5. Bố cục của luận văn
3.4. Hình tượng nhân vật qua chất liệu thành ngữ
cũng thấm đẫm một tinh thần nhân đạo cao cả, bên cạnh một tinh thần phê phán sâu sắc, quyết liệt xã hội thực dân phong kiến đương thời.
3.4. Hình tượng nhân vật qua chất liệu thành ngữ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng Nguyên Hồng
Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thành ngữ, hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng được làm sáng tỏ. Ngoài ra, chất liệu thành ngữ với
88
những sáng tạo mới mẻ đã làm cho vốn từ tiếng Việt của Nguyên Hồng thêm phong phú và sâu sắc. Có thể nói, đây là một sáng tạo độc đáo trong truyện ngắn của Nguyên Hồng.
Có 122 thành ngữ được sử dụng trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng. Tính cả số lần được sử dụng lặp lại thì số lượng thành ngữ lên đến 175. Có thể nói tỉ lệ sử dụng như vậy là khá nhiều. Trong đó số lượng thành ngữ gồm 3 âm tiết là 30 thành ngữ. Số lượng thành ngữ gồm 4 âm tiết là 145 thành ngữ. Thành ngữ gồm 3 âm tiết hầu như không lặp lại. Ví dụ:
(40). Nàng hết sức kháng cự nhưng hai bàn tay Năm cứng như sắt. [13 ; 91]
(41). Đứa bé, đứa lớn quấy khóc như rươi thế này thì còn đi cất hàng cất họ gì được. [13 ; 232]
(42). Bên ngoài đen như mực. [13 ; 613]
(43). Nhanh như cắt, anh lộn vào trong khoang,… [13 ; 169]
Thành ngữ gồm 3 âm tiết phần lớn sử dụng từ chuyên dụng như để thể hiện sự so sánh giữa đối tượng so sánh là một tính từ hoặc một động từ không cụ thể (cứng, khóc, đen, nhanh) với đối tượng được so sánh là một danh từ cụ thể (sắt,
rươi, mực, cắt) nhằm làm nổi bật đối tượng được so sánh vốn là yếu tố chính trong
thành ngữ so sánh trong truyện ngắn của Nguyên Hồng.
Số lượng thành ngữ 3 âm tiết và thành ngữ 4 âm tiết được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 9: Biểu đồ so sánh số lượng thành ngữ 3 âm tiết và thành ngữ 4 âm tiết
89
Số lượng thành ngữ 4 âm tiết chiếm số lượng lớn hơn hẳn so với thành ngữ 3 âm tiết. Và vì vậy, chúng có những nét đặc trưng riêng cụ thể trong phân tích dưới đây.