những khát vọng sống, Nxb Giáo dục,
17. Hà Minh Đức (2001), Nguyên Hồng - về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Thiện Giáp (1995), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Thiện Giáp ( 2009), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Khảo sát các biện pháp tu từ từ vựng, Luận văn
thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
21. Phạm Văn Hảo (chủ biên) (2004), Sổ tay từ ngữ lịch sử, Nxb Khoa học Xã hội. 22. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb
Khoa học Xã hội.
23. Bạch Văn Hợp (2002), Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng,
LATS Ngữ văn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Đỗ Đức Hiểu (ch.b), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004),
Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Văn học.
25. Nguyễn Văn Hiệp (2004), Phác họa về một khung ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp ngữ nghĩa, Tạp chí Việt Nam học Hankuk University
tháng 5/2004.
26. Mai Xuân Huy (1999), Phu, cu li, nhau hay là thân phận người lao động dưới
chế độ cũ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4 trang 23 - 24.
27. Nguyễn Văn Khang (2001), Tiếng lóng Việt Nam, Nxb KHXH.
28. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
29. Nguyễn Văn Khang (2004), Vốn từ tiếng Việt với những hiểu biết và khám phá
của Giáo sư Hoàng Văn Hành, Tạp chí Ngôn ngữ số 6 năm 2004.
30. Nguyễn Văn Khang, Bùi Minh Yến, Phạm Tất Thắng, Mai Xuân Huy (2001),
Từ điển ngữ liệu đọc và viết các từ Ấn - Âu trong tiếng Việt, Nxb Viện Ngôn
ngữ học.
31. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
32. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2001), Phong cách học tiếng Việt, Nxb
Giáo dục.
33. Nguyễn Lân (1989), Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí