Những trẻ em con nhà nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 85)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.Những trẻ em con nhà nghèo

Hình ảnh cảm động của những trẻ em con nhà nghèo được Nguyên Hồng khắc họa cảm động qua từng trang viết. Đó là những sinh mệnh đáng thương, những số phận tội nghiệp mà ông dành tình thương như chính ông đã trải qua thời thơ ấu của đời mình.

Các nhân vật trẻ em của Nguyên Hồng, hầu hết đều là những đứa trẻ con các gia đình lao động nghèo khổ luôn bị đói rách và phải làm đủ mọi nghề để tồn tại. Chúng không có quyền và không tự bảo vệ được mình trong xã hội đầy cạm bẫy, bất công và luôn bị lạm dụng sức lao động một cách tàn nhẫn, vô cùng thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Hình ảnh những đứa con khát sữa, chết vì không có sữa, lời kêu gọi thống thiết của Nguyên Hồng hãy trả lại sữa cho những đứa trẻ tội nghiệp là lời tố cáo đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã cướp đi quyền được sống, được chăm sóc của trẻ em. Sự xuất hiện của chiến tranh tàn phá trong câu cũng góp phần miêu tả hoàn cảnh đen tối của xã hội:

(34). Đứa bé nọ đã chết rồi! Phải đem sữa lại cho những người mẹ nhiều con

dại ở các nước bị chiến tranh tàn phá... phải trả lại sữa cho những cái miệng nhỏ bé há rộng, lưỡi gần cứng đó, dưới những bầu vú lép. [13 ; 342]

Trong sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám, ta cũng thường gặp những hình ảnh em bé bị xã hội và gia đình tước đi những niềm vui, niềm hạnh phúc của mình và đặc biệt là phải sống thiếu tình mẫu tử. Những hình tượng nhân vật trẻ em này ít nhiều đều mang bóng dáng của tác giả thời thơ ấu. Đó là những nhân vật như Thạo bé trong Giọt máu, Dũng trong Mợ Du...

86

(35). Nhìn sự chia lìa đau xót của hai mẹ con Dũng, tôi có cảm tưởng chính tôi là Dũng, và tôi đã có ý muốn ôm ghì lấy mợ Dũng, ôm ghì mãi mãi, ôm ghì lấy rồi dù bị chết cũng cam tâm. [13 ; 377]

Những trẻ em nghèo đói thiếu ăn thiếu mặc, thiếu sự chăm sóc của người thân, cơ thể gầy còm ốm yếu bệnh tật rồi chết đi. Hiện thực cuộc sống mà Nguyên Hồng phản ánh cho thấy sự quan tâm của ông về những con người nhỏ bé trong xã hội. Từ đó lòng nhân đạo cao cả của ông lại bao trùm lên bằng tình yêu thương sâu sắc.

(36). Sang cái tháng tư này, cảnh chuồng nuôi những đứa bé lại càng gớm quá! đứa thì dái sưng đỏ mọng lên, nằm còng queo; đứa thì ngồi rũ ra, mắt díp lại; đứa thì khóc leo nheo không ra hơi bên cạnh đứa đã cứng đờ, cứt đái dề dề ở đít... những đứa này leo cả lên đứa chết, dính bết cứt đái vào người, đưa cả tay vào mặt, vào miệng đứa chết mà quệt mà hít. Lại có cảnh đứa đói sữa quá, bị nắng quá, trông thấy ai đi chợ cũng tưởng là mẹ, lêu nghêu cố lách ra ngoài, khiến người ta lại phải lôi vào. [13 ; 610]

(37). Nhưng những ý nghĩ liên miên ấy vẫn kéo dài trong tâm trí Thân. Đồng thời bao nhiêu hình ảnh tối tăm khác từ từ hiện trước mắt anh. Những ống khói thở mù trời, những dòng than chảy dài dằng dặc, những con người xơ xác lúc nhúc trong than bụi, những chỗ nằm nhớp nhúa hôi hám, những bầy trẻ trần chuồng đen thui, những bữa ăn bốc trên mặt đất. Mỗi ý nghĩ ấy, mỗi một hình ảnh ấy, thấm thía quá, não nuột quá. [13 ; 593]

Sự lặp lại của các từ gốc Hán cảnh hình ảnh trong đoạn văn cho thấy

Nguyên Hồng đã viết về những sinh mệnh đáng thương này bằng chính những trải nghiệm đau đớn trong thời thơ ấu của mình nên có sức lay động lòng người sâu sắc. Những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của người thân sớm phải lăn lộn nơi đầu đường xó chợ... đánh đáo kiếm ăn, chung đụng với đủ hạng trẻ lang thang.

(38). - Điều cáu hơn: Có mày ấy! Tưởng gì, đi trõm ăn lão ăn mày.

- Ê, ê, có thế mà đã cáu rồi! Thế mày tưởng kiếm chác gì được với ông lão ấy nào?! [13 ; 153]

Sự kết hợp giữa từ gốc Hán và tiếng lóng đã làm nổi bật hình ảnh của những đứa trẻ thiếu sự dạy dỗ, chăm sóc, thiếu sự quan tâm của người lớn, sớm bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Nhưng dù bị đày đọa, vùi dập đến đâu thì chúng vẫn là những đứa trẻ nhân hậu, giàu lòng tương thân tương ái, như Điền trong Con chó

87

vàng, Nhân trong Hai nhà nghề, An trong Mợ Du... Chúng biết đùm bọc và chia sẻ

đau buồn với những người cùng cảnh ngộ, biết xót xa, thông cảm với nỗi đau khổ của đồng loại.... chứng tỏ bản chất lương thiện trong tâm hồn em không hề mất đi dù cuộc sống xô đẩy em vào tình trạng bị lưu manh hoá. Trong sâu thẳm tâm hồn các em, ánh sáng của lương thiện, của tình thương đối với người cùng cảnh ngộ vẫn bừng sáng, khiến người đọc cảm động và vẫn tin vào bản chất tốt đẹp của con người.

Nhân vật em Nhân trong Hai nhà nghề đã quên cả hoàn cảnh đói khát của riêng mình mà thương cảm cho cậu bé múa dao người Tàu đang trổ tài múa dao nguy hiểm cho người xem để mong xin được chút tiền sống qua ngày mà không được. Tình thương xót đến người cùng cảnh ngộ của Nhân thật đáng quí, đó là tình cảm Thương người như thể thương thân - vốn là nét đẹp truyền thống đạo lí của

người Việt Nam - kể cả với những người nghèo đói nhất. Tình thương vượt qua mọi khoảng cách về biên giới, về dân tộc ấy của nhân vật thật đáng trân trọng biết bao.

(39). Không thể nói nhanh tới chừng nào những cảm giác chua cay và đau đớn ran lên khắp người Nhân, Nhân không thể cầm lòng mình nhìn thằng bé dạn dầy ở đất khách quê người và lang thang bơ vơ kia quì lâu thêm một phút nữa để chìa giỏ xin tiền những người xem kia chỉ có thể xem không và ngượng nghịu rút lui. [13 ; 213]

Bản chất tốt đẹp, sự hướng thiện của trẻ em luôn được nhà văn khẳng định trong sáng tác của mình là bài học sâu sắc cho người lớn. Bởi trong cái xã hội chỉ có đồng tiền ngự trị ấy thì có những người lớn đôi khi cũng lạnh lùng ích kỉ, không có những hành động bênh vực trẻ em, để chúng phải tự bảo vệ mình, tự bênh vực nhau, thương yêu, giúp đỡ đùm bọc nhau trước những khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn (Trang 85)