Một số công trình nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 174)

- Khái niệm chế định kết hôn

1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.4. Một số công trình nghiên cứu khác.

1.4.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước

* Số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000- Bộ tư pháp, tạp chí dân chủ

và pháp luật, tháng 2/2001

Các vấn đề liên quan đến “kết hôn” tập trung trong hai bài viết. Bài “Khái quát một số điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” của tác giả Đinh Trung Tụng và bài “Quy định về kết hôn và quan hệ giữa vợ và chồng trong Luật HN&GĐ năm 2000” của tác giả Lê Hương Lan. Nhìn chung, trong hai bài viết này, các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích và so sánh những điểm khác biệt cơ bản về điều kiện kết hôn giữa Luật HN&GĐ năm 2000 với Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986, chỉ ra những điểm mới của Luật HN&GĐ về điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000.

* Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000- Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường chủ biên

Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000. Tại chương IV “Những nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ”, các tác giả đã dành một phần riêng cho nội dung về “kết hôn và các điều kiện kết hôn”. Bên cạnh việc phân tích các quy định vềđiều kiện kết hôn, các tác giả

cũng đưa ra những ví dụ tình huống cụ thể minh họa về thực tiễn áp dụng các quy

định vềđiều kiện kết hôn.

* Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình (2002) - TS. Nguyễn Ngọc Điện Tác giả công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung “kết hôn” tại tiết thứ hai, với các nội dung chi tiết của chếđịnh kết hôn. Đặc biệt, tác giả có nhiều tiếp cận nội dung khá mới mẻ xung quanh vấn đề kết hôn như vấn đề “môi giới hôn nhân”, “khái niệm kết hôn”.

* Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình - Đinh Thị Mai Phương - chủ

biên

Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Vấn đề “kết hôn” được đề cập tại “chương 2” do tác giả Nguyễn Thu Hằng thực hiện. Tuy nhiên, trong nội dung này, tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chi tiết các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về kết hôn trên cơ sở so sánh với Luật HN&GĐ năm 1986.

* Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chếđịnh kết hôn trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật HGN&GĐ sửa đổi

Một số bài viết nghiên cứu của các tác giả tham luận tại các Hội thảo khoa học về góp ý kiến cho Dự thảo Luật sửa đổị Các bài viết chuyên đề trong các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến một vài khía cạnh của chếđịnh kết hôn:

+ Chuyên đề về: “Khung khổ pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”(2013) - Chuyên đề Hội thảo quốc tế- Trường Đại học Luật Hà Nội và Trung tâm pháp luật Đức.

+ Chuyên đề “Một số vấn đề về tuổi kết hôn’(2013)- Chuyên đề Hội thảo cấp khoa: Góp ý Dự thảo Luật HN&GĐ sửa đổi- Khoa Pháp luật dân sự -Trường Đại học Luật Hà Nộị

+ Chuyên đề “Một số vấn đề cần sửa đổi bổ sung trong chế định kết hôn”- đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 (2011), Trường Đại học Luật Hà Nộị

+ Chuyên đề “Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ”- đề

tài nghiên cứu khoa học (2012) - Quốc hộị

+ Một vài tham luận tại các cuộc Hội thảo trong khuôn khổ chương trình xây dựng Dự thảo Luật HN&GĐ sửa đổi cũng như lấy ý kiến đóng góp của người dân cho Dự

thảo Luật HN&GĐ sửa đổị

1.4.2 Một số công trình của các tác giả là người nước ngoài

* Cuốn sách “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” (1994) của tác giả Insun- Yu

Đây là công trình nghiên cứu của tác giả người Hàn Quốc, cuốn sách đã nghiên cứu một cách sâu sắc về cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ giữa gia đình với làng xã, nhà nước và pháp luật. Các tư liệu mà tác giả sử

dụng để minh chứng cho những kết luận khoa học và những phát hiện thú vị về vấn

đề HN&GĐ của người Việt Nam ở thời kỳ này là QTHL và một vài tư liệu khác. Các vấn đền liên quan đến công trình nghiên cứu về “kết hôn” nằm trong phần II và phần III của cuốn sách. Tác giả không đi sâu phân tích các quy định của pháp luật thời Lê về điều kiện kết hôn mà chỉ giới thiệu những nét khái quát nhất về vấn đề này, trên cơ sởđó, tác giả đã lý giải những cơ sở xã hội của việc quy định các điều kiện kết hôn trong sự so sánh với pháp luật của nhà nước phong kiến cùng thờị

* Cuốn “family law principles, policy and practice ” – “Luật gia đình lý luận và thực tiễn áp dụng” (1989) của tác giảMary Hayes và Catherine Williams

Cuốn sách do nhà xuất bản Btterworths ấn hành. Nội dung của cuốn sách đề

cập đến nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về kết hôn, ly hôn, quyền trẻ em, vấn đề

cấp dưỡng.

* “The futures of the family”- “Tương lai của gia đình” (2002) của tác giả Charles L.Jones, Lorne Tepperman và Susannah J.willson

“The future of the family”- “Tương lai của gia đình” là một cuốn sách được 3 nhà nghiên cứu xã hội học tại trường Đại học tổng hợp Toronto- Canada viết. Đây là một công trình nghiên cứu dưới góc độ xã hội học. Vì vậy, rất nhiều vấn đề về

HN&GĐđược dự báo trong cuốn sách nàỵ Trong mối liên hệ với pháp luật, những dự báo về các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có vấn đề HN&GĐ có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, những dự báo này sẽ giúp cho các nhà làm luật xem xét cân nhắc để tiếp tục dự liệu điều chỉnh bằng pháp luật những vấn đề có thể nảy sinh trong đời sống HN&GĐ.

2. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 174)