NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG C ỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 177)

- Khái niệm chế định kết hôn

2. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG C ỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Từ việc nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài nhưđã phân tích ở

trên chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề kết hôn là một trong những nội dung quan trọng được các nhà khoa học quan tâm xem xét ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Mặc dù các công trình khoa học trên không trùng với đề tài luận án nhưng có chứa đựng một vài khía cạnh nhất định có liên quan đến nội dung của đề tàị

+ Về khái niệm kết hôn

Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000”, tác giả Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường cho rằng: “Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Với ý nghĩa đó, kết hôn có thể được hiểu như một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện trong cuốn Bình luận khoa học Luật HN&GĐ cho rằng: “Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải một giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo…” (tr 37). Quan

điểm cho rằng kết hôn là một giao dịch về thực chất có nhiều điểm tương đồng với việc coi hôn nhân như một hành vi pháp lý phát sinh do sự thỏa hiệp của hai hay nhiều ý chí cá nhân. Quan điểm này xuất phát từ cơ sở coi hôn nhân như một hợp

đồng dân sự. Đây cũng là quan điểm được thể hiện trong hầu hết các Bộ dân luật thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam.

Pháp luật HN&GĐ ở Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay

đều được xây dựng theo quan điểm khác với pháp luật thời kỳ Pháp thuộc, hôn nhân không được nhìn nhận như một hợp đồng dân sự. Vì thế, nhìn nhận về khái niệm kết hôn đã tồn tại những quan điểm trái chiềụ

+ Về khái niệm chếđịnh kết hôn: Tác giả Khuất Thu Hạnh trong luận án thạc sỹ với

đề tài “Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình” có định nghĩa chế định kết hôn và phân tích khái niệm nàỵ Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án thạc sỹ, tác giả chưa xây dựng khái niệm khoa học chếđịnh kết hôn. Những nội dung cụ thể của chế định kết hôn chưa được tác giả phân tích sâu và toàn diện. Những lý giải dưới góc độ lý luận xung quanh các nội dung của chế định kết hôn chưa được tác giảđề cập tớị Vì vậy, đặt trong tính tổng thể, nhiều nội dung của chế định kết hôn chưa được xem xét và giải quyết một cách thấu đáọ

+ Về tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam tương đối ổn định. Từ đạo luật đầu tiên (Luật HN&GĐ năm 1959) cho đến Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về tuổi kết hôn tối thiểu vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn đã gây nhiều tranh cãị Nhiều quan điểm cho rằng đã đến lúc cần phải hạ thấp độ tuổi kết hôn. Trong bài viết “Bàn về năng lực hành vi dân sự của cá nhân: từ tuổi đã thành niên đến tuổi kết hôn của nam giới”, Tiến sỹ Nguyễn Hoài Phương cho rằng: “Với sự phát triển của xã hội trẻ em ngày nay đã vượt trội hơn trẻ em ngày xưa rất nhiều về thể chất và tâm sinh lý. Chiếc áo tuổi thành niên vì vậy không còn phù hợp để khoác lên mình trẻ nữạ Chính vì không được cho những quyền tương thích với sự phát triển tự nhiên nên đã dẫn đến nhiều bức xúc, xé rào quy định tuổi, dẫn đến những sự việc đau lòng”. Từ

lập luận này tác giả cho rằng cần phải hạ thấp độ tuổi kết hôn của nam giớị Theo tác giả, hạ thấp độ tuổi kết hôn của nam giới xuống 18 tuổi còn là sự thể hiện của việc bảo đảm bình đẳng giớị Chia sẻ cùng tác giả xung quanh vấn đề “tuổi kết hôn” trên diễn đàn của trang “thông tin pháp luật dân sự” còn khá nhiều quan điểm trái chiềụ Tuy nhiên, hầu hết các tác giảđều cho rằng, việc quyết định hạ thấp tuổi kết hôn cần phải được xem xét một cách thận trọng. Tiến sỹ Trần Thị Quý cho rằng để đi đến một kết luận nên tăng hay giảm cần có những số liệu cụ thể về sự phát triển của trẻở từng giai đoạn của xã hội bởi vì: “Một quy định của pháp luật nếu phù hợp với sự phát triển tự nhiên sẽ dễ làm người ta chấp nhận hơn là một quy đinh khiên cưỡng, buộc người ta phải ép mình, phải đẽo chân cho vừa giày”. Vì vậy, cần phải

có những nghiên cứu sâu hơn về cơ sở của việc quy định độ tuổi, từđó đề ra những giải pháp xác đáng cho quy định về tuổi kết hôn.

