Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan, góp phần nâng cao hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật về kết hôn

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 151)

- Khái niệm chế định kết hôn

3.3.2.Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan, góp phần nâng cao hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật về kết hôn

17 Chính phủ đã ban hành2 Nghị định: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy

3.3.2.Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan, góp phần nâng cao hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật về kết hôn

3.3.2.1. Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hộ tịch

Nâng cao hiệu quảđiều chỉnh pháp luật về kết hôn ngoài việc hoàn thiện pháp luật về kết hôn cũng cần phải xem xét và hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn được thực thi thuộc rất nhiều vào hiệu quả điều chỉnh của Luật hình thức- đó chính là các quy định của pháp luật về hộ tịch. Trước đây, pháp luật về hộ tịch chưa thống nhất và đồng bộ, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật và còn mang tính tản mạn. Do vậy, tính thực thi của pháp luật về hộ tịch kém hiệu quả. Từđó, nhiều việc hộ tịch có liên quan đến pháp luật về kết hôn không

được thực hiện nghiêm túc, làm giảm hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật về kết hôn. Cho đến thời điểm này Luật Hộ tịch đã được ban hành20. Cần tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như rà soát các văn bản pháp luật có liên quan

để có kế hoạch hoàn thiện, bảo đảm có một hệ thống pháp luật về hộ tịch, thống nhất và đồng bộ khi Luật này có hiệu lực pháp luật. Cần sớm triển khai việc tổ chức thi

20

Luật Hộ tịch 2014 đã đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ... thông qua ngàỵ.. có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

hành Luật góp phần đưa các quy định của pháp luật về kết hôn vào cuộc sống. Về điểm này, chúng tôi cho rằng, cần phải phải có bước chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như yếu tố con người để cơ quan hộ tịch thực hiện tốt các công việc hộ tịch. Theo Luật Hộ tịch năm 2014, cơ quan có thẩm quyền đăng ký các việc hộ tịch có yếu tố

nước ngoài được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (trước đây là Ủy ban nhân cấp tỉnh). Đây là một giải pháp hợp lý, vì trước đó có quan điểm cho rằng nên trao thẩm quyền giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài cho Ủy ban nhân dân cấp cơ sở. Như chúng tôi đã phân tích trong tiểu mục 2.2.1 vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài nói chung có tính chất phức tạp nên đòi hỏi phải có cơ quan thay thế phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận trọng trách giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là phù hợp. Tuy nhiên, để cấp huyện thực hiện tốt vai trò của mình, triển khai tổ chức thực hiện Luật Hộ tịch cần phải trang bị điều kiện tốt hơn cũng như tăng cường biên chế cho cơ quan tư pháp cấp huyện. Cần phải chuẩn bị để tiến hành tập huấn Luật Hộ tịch cho cán bộ tư pháp các cấp, đặc biệt là cán bộ tư pháp cấp huyện.

3.3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về hình sự đối với tội xâm phạm chế độ một vợ - một chồng

Thực tế hiện nay cho thấy các tội phạm xâm phạm chế độ HN&GĐ có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội xâm phạm chế độ một vợ- một chồng. Người thực hiện hành vi vi phạm thường sử dụng những thủđoạn tinh vi để che đậy hành vi phạm tộị Tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm vì thế mà cũng khó xem xét. Vì vậy, vi phạm khó bị phát hiện và dẫn đến tình trạng vi phạm ngày càng gia tăng ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống HN&GĐ cũng như đời sống xã hộị Về mặt lý luận, pháp luật hình sự phải được xác định là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền tự do kết hôn, góp phần đảm bảo cho Luật HN&GĐ được tuân thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật hình sự lại được ví như một “công cụ pháp lý bị lãng quên”. Như chúng tôi đã phân tích trong mục 2.3.3, sự bất cập trong một số quy định của Bộ luật hình sự, chương các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ dẫn đến nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng Luật HN&GĐ nhưng không thể xử lý hình sự, gây tâm lý hoang mang lo ngại cho người dân, giảm lòng tin của người dân đối với pháp luật. Vì vậy, chúng tôi cho

rằng cần rà soát lại các quy định của Bộ luật hình để có sửa đổi, bổ sung phù hợp. Chúng ta không hình sự hóa các quan hệ HN&GĐ nhưng trong chừng mực nhất định chúng ta phải có các dự liệu cần thiết để bảo vệ các quyền HN&GĐ.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 151)