Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 56)

- Khái niệm chế định kết hôn

1.3.2.Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm

năm 1945 đến năm 1975

1.3.2.1 Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đờị Nhà nước mới, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật mớị Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước độc lập được ban hành, đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử lập pháp của Nhà nước Việt Nam. Với tính chất là đạo luật nguồn, Hiến pháp năm 1946 là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước ta ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh những quan hệ xã hội, trong đó có lĩnh vực HN&GĐ. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nhà nước non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn để bảo vệ nền độc lập, nên chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Vì vậy, ngày 10/10/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số

90/SL cho phép áp dụng một cách chọn lọc quy lệ và chếđịnh trong các Bộ dân luật cũ. Tiếp đến, ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật được ban hành. Sắc lệnh đã có những quy định tiến bộ về kết hôn như xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ tang chế và cho phép người kết hôn được tự nguyện quyết định việc kết hôn không cần có sự bằng lòng của cha mẹ (Điều 2-3). Với quy định này, bước đầu đã tạo ra những hiệu ứng vô cùng tích cực cho việc xây

dựng đời sống HN&GĐ mới, tạo nền tảng tiến tới xây đựng một đạo luật hoàn chỉnh

điều chỉnh các quan hệ về HN&GĐ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam thời kỳ đầu tiên của Nhà nước độc lập đã thể

hiện được sự khác biệt cơ bản về chất so với pháp luật trước đó thông qua những quy

định nhằm bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân. Bởi vì, chuyện “hôn nhân sắp

đặt” tồn tại suốt chiều dài của xã hội phong kiến cũng như thời kỳ Pháp thuộc đã

được xóa bỏ. Quy định này mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ pháp luật điều chỉnh việc kết hôn trước tiên phải xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích của người kết hôn.

1.3.2.2. Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Đây là giai đoạn khá đặc thù, do hoàn cảnh lịch sử, đất nước bị chia cắt thành hai miền nên cũng có hai hệ thống pháp luật song song tồn tạị Pháp luật ở miền Bắc của Nhà nước Việt Nam và pháp luật ở miền Nam của chếđộ Ngụy quyền Sài gòn.

* Ở miền Bắc, Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 thông qua vào ngày 29/12/1959. Đây là đạo luật đầu tiên của Nhà nước ta về

HN&GĐ. Sự ra đời của Luật HN &GĐ năm 1959 có ý nghĩa chính trị to lớn. Luật này ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng nam nữ trong đời sống HN&GĐ. Với ý nghĩa đó, Luật HN&GĐ năm 1959 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng một chế độ HN&GĐ tự do, tiến bộ, xóa bỏ những tập tục lạc hậu của chếđộ HN&GĐ phong kiến, góp phần giải phóng phụ nữ. Ở góc độ này, quy định về

kết hôn có tính chất bản lề mở ra cánh cửa bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Luật HN&GĐ năm 1959 đã giành riêng một chương quy định về kết hôn.

Về tuổi kết hôn: Luật HN&GĐ năm 1959 quy định nam từ hai mươi tuổi trở

lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn (Điều 5). Như vậy, so với pháp luật trước đó, độ tuổi kết hôn trong Luật này quy định ở mức cao hơn. Luật HN&GĐ năm 1959 cũng quy định cấm tảo hôn nhằm ngăn chặn trường hợp xác lập quan hệ hôn nhân trước tuổi luật định.

Về sự tự nguyện: Khác với pháp luật dưới chếđộ cũ, Luật HN&GĐ năm 1959 ghi nhận sự tự nguyện kết hôn cho hai bên nam nữ (Điều 4). Đây là một đảm bảo quan trọng để các bên nam nữ thực hiện quyền tự do kết hôn. Theo đó, những hành vi cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do đều bị cấm. Trên cơ sở đó, Luật

HN&GĐ 1959 cũng quy định cho phép người đàn bà góa có quyền tái giá (Điều 8). Quy định này thực sự là một sự “cởi trói” cho người phụ nữ, giúp họ vượt qua những lễ giáo phong kiến hà khắc để thực hiện quyền tự do kết hôn.

Về các trường hợp luật cấm kết hôn: Quy định về cấm kết hôn được xây dựng theo hướng khoa học hơn. Ngoài việc cấm kết hôn đối với những người đang có vợ

hoặc có chồng; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha… Luật HN&GĐ năm 1959 còn cấm kết hôn đối những người bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi (Điều 9 - 10). Như vậy, các điều cấm đã đi theo xu hướng quan tâm nhiều đến thể chất của người kết hôn. Đây cũng là những quy định thể hiện việc bảo đảm cho các cuộc hôn nhân phát triển lành mạnh, giúp gia đình thực hiện chức năng sinh đẻ để bảo tồn nòi giống. Điều này khẳng định rằng, quy định về điều kiện kết hôn không chỉ chịu sự

tác động của phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống mà còn phải xem xét trên cả

khía cạnh khoa học.

