Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 58)

5. Bố cục của luận văn

2.5. Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng

2.5.1. Kết quả khảo sát

Tiếng lóng là một nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyên Hồng. Bản chất của tiếng lóng là muốn bí mật, muốn che giấu với mục đích nào đó, trong phạm vi của mình. Vì vậy, không phải ai cũng có thể hiểu được tiếng lóng. Để dễ dàng hơn cho người nghiên cứu, chúng tôi chú thích phần giải thích nghĩa trong ngoặc đơn thứ nhất và tần số sử dụng trong ngoặc đơn thứ hai. Tiếng lóng không có chú thích tần số sử dụng có nghĩa không được sử dụng lặp lại.

59

Thống kê tiếng lóng trong 53 truyện ngắn của Nguyên Hồng, chúng tôi thu được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng 13: Kết quả khảo sát tiếng lóng

Bảng chữ cái

Tiếng lóng

B bỉ vỏ (người đàn bà ăn cắp) (3), bỉ yêu (kẻ cắp), béng (mất ngay), bướu (tiền), bồng (đem), bét phích (8 lần tù), bò (kẻ ngốc và nhiều tiền), bùng (án biệt xứ)

C cáy (sợ) (2), cạo (gái làm tiền), cản (đứng chắn, làm cho vướng mắt), cá (ví), cà lốc dì chê (mía hấp), cộng (cầm), cớm (chỉ mật thám và đội xếp)

Ch chạy vỏ (ăn cắp) (2), chuỗn (chuồn) D diễn hàng bo (uống từng bát)

Đ đoàn (dao) (2), đũn (đen) H hiếc (ăn cắp), hỏa loẹt (đề lao) K Ken (thuốc), ken nếp (thuốc phiện) L lô cốt (xà lim)

M Mõi (móc), mẻ khai (móc túi), mổ (ăn uống), miềng (nhân tình)

Nh nhà đùm (nhà chứa gái làm tiền), nhẩu (nhanh) P (ph) phỉnh (đĩ), phóng (tha)

R rệp (kẻ hèn hạ, nhát gan), rụng (chết)

S so quéo (kẻ khù khờ, đần độn) (2), so trô (thằng nghiện) (2), sứa (sắc)(2), so chạy, sộp (nhiều tiền), sưa (say), so keng thoòng (kẻ ăn cắp)

T tiểu yêu (kẻ cắp gần được chức yêu)(2), te (đẹp, mới, tốt), tõm (bị bắt

Tr trõm (móc túi), trô (hút xách)

V vạng (đánh), vỏ gộc (đứa ăn cắp lớn tuổi), vỏ lõi (kẻ cắp nhỏ tuổi)

60

2.5.2. Phân loại

2.5.2.1. Tiêu chí số lượng

Từ kết quả khảo sát ở trên, tiếng lóng có tần số sử dụng nhiều nhất được thống kê trong bảng sau:

Bảng 14: Tiếng lóng có tần số sử dụng nhiều nhất STT Tiếng lóng Tần số 1 Bỉ vỏ (người đàn bà ăn cắp) 3 2 Cáy (sợ) 2 3 chạy vỏ (ăn cắp) 2 4 Đoàn (dao) 2 5 so quéo (kẻ khù khờ, đần độn) 2 6 so trô (thằng nghiện) 2 7 sứa (sắc) 2

8 Yêu (kẻ cắp lâu năm) 2

9 tiểu yêu (kẻ cắp gần được chức yêu) 2

Tổng 19

2.5.2.2. Tiêu chí nội dung

Tiếng lóng thể hiện phong cách dùng từ đặc sắc, chúng thuộc một số nội dung cơ bản sau:

Bảng 15: Phân loại tiếng lóng theo tiêu chí nội dung

STT Nội dung phân loại Số lượng

1 Nhóm từ có liên quan đến dân trộm cắp 27

2 Nhóm từ chỉ dân lưu manh, nghiện ngập 9

3 Nhóm từ chỉ gái làm tiền 4

4 Nhóm từ chỉ nhà lao, nhà tù 3

5 Nhóm từ chỉ cảnh sát, mật thám 3

6 Nhóm từ chỉ các nội dung khác (mang nghĩa trung tính) 5

61

2.5.3. Miêu tả kết quả khảo sát

Khảo sát 53 truyện ngắn của Nguyên Hồng, kết quả tiếng lóng thu được như sau:

