- Khái niệm chế định kết hôn
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.3.1. Hoàn thiện các quy định điều chỉnh việc kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình
vấn đề lý luận và thực tiễn của chếđịnh kết hôn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật về kết hôn
3.3.1. Hoàn thiện các quy định điều chỉnh việc kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình gia đình
Hoàn thiện chế định kết hôn trong pháp luật HN&GĐ luôn được xác định là một nhiệm vụ cần thiết, tất yếu và đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao tính thực thi của pháp luật HN&GĐ. Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nói chung và chếđịnh kết hôn nói riêng thể hiện xu hướng tất yếu của tiến trình lập pháp khoa học. Là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, pháp luật luôn là yếu tố lạc hậu hơn so với cơ sở hạ tầng. Vì vậy, những thay đổi trong đời sống HN&GĐ cần phải có sựđiều chỉnh pháp luật kịp thời để pháp luật có tính thực thị
3.3.1.1. Hoàn thiện một số quy định vềđiều kiện kết hôn
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về tuổi kết hôn
Khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về tuổi kết hôn. Theo đó nam từ hai mươi tuổi, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Như đã phân tích tại mục 2.1.1 việc quy định độ tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ hiện hành
đã tạo ra sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cụ thể, tuổi kết hôn đối với nữ
là từ mười tám tuổi trở lên không phù hợp với quy định về năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân theo Bộ luật Dân sự và quy định về năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân theo Bộ luật TTDS. Điều này đã tạo ra những vướng mắc trong quá
trình thực thi pháp luật, ảnh hưởng nhất định đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn. Vì vậy, khi xây dựng Dự thảo Luật HN&GĐ sửa đổi, tuổi kết hôn là một trong những nội dung quan trọng được Ban soạn thảo xem xét. Vấn
đề này cũng là nội dung được tranh luận khá sôi nổi trong nhiều cuộc Hội thảo lớn
được tổ chức trong khuôn khổ của chương trình xây dựng Dự thảo Luật sửa đổị Quan điểm thứ nhất cho rằng nên quy định tuổi kết hôn theo hướng: Nam và nữđều
đủ mười tám tuổi mới được phép kết hôn. Quan điểm này cũng dự liệu theo hướng quy định tuổi kết hôn của nam và nữ phải là tuổi tròn “đủ 18 tuổi” nhưng ủng hộ hạ
thấp độ tuổi kết hôn của nam. Quan điểm thứ hai cho rằng nên hạ thấp cảđộ tuổi kết hôn của nữ theo hướng sau: nam từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổị Quan điểm thứ ba cho rằng nên quy định tuổi kết hôn của nam là từđủ 20 tuổi và nữ là từđủ 18 tuổị
Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành, quy định về tuổi kết hôn được lựa chọn theo quan điểm thứ ba: nam phải từ đủ hai mươi tuổi và nữ phải đủ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn (Khoản 1 Điều 8). Chúng tôi cho rằng, đây là một giải pháp hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Bởi lẽ:
Quy định tuổi kết hôn như nhau giữa nam và nữ không phải là sự thể hiện của vấn đề bình đẳng giớị Bình đẳng giới phải được xem xét trên cơ sở của sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Y học đã chứng minh sự phát triển về tâm sinh lý giữa nam và nữ là khác nhaụ Do đó, không thể coi việc quy định tuổi kết hôn khác nhau giữa nam và nữ là thể hiện sự bất bình đẳng giớị Vì thế, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định tuổi kết hôn của nam và nữ khác nhaụ Dưới góc độ
giới, Liên Hợp quốc kêu gọi đảm bảo bình đẳng giới trong quy định về tuổi kết hôn là xuất phát từ thực trạng nhiều nước quy định tuổi kết hôn của nữ rất thấp. Trong khi đó, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em xác định trẻ em là những người dưới mười tám tuổị Mặc dù Công ước này để ngỏ cho các quốc gia xem xét và quy định linh hoạt về độ tuổi đối với trẻ em nhưng xuất phát từ thực trạng tảo hôn của nhiều nước trên thế giới, Liên Hợp quốc thực sự quan ngại và kêu gọi chống tảo hôn đối với các bé gáị Theo thống kê chính thức của các cơ quan thuộc Liêp Hợp Quốc có tới 30% các thiếu nữ sinh sống tại các nước đang phát triển lập gia đình khi chưa tròn mười tám tuổi, thậm chí có tới 14% các cô bé lấy chồng khi dưới mười năm tuổị Trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng mười sáu triệu trẻ sơ sinh
được chào đời từ những bà mẹ trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, chiếm 11% sản phụ
trên toàn cầụ Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa cho rằng trẻ em gái mang thai và sinh con có nguy cơ cao đối với sức khỏe thậm chí là tính mạng, nguy cơ này cao gấp 5 lần so với phụ nữởđộ tuổi sinh đẻ.