Về hình thức kết hôn: Luật HN&GĐ năm 1959 chỉ công nhận một nghi thức kết hôn có giá trị pháp lý, đó là nghi thức đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.

Đây là cơ sởđể xóa bỏ những hủ tục lạc hậu như tục thách cưới cao hay yêu sách của cải trong việc cưới, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ HN&GĐ.

* Ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn ban hành một hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ tập trung trong ba văn bản pháp luật là: Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ dân luật năm 1972.

Mặc dù là chính quyền bù nhìn, tay sai của Đế quốc Mỹ nhưng các văn bản pháp luật thời kỳ này mang dấu ấn của các Bộ dân luật thời Pháp thuộc. Hệ thống pháp luật Anh Mỹ dường như không chi phối tới quan điểm của nhà làm luật chế độ Ngụy quyền Sài gòn. Vì vậy, pháp luật thời kỳ này có nhiều điểm tương đồng với pháp luật thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn cũng cố gắng, nỗ lực thể hiện một chút khác biệt nhất định trong pháp luật về kết hôn.

Luật Gia đình năm 1959 quy định độ tuổi kết hôn giống như Bộ DLBK và Bộ

DLTK. Độ tuổi kết hôn của nữ là đủ mười năm tuổi và nam là đủ mười tám tuổi (Điều 6). Bộ Dân luật năm 1972 và Sắc luật số 15/64 đều quy định độ tuổi kết hôn của nữ là đủ mười sáu tuổi và nam là đủ mười tám tuổị Bên cạnh đó, thể hiện sự linh hoạt của thực tiễn đời sống HN&GĐ trong việc thực thi pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn, nhà làm luật thời kỳ này cũng cho phép đặc cách hạ thấp tuổi kết hôn trong những trường hợp đặc biệt.

Cả ba văn bản luật này đều có điểm tiến bộ đáng kể trong việc ghi nhận hôn nhân chỉ có giá trị khi có sựưng thuận của người kết hôn. Tuy nhiên, bên cạnh quy

định này, nhà làm luật cũng dự liệu rằng vị thành niên không thể kết hôn nếu không có sự ưng thuận của cha mẹ. Theo pháp luật thời kỳ này, người thành niên phải là người đủ 21 tuổị Trong khi đó, người Việt Nam thường là kết hôn sớm. Vì thế, quy

định trên chưa thực sự có sức lan tỏa tới đời sống HN&GĐ. Có thể nói, nhà làm luật thời kỳ này chưa giải quyết triệt để trong việc ghi nhận sự tự nguyện cho người kết hôn. Điều này cho thấy, yếu tố truyền thống, phong tục, tập quán vẫn chi phối nhiều tới ý chí của nhà làm luật. Vì vậy, sự cách tân này chỉ mang tính chất nửa vời, thể

hiện bản chất của chếđộ HN&GĐ phong kiến, tư sản.

Các quy định về cấm kết hôn có sự pha trộn giữa yếu tố truyền thống và văn minh hôn nhân kiểu phương Tâỵ Cả ba văn bản pháp luật đều dự liệu diện cấm kết hôn rất rộng. So với các Bộ dân luật thời Pháp thuộc, diện những người bị cấm kết hôn còn nới rộng hơn. Theo Bộ Dân luật năm 1972, những người không có mối liên hệ về huyết thống nhưng vì lý do đạo đức, họ vẫn bị cấm kết hôn: cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng như với ti thuộc trực hệ của người này; giữa cha mẹ

nuôi với người phối ngẫu của người con nuôi; giữa những người con nuôi của cùng một người; giữa những người con nuôi và con đẻ của người đứng nuôi (Điều 111). Cấm kết hôn khi hôn thú trước chưa “đoạn tiêu”. Pháp luật thời kỳ này thừa nhận chế độ đơn hôn, nên chỉ cho phép xác lập quan hệ hôn nhân khi cuộc hôn nhân trước không còn tồn tạị Đây là một quy định mới so với cổ luật. Cũng có thể coi đó như

một điểm cách tân đáng chú ý mà nhà làm luật của chính quyền Sài Gòn đã dự liệụ Cấm kết hôn trong trường hợp người đàn bà ở vào thời kỳ “cư sương”. Pháp luật thời kỳ này không cấm kết hôn trong thời kỳ tang chế. Tuy nhiên, lại quy định

việc cấm kết hôn khi người đàn bà ở vào thời kỳ “cư sương”. Thời kỳ “cư sương” là khoảng thời gian luật định, sau khi người chồng chết, người đàn bà không được phép kết hôn. Pháp luật thời kỳ này dự liệu thời kỳ cư sương kéo dài 300 ngày tính từ thời

