5. Bố cục của luận văn
2.6. So sánh sự khác biệt về sử dụng các lớp từ trong truyện ngắn của Nguyên
Hồng giai đoạn trước và sau năm 1942
Tháng 9/1939 Nguyên Hồng bị Pháp bắt giam vì hoạt động cách mạng, năm sau bị đưa đi trại tập trung ở cảng Bắc Mê (Hà Giang) sau đó bị đưa về quản thúc tại Hải Phòng và Nam Định. Giai đoạn này, Nguyên Hồng không sáng tác truyện ngắn. Đến năm 1942, sau khi được thả, ông bắt đầu viết trở lại. Nhìn lại toàn bộ quá trình sáng tác 53 truyện ngắn của ông, có thể nhận thấy năm 1942 là một bước ngoặt lớn trong các sáng tác của ông.
63
Ngoài ra, hoàn cảnh xã hội từ 1942 - 1945 có bước chuyển biến lớn về chất. Sự mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng gay gắt, giai cấp thống trị ngày càng thối nát, xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ngày càng bùng phát dữ dội hơn bao giờ hết. Có thể nói đó là một hoàn cảnh lớn tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp trong xã hội. Nguyên Hồng cũng chịu ảnh hưởng từ hoàn cảnh lớn đó. Và điều này thể hiện ngay trong các truyện ngắn của ông.
Giai đoạn trước năm 1942 (1936 - 1939), Nguyên Hồng sáng tác 27 truyện ngắn. Giai đoạn sau 1942, tổng số truyện ngắn được sáng tác là 26. Như vậy, có thể thấy số lượng truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942 là tương đối đồng đều.
Những truyện ngắn viết sau năm 1942, từ chủ đề của truyện ngắn đến tư tưởng của tác giả đều có sự thay đổi khi được soi rọi dưới ánh sáng của chân lí cách mạng. Từ những thay đổi ở trên, ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng cũng có những chuyển biến nhất định. Các lớp từ được sử dụng cũng thay đổi theo. Những phân tích dưới đây sẽ làm sáng tỏ nội dung trên.
2.6.1. Từ gốc Hán
2.6.1.1. Từ gốc Hán đơn tiết
Các từ gốc Hán đơn tiết gần như xuất hiện trong tất cả các tác phẩm. Chỉ có 2 truyện ngắn không có từ gốc Hán đơn tiết, đó là truyện ngắn Những mầm sống và truyện ngắn Những giọt sữa. Nội dung của hai tác phẩm này chủ yếu mang tính tự sự, viết về tâm tư của tác giả trước số phận con người. Hai tác phẩm này không đặt nặng yếu tố chuẩn mực trong văn phong, mà chủ yếu là những tản mạn của tác giả về những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống. Xét về số trang, truyện ngắn
Những mầm sống có 3 trang và truyện ngắn Những giọt sữa cũng chỉ có 4 trang.
Với số trang quá ít như vậy có thể cũng ảnh hưởng phần nào đến văn phong và cách dụng ngôn của tác giả trong truyện ngắn. Vì vậy mà hai tác phẩm này không xuất hiện từ gốc Hán đơn tiết.
Số lượng từ gốc Hán đơn tiết được sử dụng có sự chênh lệch giữa giai đoạn trước và sau 1942, cụ thể trong bảng khảo sát dưới đây:
64
Bảng 16: Bảng khảo sát từ gốc Hán đơn tiết trong truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942
Giai đoạn Tổng số truyện ngắn Tổng số từ
Trước 1942 27 46
Sau 1942 26 63
Tổng 53 109
Giai đoạn trước 1942 có nhiều truyện ngắn hơn nhưng tổng số từ gốc Hán đơn tiết lại ít hơn (46 từ). Trong khi đó, giai đoạn sau 1942 có ít truyện ngắn hơn, nhưng tổng số từ gốc Hán đơn tiết lại nhiều hơn.
Sau năm 1942, Nguyên Hồng đưa gia đình lên Việt Bắc, cùng một số gia đình văn nghệ sĩ khác như Ngô Tất Tố, Trần Văn Cẩn, Đỗ Nhuận, Tạ Thúc Bình, Kim Lân... lập thành một xóm gọi là ấp Cầu Đen ở Yên Thế, Bắc Giang. Sự giao lưu, tiếp xúc giữa các học giả đã làm cho vốn từ của nhà văn Nguyên Hồng được tăng lên. Hơn nữa, chủ đề của truyện ngắn cũng có những thay đổi đáng kể. Vẫn là cuộc đấu tranh của nhân dân nhưng can trường hơn, sáng suốt hơn. Vẫn là cái chết nhưng cùng cực hơn, đau khổ hơn, ghê rợn hơn nhằm phản ánh nạn đói năm 1945 và cao trào Việt Minh. Trong thời gian này, ông thể hiện là nhà văn trong dòng văn học hiện thực phê phán, nhận thức được chân lý cách mạng vô sản.
