Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 85)

- Khái niệm chế định kết hôn

8 LGBT là chữ viết tắt của cụm từ Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender (nghĩa là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) Người đồng tính (nam/nữ) là người cảm thấy bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc

2.2.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

2.2.1.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cơ sở và Cơ quan

đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cơ sở

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người kết hôn có thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc

giữa công dân Việt Nam với công dân Việt Nam mà một bên đang học tập, công tác

ở nước ngoàị Việc pháp luật quy định thẩm quyền kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của người kết hôn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, tạo điều kiện thuận tiện để người kết hôn thực hiện việc đăng ký kết hôn, trên cơ sởđó quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, do nhu cầu tìm kiếm việc làm, nhiều người đi làm ăn xa và di chuyển đến nơi ở mới cư trú ổn định, lâu dài nhưng không chuyển hộ khẩụ Vì thế, có trường hợp nơi cư trú và nơi đăng hộ

khẩu thường trú là hai nơi khác nhaụ Do vậy, đối với trường hợp này, họ có thể lựa chọn việc đăng ký kết hôn ngay tại Ủy ban nhân dân cơ sở nơi mà họ cư trú. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của công tác hộ tịch nên hiện nay việc tổ chức đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của người kết hôn trong trường hợp người kết hôn không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người kết hôn phải vềđúng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mới thực hiện được. Do đó, tính khả thi của quy định điều cấm chưa caọ Điều này cho thấy việc thực thi pháp luật về thẩm quyền đăng ký kết hôn phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi triệt để pháp luật về hộ tịch.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người kết hôn còn có thẩm quyền

đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giớị Xuất phát từ thực tế, mối quan hệ gần gũi của công dân nước ta với công dân nước láng giềng và điều kiện đi lại của cư dân biên giới còn có những khó khăn. Do vậy, quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn thể hiện sự linh hoạt nhất định đối với công tác quản lý hộ tịch ở khu vực biên giới với phương châm không đẩy cái khó về phía dân. Quy định này tạo điều kiện thuận tiện cho người kết hôn đồng thời cũng giúp Nhà nước quản lý được việc xác lập quan hệ

hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về việc đăng ký kết hôn đối với trường hợp người Việt Nam kết hôn với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới cũng còn nhiều bất cập dẫn đến không phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước về hộ tịch ở khu vực biên giớị Bất cập trên thể hiện ở những khía cạnh sau:

Một là, Ủy ban nhân dân cơ sởở khu vực biên giới chưa xác định việc đăng ký kết hôn đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Từđó dẫn đến trường hợp, Ủy ban nhân dân các xã biên giới không tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn mà hướng dẫn người kết hôn nộp hồ sơ tới Sở tư pháp. Đây là một tồn tại khá điển hình đối với các xã ở khu vực biên giới, đặc biệt là các xã biên giới của các tỉnh Tây nguyên giáp với Campuchia;

Hai là, do trình độ chuyên môn của cán bộ tư pháp xã chưa tốt cho nên họ

thường né tránh việc đăng ký kết hôn đối với trường hợp này vì tính phức tạp của quan hệ đó. Đây là trường hợp cán bộ cơ sở thường từ chối quanh co không giải thích rõ ràng cho người kết hôn;

Ba là, cơ quan có thẩm quyền lúng túng trong việc giải quyết đăng ký viêc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giớị Vấn đề này không chỉ liên quan

đến chuyên môn mà còn là vấn đề phối hợp công tác của cơ quan tư pháp cấp trên với cấp cơ sở. Cơ quan tư pháp cấp trên không có giải thích cụ thể về quy trình

đăng ký đối với trường hợp này nên Ban tư pháp xã không biết cách thức tiến hành xử lý. Do đó, dẫn đến tình trạng, sợ trách nhiệm mà cơ quan có thẩm quyền cấp xã không thực hiện việc đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở

khu vực biên giớị Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, người kết hôn phải nộp hai bộ Hồ sơ, Ủy ban nhân dân cơ sở gửi một bộ đến Sở tư pháp. Sở tư pháp xem xét cho ý kiến, sau đó trả lời cho Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận Hồ sơ đểỦy ban tiến hành thực hiện việc đăng ký kết hôn. Quy trình này cho thấy nếu không có sự

hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Sở Tư pháp thì Ủy ban nhân dân cơ sở cũng khó