điểm người chồng chết. Trong thời gian này, người đàn bà góa không thể tái giá [55, tr. 62]. Quy định này là giải pháp hạn chế tranh chấp trong việc xác định cha cho con. Bởi vì, trong phạm vi 300 ngày, nếu người vợ kết hôn với người khác thì theo nguyên tắc suy đoán pháp lý, đứa trẻ sinh ra vẫn được suy đoán là con của người chồng trước, trong khi đó, người vợ lại đang tồn tại quan hệ hôn nhân với người chồng saụ

Cả ba văn bản pháp luật của chính quyền Sài gòn đều quy định để quan hệ

hôn nhân được thừa nhận trước pháp luật, các bên kết hôn phải khai việc kết hôn với viên chức hộ tịch và ghi vào Sổ kết hôn [59, Điều 12], [86, Điều 13], [43, Điều 122]. Cũng giống như các bộ Dân luật thời Pháp thuộc, trước khi làm lễ kết hôn, viên chức hộ tịch phải niêm yết tại công sở nơi cư sở và cư trú của hai người kết hôn trong thời hạn 10 ngày, nếu không có sự phản đối việc kết hôn thì việc làm lễ kết hôn mới được tiến hành. Pháp luật thời kỳ này cũng quy định cụ thể về người có quyền phản đối việc kết hôn. Theo đó, vợ chồng của người kết hôn, cha, mẹ, ông, bà hoặc người giám hộ đều có thể thực hiện quyền phản đối việc kết hôn. Trường hợp kết hôn vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn thì hôn nhân bị coi là vô hiệụ Pháp luật của chính quyền Sài Gòn dự liệu cụ thể về các trường hợp hôn nhân vô hiệu cũng như hậu quả của trường hợp hôn nhân vô hiệụ Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn, bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn.

Ngoài ra, nhà làm luật cũng dự liệu về trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoàị Theo đó, dù việc kết hôn giữa người Việt Nam với nhau hay người Việt Nam với người ngoại quốc được cử hành theo nghi thức vẫn dùng trong nước hoặc được lãnh sự hay đại diện ngoại giao Việt Nam cử hành theo nghi thức mà pháp luật quy

định cũng có giá trị. Đây là điểm mới được nhà làm luật Sài Gòn dự liệu, nó phù hợp với một thời kỳ lịch sử- thời kỳ mà nhiều cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam và người nước ngoài được xác lập do có sự hiện diện của hàng vạn binh lính Mỹở miền Nam Việt Nam.

Như vậy, pháp luật của chính quyền Sài Gòn về kết hôn, có nhiều nét tương

đồng với các bộ dân luật thời Pháp thuộc nhưng cũng thể hiện ít nhiều dấu ấn riêng. Nhà làm luật thời kỳ này, mặc dù cố gắng trao quyền tự do cho người kết hôn nhưng pháp luật về kết hôn, thực chất vẫn chưa bảo đảm quyền tự do kết hôn cho các bên nam, nữ. Ở một góc độ nhất định, sự cách tân theo xu hướng tiến bộ vẫn chỉ mang tính chất nửa vờị Mặt khác, pháp luật của chính quyền Sài gòn là pháp luật của chính quyền bù nhìn tay sai do Mỹ dựng lên nhưng không chịu ảnh hưởng bởi luật pháp Mỹ. Đây là điểm khá đặc thù so với thời kỳ Pháp thuộc.

Từ sự phân tích trên cho thấy, pháp luật Việt Nam về kết hôn dù được ban hành trong những thời điểm nhạy cảm (ảnh hưởng của kỹ thuật lập pháp Pháp, sự

giao thoa của văn minh phương Tây hay lối sống Mỹ thì pháp luật điều chỉnh việc kết hôn vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa của người Việt Nam về HN&GĐ. Đây là những đóng góp quý báu đối với di sản pháp luật nước nhà khi nhìn nhận dưới góc

độ bảo tồn truyền thống và văn hóạ

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 56)