2.6.1.2. Từ gốc Hán song tiết
Chỉ có một số truyện ngắn có tần số sử dụng nhiều hơn hẳn, đó là các truyện:
Người đàn bà tàu (30), Người con gái (27), Hai dòng sữa (30), Lửa thiêu (28), Lưới sắt (35), Cháu gái người mãi võ họ Hoa (41). Trong đó, chỉ có truyện ngắn Người đàn bà tàu được viết trước năm 1942. Bốn truyện ngắn còn lại đều được viết sau
1942.
Số liệu trên cũng đã cho thấy sự chênh lệch trong sử dụng từ gốc Hán song tiết giai đoạn trước và sau năm 1942. Dưới đây là bảng thống kê số lượng từ gốc Hán song tiết trong 53 truyện ngắn của Nguyên Hồng.
65
Bảng 17: Bảng khảo sát từ gốc Hán song tiết trong truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942
Giai đoạn Tổng số truyện ngắn Tổng số từ
Trước 1942 27 216
Sau 1942 26 552
Tổng 53 768
Giai đoạn sau năm 1942, Nguyên Hồng sử dụng nhiều từ gốc Hán song tiết hơn hẳn trong các truyện ngắn của mình. Từ gốc Hán song tiết nổi bật với sự hài hòa, cân đối và mang tính hàm súc, trang trọng, rất phù hợp để tác giả vận dụng thể hiện các yếu tố chính trị, cách mạng vốn đòi hỏi tính chính xác và chuẩn mực. Từ gốc Hán song tiết có thể coi là một điển hình thể hiện sự khác biệt trong sử dụng các lớp từ giai đoạn trước và sau năm 1942. Điều này thể hiện sự thay đổi về tư tưởng của Nguyên Hồng trong việc lĩnh hội chân lí cách mạng thông qua việc lựa chọn nhiều đề tài phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân.
Như vậy, tổng số từ gốc Hán được sử dụng giai đoạn trước và sau 1942 có sự khác biệt như sau:
Bảng 18: Bảng khảo sát từ gốc Hán trong truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942
Giai đoạn Tổng số truyện ngắn Tổng số từ
Trước 1942 27 262
Sau 1942 26 615
Tổng 53 877
Giai đoạn trước năm 1942, Nguyên Hồng thường viết về chủ đề người dân nghèo với sự miêu tả thuần nhất, ít biến cố, nên từ gốc Hán được sử dụng thường mang tính cảm giác, diễn tả những trạng thái tâm lý của các nhân vật trong truyện ngắn cũng như của người kể chuyện. Ví dụ: ác, cảnh, định, hưởng, hương, lệ, lộc,
nguyện, nghĩa, phận, tiền, tâm, bổn phận, bản tính, bình tâm, cảm giác, cảm tưởng, cam tâm, cung phụng, chu đáo, diễm phúc , do dự, hòa thuận, hình hài, hồi tưởng, nhẫn tâm,…
66
Giai đoạn sau 1942, chủ đề về chính trị, cách mạng, về cuộc đấu tranh của nhân dân ta được tác giả quan tâm nhiều hơn. Đó là lí do xuất hiện nhiều các từ như: bị, cai, cấm, cử, đỉnh, Đảng, hội, khai, lệnh, lĩnh, phát, truyền, âm mưu, anh hùng, bí mật, công nhân, cán bộ, chính quyền, chiến tranh, chính phủ, chế độ, đấu tranh, đình công, giải phóng, giai cấp, khủng bố, khẩu hiệu, tổ chức, quyết liệt,…
2.6.2. Từ gốc Ấn - Âu
Từ gốc Ấn - Âu có sự khác biệt rõ ràng giai đoạn trước và sau năm 1945. Cụ thể được trình bày trong bảng khảo sát sau:
Bảng 19: Bảng khảo sát từ gốc Ấn - Âu trong truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942
Giai đoạn Tổng số truyện ngắn Tổng số từ
Trước 1942 27 12
Sau 1942 26 35
Tổng 53 47
Từ gốc Ấn - Âu cũng phản ánh sự khác biệt rõ nét trong sử dụng các lớp từ. Giai đoạn trước 1942, truyện ngắn của Nguyên Hồng thuần nhất viết về những người cùng khổ. Sang giai đoạn sau năm 1942, được ánh sáng của cách mạng soi đường, ông đã nhận thức được rõ ràng hơn về tầng lớp bóc lột. Từ đó, cuộc sống nghèo khổ của người dân còn được ông phản ánh thông qua thế đối lập với sự xa hoa, quyền quý của thực dân Pháp. Vì vậy, giai đoạn sau 1942, từ gốc Ấn - Âu được sử dụng trong truyện ngắn nhiều hơn hẳn giai đoạn trước năm 1942.