Ở Việt Nam, nếu lựa chọn giải pháp quy định hạ thấp độ tuổi kết hôn đối với nam cũng tạo ra sự không phù hợp. Bởi lẽ, hiện nay mặc dù có sự thay đổi đáng kể
trong sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em nhưng điều này chỉ đúng với những vùng kinh tế phát triển, điều kiện sống tốt hơn. Còn trẻ em các vùng nông thôn và miền núi thì điều kiện sống vẫn chưa thực sự cải thiện tốt đối với sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ. Như vậy, hạ thấp độ tuổi kết hôn đối với nam thực chất lại là sự khuyến khích việc kết hôn sớm đối với một bộ phận đông đảo nam giới sinh sống tại vùng nông thôn và miền núị Đây là một giải pháp kém hiệu quả vì vùng nông thôn và miền núi không phải là nơi mà nam nữ thanh niên có chỉ số phát triển sớm mà chúng ta cần hạ thấp độ tuổi kết hôn. Vì thế, quan điểm quy định tuổi kết hôn của nam và nữ đều là đủ mười tám tuổi còn có điểm chưa phù hợp với thực tế
Việt Nam cũng như xu hướng chung của thế giớị
Hạ thấp độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ theo hướng: nữ từ đủ 16 tuổi và nam từđủ 18 tuổi không phù hợp với thực tế Việt Nam. Bởi lẽ, hiện nay ở các tỉnh miền núi, nạn tảo hôn thực sự là một thách thức đối với chất lượng dân số và sự phát triển kinh tế. Như vậy, hạ thấp tuổi kết hôn theo hướng này tiếp tục đẩy vấn nạn tảo hôn ở những vùng miền núi thêm sâu sắc hơn. Bởi vì, ở thành thị mặc dù chỉ số phát triển của trẻ em có cải thiện rõ rệt trong những thập niên gần đây nhưng nam nữ ở
thành thị thường không có xu hướng lấy vợ, lấy chồng sớm. Cho nên, thực chất hạ
thấp tuổi kết hôn là một nghịch lý không phù hợp với thực tiễn.
Nam từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi mới được phép kết hôn là lựa chọn đúng đắn cho quy định về tuổi kết hôn trong giai đoạn hiện naỵ Quy định này đã khắc phục được những bất cập, vướng mắc về tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000. Bởi vì:
+ Đây là quy định tuổi kết hôn đã được xây dựng trên các cơ sở khoa học và cơ sở xã hội xác đáng và cũng đã được kiểm nghiệm trên thực tiễn nhiều năm thi hành và áp dụng Luật HN&GĐ của Nhà nước tạ Quy định tuổi kết hôn này khá ổn
định, do vậy đã ăn sâu trong tiềm thức của mọi người dân. Vì thế, cũng dễ dàng thuận tiện trong việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật tới người dân. Quy định theo hướng tuổi tròn chỉ là thể hiện quan điểm cụ thể trong cách tính tuổi kết hôn. Do vậy, không bị xáo trộn nhiều tới quá trình áp dụng pháp luật.
+ Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quy định tuổi kết hôn như vậy vẫn là sự phù hợp với thực tế khách quan. Bởi lẽ, mặc dù điều kiện sống có được cải thiện đáng kể nhưng chưa thực sự là sự đồng đều giữa các miền vùng, giữa nông thôn, miền núi và thành thị vẫn còn khoảng cách đáng kể. Do vậy, không thể lấy chuẩn phát triển của trẻ em các vùng đô thị làm chuẩn chung, phổ biến để hạ thấp độ
tuổi kết hôn. Điều đó là không phù hợp.