đảm nhiệm được việc đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở

khu vực biên giớị

Những bất cập trên dẫn đến hiện tượng một loạt trường hợp cư dân Việt Nam

ở khu vực biên giới chung sống như vợ chồng với công dân nước láng giềng mà không đăng ký kết hôn. Chỉ tính riêng tỉnh Sơn La, năm 2010 đã thực hiện đăng ký kết hôn cho 242 trường hợp chung sống như vợ chồng và giải quyết hàng nghìn trường hợp về công tác quốc tịch phát sinh do tồn tại của việc chung sống như vợ

chồng không đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ở khu vực biên giớị Đây là một vấn đề khá phức tạp mà Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phải xin ý kiến Bộ Tư pháp chỉđạo trực tiếp để giải quyết. Ngoài Sơn La, Việt Nam

còn nhiều tỉnh biên giới, nếu tình trạng này không được gải quyết một cách triệt để, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì thế, để thực thi pháp luật một cách hiệu quả về thẩm quyền

đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới cần phải có các giải pháp đồng bộđể khắc phục được những bất cấp trên.

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam

ở nước ngoài

Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoàị Ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam còn có thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện ở nước ngoàị Cụ thể là, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dânViệt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó.

2.2.1.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam. Cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa người đó với người nước ngoàị Trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài mà hai người kết hôn đều là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên thực hiện việc đăng ký kết hôn. Như vậy, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài chủ yếu là thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được thực hiện việc

đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vự biên giớị Quy

định này thể hiện rõ tầm quan trọng của việc giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoàị Do tính chất đặc biệt của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cho nên

đòi hỏi phải có sự phân cấp về thẩm quyền đăng ký kết hôn như hiện nay và giao trọng trách chính cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có những điều kiện cần thiết để giải quyết việc đăng ký kết hôn này, ví dụ như đội ngũ cán bộđược đào tạo bài bản, có chuyên môn vững vàng, cơ sở vật chất tốt hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đã từng bước thực hiện tốt việc cải

cách hành chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tư pháp xã cũng không ngừng được nâng caọ Vì thế, cũng có ý kiến cho rằng nên chăng chúng ta cần quy

định thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho Ủy ban nhân dân cấp cơ sở. Theo quan điểm của chúng tôi, đối với các quan hệ HN&GĐ

có yếu tố nước ngoài nói chung và kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng không nên trao thẩm quyền đăng ký cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường bởi những lý do sau:

Thứ nhất: Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài nói chung, kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng có tính chất đặc thù vì liên quan đến “yếu tố nước ngoài”. Bởi vậy, cách thức giải quyết cũng như những vấn đề pháp lý phát sinh xung quanh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thường phức tạp đòi hỏi phải có cơ quan đủ năng lực chuyên môn mới giải quyết được. Thời điểm hiện nay, cơ quan thích hợp đảm nhiệm trọng trách này phải là Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

Thứ hai: Trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tư pháp xã chưa đảm nhiệm được việc giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoàị Cán bộ tư pháp xã trình độ năng lực còn hạn chế, phổ biến mới được đào tạo ở trình độ trung cấp luật, thậm chí nhiều nơi do tình trạng thiếu cán bộ vẫn còn sử dụng cán bộ tư pháp xã chờ hoàn thiện bằng, Vì thế trao quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài vào thời điểm hiện nay chưa có tính khả thi;

Thứ ba: Cơ sở vật chất ởỦy ban nhân dân cấp xã phục vụ hoạt động đăng ký kết hôn vẫn chưa được trang bịđầy đủ và đồng bộ. Thực hiện nỗ lực công cuộc cải cách hành chính nhưng chính phủđiện tử chưa được triển khai rộng khắp ở cấp xã, phường. Trang thiết bị phục vụ cho công tác đăng ký hộ tịch còn thiếu và thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, Ủy ban nhân dân xã phường chưa đủ sức để tiếp nhận trọng trách thực hiện tất cả các việc hộ tịch trong đó có đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoàị

Vì vậy, cần phải nghiên cứ kỹ hơn khi đưa ra cải cách về thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với các việc kết hôn có yếu tố nước ngoàị

Như vậy, việc xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn phụ thuộc vào chủ thể

hôn sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết tốt việc đăng ký kết hôn đồng thời giúp người kết hôn thuận tiện trong việc đăng ký kết hôn. Vì thế, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn cần phải giải quyết được những bất cập, vướng mắc nêu trên, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 85)