- Không tính trường hợp sử dụng lặp lại: có 51 tiếng lóng - Tính cả trường hợp sử dụng lặp lại: Có 61 tiếng lóng

Việc phân loại dựa vào 2 tiêu chí: số lượng và nội dung. Cụ thể như sau: Theo tiêu chí số lượng: Theo thống kê, có 9 từ tiếng lóng được sử dụng lặp lại. Tổng số lần sử dụng lặp lại của 9 từ là 19. Tần số sử dụng giữa các từ không có sự chênh lệch nhiều. Mỗi từ, trung bình lặp lại từ 2 đến 3 lần.

Theo tiêu chí nội dung: Với 6 nội dung phản ánh, tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có phạm vi phản ánh khá hẹp. Trong đó, nhóm từ có liên quan đến dân trộm cắp và hành động ăn cắp có số lượng lớn nhất với 27 từ. Nhóm từ chỉ dân lưu manh, nghiện ngập xếp thứ 2 với 9 từ. Các nội dung còn lại trung bình có từ 3 đến 4 từ tiếng lóng.

Tiêu chí nội dung phản ánh của tiếng lóng được thể hiện cụ thể trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện nội dung phản ánh của tiếng lóng

2.5.4. Phân tích kết quả khảo sát

Về bản chất, tiếng lóng là muốn giữ bí mật, che giấu với mục đích nào đó trong phạm vi của mình nên tiếng lóng chỉ tồn tại trong một số tầng lớp trong xã hội. Trong truyện ngắn của Nguyên Hồng, tiếng lóng chỉ tồn tại trong giai đoạn

62

trước 1945. Những tiếng lóng được sử dụng lặp lại trong bảng khảo sát trên như bỉ

vỏ (người đàn bà ăn cắp), tiểu yêu (kẻ cắp gần được chức yêu), chạy vỏ (ăn cắp), đoàn (dao), so quéo (kẻ khù khờ), so trô (thằng nghiện), sứa (sắc), yêu (kẻ cắp lâu năm), cáy (sợ) phần lớn đều được sử dụng trong những truyện ngắn có cùng chủ đề

về dân giang hồ, trộm cắp. Những tiếng lóng còn lại cũng không nằm ngoài chủ đề trên. Ví dụ: bỉ yêu (kẻ cắp), béng (mất ngay), bướu (tiền), bò (kẻ ngốc và nhiều tiền), cá (ví), cớm (chỉ mật thám và đội xếp), chuỗn (chuồn), đũn (đen), hỏa loẹt (đề lao), ken nếp (thuốc phiện), ken (thuốc), lô cốt (xà lim), mõi (móc), mẻ khai (móc túi) phóng (tha), vạng (đánh), vỏ gộc (đứa ăn cắp lớn tuổi), vỏ lõi (kẻ cắp nhỏ tuổi), te (đẹp, mới, tốt), tõm (bị bắt), trõm(móc túi), sộp (nhiều tiền),...

Thay vì coi tiếng lóng như một hiện tượng không lành mạnh, tối tăm, cần gạt ra khỏi ngôn ngữ văn học, thì Nguyên Hồng lại sử dụng tiếng lóng trong truyện ngắn của mình như một phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật đích thực.

Có thể nói đối với giới lưu manh trộm cắp, Nguyên Hồng thể hiện thái độ quan tâm và cảm thông thể hiện vốn sống thực tế phong phú và sự hiểu biết sâu sắc của ông về lớp người này. Từ đó, giá trị hiện thực trong truyện ngắn của Nguyên Hồng càng trở nên sâu sắc hơn.

Xét nội dung phản ánh, tiếng lóng chỉ xuất hiện khi cần làm nổi bật hình tượng nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp chuyên hành nghề trộm cắp, đâm chém thuê và một số hoàn cảnh có liên quan đến những yếu tố thuộc phạm vi trên. Điều này cho thấy sự am hiểu của Nguyên Hồng về nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông có thể sử dụng thuần thục tiếng lóng (vốn là bí mật trong một số nhóm người) như một nét riêng biệt thể hiện cá tính ngôn ngữ nghệ thuật của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)