Về nội dung, từ gốc Ấn - Âu được sử dụng trước và sau năm 1942 không có sự phân biệt rõ ràng. Ở cả hai giai đoạn, tùy thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể, tác giả sẽ sử dụng từ gốc Ấn - Âu sao cho phù hợp nhất.
2.6.3. Từ lịch sử
Từ lịch sử gần như không có sự phân biệt giữa giai đoạn trước và sau năm 1942. Cụ thể trong bảng khảo sát sau:
67
Bảng 20: Bảng khảo sát từ lịch sử trong truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942
Giai đoạn Tổng số truyện ngắn Tổng số từ
Trước 1942 27 24
Sau 1942 26 21
Tổng 53 45
Giai đoạn trước năm 1942, từ lịch sử được sử dụng nhiều hơn, nhưng sự khác biệt là không lớn. Từ lịch sử trong truyện ngắn của Nguyên Hồng biểu thị những đối tượng luôn có sự gắn kết trực tiếp với người dân như: tên các chức sắc trong làng, xã, tên các loại thuế, tên một số ngành nghề trong xã hội cũ. Việc sử dụng các từ ngữ lịch sử khiến câu văn của Nguyên Hồng trở nên hiện thực hơn. Về nội dung, từ lịch sử có sự phân biệt rõ ràng hai giai đoạn trước và sau 1942. Trước năm 1942, từ lịch sử chủ yếu gọi tên một số ngành nghề gắn với người dân nghèo và người lao động nặng nhọc như: phu bắt tê, phu làng, phu đun goòng,
phu sáu kho, phu đồn, đi ở vú em, đi phu, phu lục lộ,…
Sau năm 1942, từ lịch sử lại được dùng để chỉ tên gọi các chức tước phẩm hàm thời xưa như: lý trưởng, đốc lý, nghị viên, quan huyện, địa chủ, chánh tổng,…
Sau năm 1942, Nguyên Hồng được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Vì vậy, ông hiểu rõ sự bất công trong xã hội giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Ông đã dần vạch rõ bản chất thật sự của giai cấp áp bức bóc lột thông qua ngòi bút hiện thực sắc bén của mình.
2.6.4. Tiếng lóng
Tiếng lóng là một trường hợp đặc biệt và duy nhất, chỉ xuất hiện trong các truyện ngắn viết trong giai đoạn trước 1942.
Bảng 21: khảo sát tiếng lóng trong truyện ngắn giai đoạn trước và sau năm 1942
Giai đoạn Tổng số truyện ngắn Tổng số từ
Trước 1942 27 51
Sau 1942 26 0
68
9 truyện ngắn sử dụng tiếng lóng gồm: Linh hồn, Bảy Hựu, Mối hờn, Con chó vàng, Chín Huyền, Hàng cơm đêm, Sau hai mươi năm, Con "đoàn" cuối cùng, Đây bóng tối đều thuộc giai đoạn trước 1942 (1936 - 1938) là phù hợp với sự biến
động của xã hội lịch sử.
Hai tác phẩm sử dụng nhiều tiếng lóng nhất là Bảy Hựu (26 từ) và Con đoàn
cuối cùng (14 từ) đều là những truyện ngắn viết riêng về dân lưu manh, trộm cắp và
dân đâm chém thuê. Những truyện ngắn còn lại (7 truyện ngắn) có từ 1 đến 7 tiếng lóng/ truyện ngắn đều không phải viết riêng về dân trộm cắp, đâm chém thuê. Mỗi truyện ngắn trong một số hoàn cảnh nhất định có sử dụng một vài tiếng lóng nhằm nhấn mạnh hành vi của đối tượng được đề cập đến. Chẳng hạn: "Tưởng gì, đi trõm
(rình mò) của lão ăn mày"(13 ; 152); "Một yêu (kẻ cắp lâu năm) kéo hai cánh tay
người tù mới vào quặt ra sau lưng, một yêu cởi cúc lột áo. So quéo (kẻ khù khờ, đần
độn) này ngơ ngác không hiểu ra sao, nhưng chợt nom qua một hàng chừng vài
chục thùng nước cống xếp trước mặt thì biết ngay"(13 ; 86); "Sao đũn (đen)
thế?"(13 ; 181); "Tôi cũng nhớ anh em trong hỏa loẹt (đề lao) lắm rồi!" [13 ;
258],…
Xét phạm vi hoạt động, tiếng lóng chỉ xuất hiện trong những truyện ngắn viết về dân trộm cắp, đâm chém thuê và một số hoàn cảnh có liên quan đến những yếu tố thuộc phạm vi trên. Ông có thể sử dụng thuần thục tiếng lóng (vốn là bí mật trong một số nhóm người) như một nét riêng biệt thể hiện cá tính nhằm nhấn mạnh nội dung cần đạt tới trong những hoàn cảnh xác định. Ngoài ra, tiếng lóng chỉ xuất hiện trong truyện ngắn được viết từ năm 1936 đến 1938, tức được viết tập trung trong một giai đoạn ngắn nhất định nhằm phản ánh sự hỗn loạn của nhiều giai cấp, của nhiều lớp người trong xã hội.
