- Khái niệm chế định kết hôn
8 LGBT là chữ viết tắt của cụm từ Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender (nghĩa là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) Người đồng tính (nam/nữ) là người cảm thấy bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc
2.3.2. Xử lý hành chính
Xử lý hành chính không chỉđược áp dụng đối với việc kết hôn trái pháp luật mà còn áp dụng với các hành vi vi phạm khác về kết hôn. Nghị định số
87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ và hiện nay là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ
trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ, hình thức và mức xử phạt. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ bao gồm: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; hành vi cưỡng ép kết hôn, hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; hành vi vi phạm quy định về
đăng ký kết hôn. Với mỗi hành vi vi phạm có thể áp dụng một trong hai hình thức xử lý hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. So với Nghị định số 87/ 2001/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã
được sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn. Trước đây, mức phạt tiền cao nhất được áp dụng chỉ 200 nghìn đồng thì nay được điều chỉnh đến 3 triệu đồng (Điều 47 - 48). Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là một mức xử lý phù hợp mà quan trọng là phải đảm bảo tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường hợp cán bộ cơ sở né tránh việc xử lý vì đó là vấn đề tế nhị. Điều này là một thực tếở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi- vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo Ông Giàng A Lồng- Trưởng Bản Púng Luông, Xã Púng Luông- Mù Căng Chải- Yên Bái, tình trạng tảo hôn ở đây khá phổ biến, cán bộ biết nhưng việc này khó xử lý: “toàn là con cháu trong nhà cả. Bản của cái người Mông mình có ai mà không là họ hàng đâụ Các cháu tảo hôn, bố mẹ nó tổ chức đám cưới thì mình vẫn phải đến uống rượu thôị Mình cũng khuyên chúng nó không tảo hôn, nhưng chúng nó làm đám cưới thì ai nỡ phạt”. Vì thế, tình trạng vi phạm điều kiện kết hôn ngày một gia tăng, nhất là tình trạng “tảo hôn”. Gần đây, một trường hợp tảo hôn nghiêm trọng ở Cai Lậy Tiền Giang, một bé gái mới mười ba tuổi đã được gia đình tổ chức lễ cướị Mặc dù thông tin này được bàn tán xôn xao từ nhiều ngày trước đó nhưng chính quyền cơ sở vẫn không có những biện pháp ngăn chặn kịp thờị Vậy những người thừa hành công vụ có lỗi không khi vi phạm này vẫn tiếp tục tái diễn ở nhiều
địa phương trên cả nước. Chúng tôi cho rằng vấn đề không nằm ở việc quy định các hình thức xử lý vi phạm điều kiện kết hôn như thế nào mà điều quan trọng là quy
định đó phải có tính thực thi thì mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa vi phạm.