Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 172)

- Khái niệm chế định kết hôn

1.3.Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành

1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.3.Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành, nhiều công trình nghiên cứu

ở các góc độ khác nhau như nghiên cứu ở góc độ lý luận và xây dựng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật đã được công bố trên các tạp chí chuyên nghành. Các tác giả công trình nghiên cứu kể trên đã có những phát hiện nhất định ở một vài khía cạnh liên quan xung quanh chế định kết hôn. Có thể kể đến một số công trình khoa học sau:

* Bài viết với tiêu đề “Mấy vấn đề về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” của tác giả Ngô Thị Hường đăng trên tạp chí Luật học số 6/2001

Khắc họa hai trường hợp khá điển hình liên quan đến vấn đề “giới tính” của người kết hôn đó là trường hợp có sự “nhầm lẫn” trong việc xác định giới tính và trường hợp phẫu thuật để “thay đổi” giới tính, tác giảđã đưa ra những kết luận khoa học thú vị góp phần hoàn thiện pháp luật. Theo quan điểm của tác giả, việc cho phép hay không cho phép người chuyển đổi giới tính kết hôn cần phải cân nhắc và xem xét thận trọng yếu tố sinh học của giới tính và vai trò của nó đối với đời sống HN&GĐ. Từđó, tác giả cũng nhấn mạnh, việc cải chính hộ tịch liên quan đến vấn đề giới tính cần phải được xem xét một cách thận trọng.

* Bài viết “Bàn về hủy việc kết hôn trái pháp luật” của tác giả Thái Công Khanh- bài viết đăng trên tạp chí TAND số 4 năm 2007

Trong công trình nghiên cứu này, tác giảđề cập đến một vài nội dung của hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tác giả bài viết cho rằng còn nhiều điều liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ cho nên trong quá trình áp dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn, vướng mắc.

* Bài viết “Những ý kiến khác nhau trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan

đến quan hệ hôn nhân không đăng ký” của tác giả Trần Văn Trang- bài viết đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 2/2010.

Có thể thấy, đây là trường hợp gây nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng pháp luật. Trên cơ sở tình huống thực tế của tác giả Nguyễn Huy Du đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 19 tháng 10 năm 2009, tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm cá nhân khi giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải quyết đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn.

* Bài viết “Quyền kết hôn và ly hôn của phụ nữ Việt Nam và Thái Lan nhìn dưới góc

độ so sánh luật” của tác giả Bùi Thị Mừng - Tạp chí luật học số 2/2011.

Tiếp cận vấn đề dưới góc độ giới, bài viết đã chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong việc ghi nhận quyền tự do kết hôn của phụ nữ Việt Nam và Thái Lan. Theo pháp luật thái Lan, ngoài pháp luật do nhà nước ban hành, Luật Hồi giáo cũng được áp dụng để điều chỉnh việc kết hôn đối với người theo đạo Hồị Trong khi đó, các giáo lý của đạo Hồi hầu như thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Luật Hồi giáo công nhận và bảo vệ những đặc quyền của người đàn ông, cho phép người đàn ông được lấy nhiều vợ, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến quyền tự do kết hôn của người phụ nữ. Pháp luật Thái lan ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ mà chưa tính đến những sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ.

* Bài viết: “Bàn về năng lực hành vi dân sự của các nhân:Từ tuổi đã thành niên đến tuổi kết hôn của nam giới” của tác giả Nguyễn Hoài Phương – trang thông tin pháp luật dân sự (thongtinphapluatdansụworspress).

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề liên quan đến độ tuổi kết hôn trong mối liên hệ với năng lực hành vi dân sự của cá nhân, Tác giảđã đề xuất quan điểm hạđộ

tuổi kết hôn của nam giới xuống mười tám. tác giả cũng cho rằng, việc hạ thấp độ

tuổi kết hôn như vậy là thể hiện sự “bình đẳng giới”. Tuy nhiên, bài viết không phân tích cơ sở của việc quy định điều kiện kết hôn từ các góc độ khác nhau, trong mối

liên hệ với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam… Do vậy, trên diễn đàn trao đổi xung quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến trái chiềụ Vì thế, cần phải có những nghiên cứu tìm ra một hướng giải quyết thỏa đáng cho quy định vềđộ

tuổi kết hôn.

* Bài viết “Mô hình cơ quan tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài- giải pháp

đảm bảo quyền lợi của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài” của tác giả

Nguyễn Thị Lan- Tạp chí luật học số 4/2008

Trên cơ sở và phân tích hoạt động của trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài và đánh giá thực trạng pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, tác giả đi

đến kết luận: “cần phải xây dựng hệ thống cơ quan tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố

nước ngoài với đầy đủ các điều kiện cần thiết, trở thành địa chỉđáng tin cậy cho phụ

nữ Việt Nam khi có ý định kết hôn với người nước ngoài”.

Các công trình nghiên cứu kể trên đề cập đến một vài khía cạnh nhất định trọng của nội dung chế định kết hôn. Đặc biệt, trong các công trình nghiên cứu này thể hiện nhiều ý kiến trái chiều về hoàn thiện pháp luật về tuổi kết hôn và cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 172)