+ Điều kiện về sự tự nguyện

Tự nguyện kết hôn là việc nam nữ hoàn toàn được tự mình quyết định trong việc xác lập quan hệ hôn nhân mà không bị cưỡng ép, ép buộc. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy vẫn tồn tại những cách hiểu chưa thống nhất về sự tự

nguyện. Từđó dẫn đến việc nhìn nhận những dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện cũng còn những quan điểm khác nhaụ Bày tỏ quan điểm khoa học của mình trong bài viết “Bàn về hủy việc kết hôn trái pháp luật” - bài viết đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 4 năm 2007, tác giả Thái Công Khanh cho rằng trường hợp “kết hôn giả tạo” và “kết hôn do bị lừa dối” không thuộc diện “kết hôn trái pháp luật”. Từ vấn đề này cho thấy cần phải có những hướng dẫn cụ thể để có cách hiểu thống nhất về điều kiện sự tự nguyện cũng như các dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện kết hôn đểđảm bảo thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật. Đây là một nội dung cần phải được nghiên cứu làm sảng tỏ.

+ Về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính

Những năm gần đây, vấn đề cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm. Ở Việt Nam, đã xuất hiện những

đám cưới giữa những người cùng giới tính. Trên thế giới, đã có một số quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân đồng giớị Vì vậy, đã đến lúc dư luận xã hội quan tâm đến việc bảo vệ quyền kết hôn của nhóm LGBT. Thể hiện quan điểm khoa học của mình xung quanh vấn đề này, Tác giả Ngô Thị Hường trong bài viết “Mấy vấn

đề về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” cho rằng cần phải cân nhắc và xem xét thận trọng yếu tố sinh học của giới tính và vai trò của nó đối với đời sống HN&GĐ. Tập thể tác giả Charles L.Jones; Lorne Tepperman và Susannah J.willson trong cuốn “The futures of the family” – “Tương lai của gia đình” cũng dự

báo rằng, thế giới sẽ phải đối mặt với một kiểu “hôn nhân” mới đó là “hôn nhân đồng giới”. Vì thế, đã đến lúc, các nhà làm luật cần phải xem xét đến một thực tế tồn tại trong xã hội và phải có một lựa chọn phù hợp để bảo vệ quyền tự do kết hôn của mọi cá nhân. Do đó, vấn đề này cần phải được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

+ Về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Ở Việt Nam, vấn đề này đã tồn tại từ lâụ Cho đến nay mặc dù Luật HN&GĐ

năm 2000 đã quy định cụ thể mọi trường hợp kết hôn đều phải đăng ký nhưng trên thực tế tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn vẫn còn tồn tạị Trong đề tài khoa học cấp trường “Giải quyết về mặt pháp luật vấn đề hôn nhân thực tế” các tác giả của đề tài nghiên cứu này cũng cho rằng việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn tồn tại như là một hiện tượng xã hộị Đây cũng là một vấn đề mà các nhà khoa học trong cuốn “The futures of the family” – “Tương lai của gia đình” đã dự báọ Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ phải giải quyết như thế nào với những hệ lụy từ những cuộc “hôn nhân” nàỵ Bên cạnh đó, nhiều trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký nhưng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thì quyền lợi của họ nên chăng cần được pháp luật bảo vệ như quyền và lợi ích của một cặp vợ chồng? Tác giả Nguyễn Văn Cừ trong luận án tiến sỹ “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam” đã chia sẻ vướng mắc trong việc xác định thời điểm làm phát sinh quan hệ vợ chồng đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng được Nhà nước thừa nhận là vợ chồng. Cho đến nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ còn trường hợp chung sống như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định mới được thừa nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp có liên quan đến việc xác định thời điểm làm phát sinh quan hệ vợ chồng đối với trường hợp này, cần phải có những quy định cụ thểđể giải quyết. Việc xử lý đối với trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật cũng cần phải được quy định một cách chặt chẽ. Đây là những vấn đề mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu và lý giải một cách sâu hơn để có những giải pháp phù hợp trong việc điều chỉnh pháp luật về vấn đề nàỵ

+ Về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

Kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng là một trong những vấn đề mà thời gian gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận xã hộị Tiến sỹ Nông Quốc Bình với đề tài “Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” đã thể

đề kết hôn có yếu tố nước ngoàị Tuy nhiên, luận án này không nghiên cứu vấn đề

kết hôn có yếu tố nước ngoài đặt trong tính tổng thể của chế định kết hôn. Do đó, còn nhiều nội dung cần phải được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

