Sự tự nguyện kết hôn

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 69)

- Khái niệm chế định kết hôn

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN TRƯỚC KHI LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 CÓ HIỆU LỰC

2.1.2. Sự tự nguyện kết hôn

Đảm bảo sự tự nguyện kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (Khoản 2 Điều 9). Ghi nhận sự tự nguyện kết hôn là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân, góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Tự nguyện kết hôn là các bên nam nữ được tự do tìm hiểu và quyết định lựa chọn người bạn đời của họ, không lệ thuộc vào ý chí của người khác. Bởi vì “Sự

luyến ái qua lại giữa đôi bên phải là lý do cao hơn hết thảy trong việc kết hôn” [1, tr. 115]. Vì vậy, tự nguyện kết hôn phải thể hiện được các dấu hiệu về khách quan cũng như chủ quan. Về khách quan, việc tự nguyện kết hôn phải thể hiện thông qua hành vi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật quy định, khi đăng ký kết hôn phải có mặt cả hai bên nam nữ. Về chủ quan, việc tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân hoàn toàn xuất phát từ ý chí của người kết hôn. Do đó, nếu hai bên không thực sự tự nguyện kết hôn nhưng buộc phải kết hôn trái với ý muốn chủ quan của mình thì mặc dù về khách quan, hai bên đều có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn,

việc kết hôn đó vẫn bị coi là thiếu sự tự nguyện. Do vậy, tự nguyện kết hôn phải có sự

thống nhất giữa hai mặt, từ ý chí đến hành vi thể hiện và nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng.

Đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, khi đăng ký kết hôn các bên nam nữ buộc phải có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn, ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ kết hôn. Tuy nhiên, trên thực tế, vi phạm thường gặp và phổ biến nhất trong việc

đăng ký kết hôn là chỉ có một bên ký tên vào Sổ kết hôn [12]. Việc thực hiện không

đầy đủ và chặt chẽ trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều kiện về sự tự nguyện không được kiểm soát chặt chẽ.

Đảm bảo sự tự nguyện kết hôn nên hành vi buộc người khác kết hôn trái với ý chí của họ là hành vi vi phạm sự tự nguyện. Theo Nghị quyết số 02/2000/ NQ-HĐTP thì những hành vi này có thể rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Một bên bị ép buộc (ví dụ: đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất…) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn.

- Một bên bị lừa dối (ví dụ: lừa dối là kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố

tình che dấu, biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình che dấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn.

- Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ

của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ

phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau, nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ [91, Mục 1 điểm b].

Nhận thấy rằng hướng dẫn trên về vi phạm sự tự nguyện còn phiến diện và chưa thực sự đầy đủ. Bởi vì, các ví dụ cụ thể về tình trạng vi phạm trong một số

trường hợp chưa hợp lý. Ví dụđược coi là lừa dối kết hôn nếu hứa hẹn là kết hôn thì sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoàị Trong trường hợp này, thiết nghĩ người kết hôn đã coi việc xin được việc làm phù hợp hay được bảo lãnh ra nước ngoài là mục đích của việc kết hôn. Mục đích của việc kết hôn là nhằm xác lập quan hệ vợ chồng. Vì vậy, trong trường hợp, một người đồng ý kết hôn chỉ vì mục đích được xuất cảnh liệu có nên coi là họ tự nguyện kết hôn?

Trên cơ sở xem xét bản chất của sự tự nguyện trong kết hôn, chúng tôi cho rằng ngoài việc lừa dối, cưỡng ép hay ép buộc kết hôn, cần phải xác định việc “kết hôn giả tạo” cũng là việc kết hôn không thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện. Bởi lẽ

tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ tự nguyện quyết định việc xác lập quan hệ

vợ chồng. Trường hợp kết hôn giả tạo, hai bên nam nữ không hướng tới mục đích xác lập quan hệ vợ chồng mà chỉ lấy việc kết hôn làm bình phong cho một mục đích khác. Vì thế, không thể xác định là có sự tự nguyện kết hôn.

Thực tiễn đời sống HN&GĐ cho thấy dạng thức thường gặp của việc vi phạm sự tự nguyện kết hôn hiện nay là việc “kết hôn giả tạo”. Kết hôn giả tạo để được nhập quốc tịch vào các nước phát triển hay nhập hộ khẩu vào thành phố. Nhiều cô gái Việt Nam đã thực hiện giấc mơ xuất ngoại hoặc nhập khẩu vào thành phố thông qua việc “kết hôn giả tạo”. Nguyễn Thị H tốt nghiệp đại học năm 2010. Chị muốn xin việc vào một cơ quan ở Hà Nộị Qua tìm hiểu, biết ứng viên phải là người có hộ

khẩu ở Hà Nội mới được tiếp nhận. Vì thế, chịđã lên kế hoạch thuê anh Phan văn K làm nghề lái xe ôm, có hộ khẩu thường trú tại quận Hoàn Kiếm Hà Nội làm “chồng hờ” thông qua việc kết hôn giả tạọ Sau khi đăng ký kết hôn, chị nhập khẩu về nhà anh K và xin được việc làm. Theo thỏa thuận, “hợp đồng” giữa hai người sẽ chấm dứt, chị H làm thủ tục để ly hôn. Tuy nhiên, khi chị thực hiện việc ly hôn, anh K đã tìm mọi cách gây khó dễ, khiến chị phải vất vả lắm mới giải quyết được việc ly hôn3. Kết hôn giả tạo còn là hành vi trá hình của nhiều trường hợp kết hôn có yếu tố

nước ngoài nhằm che đậy các hành vi buôn bán phụ nữ qua biên giới hoặc đưa người nhập cảnh trái phép vào các nước. Tháng 6 năm 2005, 44 người trong đó có nhiều người Việt Nam cư trú tại thành phố Westmister (Mỹ), đã bị truy tố về tội tổ chức kết hôn giả và đưa hàng trăm người từ Việt Nam và Trung Quốc sang Mỹ bất hợp pháp4. Hành vi vi phạm pháp luật của họ bị xử lý theo pháp luật Hoa Kỳ nhưng quyền lợi ích của những người kết hôn giả tạo không được bảo vệ, hơn thế nữa hình ảnh của quốc gia cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có liên quan

3 “Kết hôn giảđể nhập hộ khẩu”, theo ngoisaọnet, cập nhật ngày 15/2/2013.

4 Báo người Việt bốn phương online liên tục đưa tin về các vụ việc đưa người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào các nước thông qua việc kết hôn giả tạọ Theo pháp luật các nước hành vi này sẽ bị xử lý về hình sự. Tuy

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 69)