Có thể nói đối với giới lưu manh trộm cắp, Nguyên Hồng thể hiện thái độ quan tâm và cảm thông thể hiện vốn sống thực tế phong phú và sự hiểu biết sâu sắc của ông về lớp người này. Từ đó, giá trị hiện thực trong truyện ngắn của Nguyên Hồng càng trở nên sâu sắc hơn.
Giai đoạn sau năm 1942, Nguyên Hồng không sử dụng tiếng lóng bởi chủ đề trong truyện ngắn của ông đã thay đổi. Từ tầng lớp dân nghèo mạt hạng với đủ các lớp người trong một xã hội ngày càng rối ren và mục nát, Nguyên Hồng đã chuyển hướng ngòi bút của mình sang các chủ đề có tính chiến đấu hơn, phản ánh hiện thực xã hội đầy đủ và bao quát hơn.
69
Sự khác nhau trong sử dụng các lớp từ giai đoạn trước và sau năm 1942 có thể được tổng hợp trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện sự khác nhau trong sử dụng các lớp từ giai đoạn trước và sau năm 1942
Tiểu kết
Chương 2 tập trung khảo sát các lớp từ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng. Phương pháp xử lí tư liệu được thực hiện theo các bước lần lượt theo thứ tự như sau: thống kê kết quả khảo sát, phân loại, miêu tả và phân tích kết quả khảo sát. Theo đó, các lớp từ được sử dụng để làm nổi bật phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng được trình bày một cách khoa học và cụ thể trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện sự khác biệt về số lượng giữa từ gốc Hán, từ gốc Ấn - Âu, từ lịch sử và tiếng lóng trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng
70
Lớp từ gốc Hán có số lượng nhiều nhất với tổng số từ là 877. Điều này là phù hợp với thực tế quá trình tiếp nhận từ gốc Hán ở Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử lâu dài. Từ gốc Hán đơn tiết có 109 từ với 8 từ được sử dụng lặp lại nhiều nhất. Từ gốc Hán song tiết có 768 từ. Trong đó có 12 từ được sử dụng lặp lại nhiều nhất phản ánh những suy tư, trăn trở của tác giả về cuộc sống mưu sinh của con người. Từ gốc Hán xuất hiện nhiều hơn khi Nguyên Hồng giác ngộ được chân lí cách mạng.
Lớp từ gốc Ấn - Âu có 47 từ, được đối chiếu và nhận diện chủ yếu là các từ gốc Pháp. Phong cách Nguyên Hồng được nhận diện rõ qua việc dùng các từ gốc Pháp để tạo nên sự mới mẻ, độc đáo cho câu văn.
Từ lịch sử có 45 từ, là một đặc trưng nổi bật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng nhằm nhấn mạnh tính chất tương phản giữa sự độc ác của tầng lớp quan lại và sự vất vả, lam lũ của người dân nghèo trong xã hội thực dân phong kiến.
Tiếng lóng có 51 từ, được sử dụng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng giai đoạn trước 1945 (1936-1938). Đây là giai đoạn mà sự phân chia giai cấp mạnh mẽ đã tạo điều kiện phát sinh nhiều tầng lớp hỗn loạn trong xã hội. Nguyên Hồng không những đã phản ánh đầy đủ nội dung trên trong truyện ngắn của mình mà còn am hiểu và sử dụng tiếng lóng như một biện pháp tu từ nghệ thuật cho thấy sự xuống cấp của xã hội trong một số hoàn cảnh nhất định.
Các lớp từ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng phân biệt giai đoạn trước và sau năm 1942. Các từ gốc Hán, từ gốc Ấn - Âu và từ lịch sử có số lượng nhiều hơn sau năm 1942. Tiếng lóng chỉ xuất hiện vào giai đoạn trước năm 1942. Sự xuất hiện nhiều hơn của các lớp từ sau 1942 phản ánh sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của Nguyên Hồng. Vì vậy, các đề tài trong truyện ngắn cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn.
Thông qua việc khảo sát nghiên cứu các lớp từ, ta có thể nhận thấy sự am hiểu của Nguyên Hồng về nhiều lĩnh vực, nhiều lớp người. Ông cũng đặc biệt quan