+ Về việc môi giới hôn nhân

“Môi giới hôn nhân” không phải là điều mới mẻ. Ở Việt Nam. Việc “mai mối” hôn nhân đã xuất hiện từ thời xa xưa, ngày nay vẫn còn tồn tại ở một số miền quê. Dưới thời Mỹ ngụy, ở miền Nam Việt Nam cũng đã hình thành những sở “môi giới hôn nhân”. Tuy nhiên, với việc thừa nhận quyền tự do kết hôn, việc mai mối hôn nhân dần ít đị Nam nữ kết hôn dần dần tự tìm đến nhau mà không cần đối tượng làm trung gian. Tuy nhiên, cho đến nay, nhịp sống hiện đại cũng đặt nhiều chàng trai, cô gái trước những nguy cơ khó tự tìm kiếm bạn đờị Vì vậy, việc mai mối ở xã hội hiện đại có những đặc thù hơn. Một số tờ báo có các mục “Tìm bạn bốn phương”, “Câu lạc bộ kết bạn”. Với hình thức này, việc tìm kiếm bạn đời thể

hiện sự văn minh hơn các kiểu mai mối cổ điển. Tuy nhiên, đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc “môi giới” đã bắt đầu có những dấu hiệu của việc kinh doanh kiếm lời, thể hiện sự “thương mại hóa” đối với việc mai mốị Tác giả Nguyễn Ngọc Điện trong cuốn Bình luận khoa học Luật HN&GĐ cho rằng: “Môi giới hôn nhân có thể định nghĩa như một hợp đồng mà qua đó, một người gọi là người môi giới giới thiệu cho hai người khác giới gặp nhau với ý định tiến tới hôn nhân”(tr.37). Trong Luật HN&GĐ Việt Nam, việc môi giới hôn nhân bị nghiêm cấm. Việc hỗ trợ kết hôn được thực hiện thông qua Trung tâm hỗ trợ kết hôn được thành lập theo các quy định của pháp luật. Các Trung tâm này được thành lập và hoạt động hoàn toàn vì mục đích nhân đạọ Tuy nhiên, các trung tâm “môi giới” trái phép vẫn lén lút hoạt động bất chấp pháp luật. Phần lớn các cô gái lấy chồng người nước ngoài vẫn tìm đến đây và chấp nhận trả “lệ phí” cao để có thể xuất ngoại với một người chồng ngoại quốc. Vì thế, việc môi giới trái pháp luật càng khó kiểm soát. Điều này cũng kéo theo nhiều hệ lụy của việc kết hôn có yếu tố nước ngoàị Thực tế đó, đặt chúng ta trước câu hỏi lớn cần phải có một giải pháp hữu hiệu để

việc hỗ trợ kết hôn thực sự hiệu quả và giảm thiểu được tình trạng “môi giới trái phép”. Đề cập đến vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Lan trong bài viết “Mô hình cơ

phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài” đã đưa ra 2 mô hình mang tính chất tham khảo để lựa chọn cho giải pháp xây dựng một hệ thống cơ quan hỗ trợ, tư

vấn kết hôn nhằm khắc phục được những vướng mắc, bất cập hiện nay đối với hoạt

động hỗ trợ kết hôn (tr.25-27). Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về

hai mô hình này mà không phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế hoặc định hướng lựa chọn một mô hình nào cụ thể. Đây là những vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

+ Về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn

Vi phạm pháp luật về kết hôn có thể bị xử lý ở nhiều hình thức khác nhau bằng các chế tài của Luật HN&GĐ, chế tài hành chính hoặc hình sự. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn là một biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo cho các điều kiện kết hôn được tuân thủ một cách chặt chẽ.

* Về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Chia sẻ quan điểm khoa học của mình về vấn đề này, trong bài viết “Bàn về

hủy việc kết hôn trái pháp luật” tác giả Thái Công Khanh cho rằng còn nhiều điều liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ cho nên trong quá trình áp dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn, vướng mắc. Tác giả cho rằng các trường hợp kết hôn giả tạo” và “kết hôn do bị lừa dối” phải

được coi là kết hôn trái pháp luật và bị hủy bỏ. Liên quan đến việc áp dụng căn cứ

xử hủy, tác giả cũng bày tỏ quan điểm: Đối với trường hợp kết hôn vi phạm độ tuổi nhưng tại thời điểm có yêu cầu hai bên đều đủ tuổi kết hôn thì không cần thêm một

điều kiện nào khác cũng đủ cơ sởđể loại bỏ căn cứ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, tác giả không lý giải cụ thể vì sao chỉ cần một điều kiện là có thể áp dụng ngoại lệ không xử hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm

độ tuổị Đây cũng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu cần phải tiếp tục phát hiện để

hoàn thiện pháp luật về kết hôn.

* Về xử lý hành chính và xử lý hình sự

Nhìn chung các tác giả trong những công trình nghiên cứu kể trên chưa đề

cập đến nội dung nàỵ Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu làm sáng tỏ để góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong việc kết hôn góp phần nâng cao hiệu quảđiều chiỉnh pháp luật.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 177)