+ Không thể phủ nhận những kết luận khoa học của các chuyên gia y tế về sự
phát triển về tâm sinh lý của trẻ em trai và trẻ em gái là hoàn toàn khác nhaụ Vì thế, sự chênh lệch về tuổi kết hôn giữa nam và nữ là hoàn toàn có cơ sở xác đáng. Chúng ta cũng không thể viện dẫn việc quy định độ tuổi kết hôn cho nam và nữ như nhau là
đảm bảo vấn đề bình đẳng giớị Vì bình đẳng giới phải được xem xét trên cơ sở của sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ.
+ Quy định độ tuổi kết hôn đối với nữ là đủ mười tám tuổi mới được phép kết hôn, góp phần hạn chế tình trạng trẻ em gái bỏ học và nạn tảo hôn đối với các bé gái, nâng cao cơ hội đối với trẻ em gái, hướng tới sự bảo đảm bình đẳng giới trên thực tế.
Từ sự phân tích trên cho thấy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã đáp ứng được việc hoàn thiện quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, điểm mấu chốt của việc nâng cao hiệu quảđiều chỉnh pháp luật đối với quy định về tuổi kết hôn chính là thực thi pháp luật về tuổi kết hôn. Lý giải vấn đề này, chúng tôi cho rằng nếu không có các giải pháp thực thi pháp luật tốt thì vấn nạn tảo hôn sẽ lại là một bài toán khó hơn khi Luật HN&GĐ
mới có hiệu lực. Bởi vì, quy định theo cách tính tuổi tròn, xét trên phương diện thực tế đã nâng tuổi kết hôn lên một tuổi đối với cả nam và nữ. Trước đây, nam chỉ cần mười chín tuổi một ngày là đủ tuổi kết hôn thì nay phải tròn hai mươi tuổi mới được kết hôn, nghĩa là phải từ ngày sinh nhật lần thứ hai mươi trởđi mới được xác định là
đủ tuổi kết hôn. Vì thế, điều này sẽ gây trở ngại hơn với những vùng mà hiện tượng tảo hôn đang là “vấn nạn”. Vì vậy, cần phải đưa vào Hương ước làng xã những cam
kết của cộng đồng dân cư về việc tuân thủ quy định của pháp luật về tuổi kết hôn.
Đặc biệt, cần phải đẩy mạnh việc thực hiện “Khung mô hình về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết”14. Bên cạnh đó cần chú trọng việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân. Điều này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong phần nội dung saụ
Thứ hai, cần xem xét để tiếp tục hoàn thiện điều kiện kết hôn “người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, người mất năng lực hành vi dân sự bị cấm kết hôn. Như chúng tôi đã phân tích ở tiểu mục 2.1.3.2 việc quy định cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự
khó áp dụng trên thực tế. Bởi vì, phải có Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự thì người đó mới bị cấm kết hôn. Từđó dẫn đến một thực tế, nhiều người mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi vẫn kết hôn. Mặt khác, khi họ đã kết hôn, chúng ta không có căn cứđể xử
hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều cấm. Trong quá trình xây dựng Dự
thảo Luật HN&GĐ sửa đổi, các Báo cáo tổng kết công tác thi hành Luật HN&GĐ
năm 2000 của các địa phương cũng phản ánh rõ nội dung vướng mắc này:
Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ chưa quy định rõ ràng, cụ thể về việc cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế, một người chỉ bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS). Do đó, trường hợp một người tuy mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới không nhận thức,
điều khiển được hành vi nhưng do không có hoặc chưa có quyết định của Tòa án thì vẫn xác định là có năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn theo khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ. Nhiều vụ việc Tòa án thụ lý giải quyết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm khoản 2 Điều 10, nhưng bản thân đương sự, gia đình đương sự đã phản đối và UBND nơi cấp giấy chứng nhận kết hôn