Hủy việc kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 96)

- Khái niệm chế định kết hôn

8 LGBT là chữ viết tắt của cụm từ Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender (nghĩa là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) Người đồng tính (nam/nữ) là người cảm thấy bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc

2.3.1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật

2.3.1.1. Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là bên bị cưỡng ép, bị lừa dối đối với trường hợp kết hôn vi phạm sự tự

nguyện; vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn trái pháp luật; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Cơ quan Dân số Gia đình và Trẻ em (Điều 15). Việc pháp luật ghi nhận nhiều chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là nhằm nâng cao tính phản biện xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn nhằm đảm bảo trật tự xã hội, lợi ích cộng đồng và lợi ích của người kết hôn. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng việc quy định nhiều chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật không có tính khả thị Bởi vì, thực tế giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, chủ yếu người đứng đơn yêu cầu là các cá nhân. Hội phụ nữ, Cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em chưa phát huy được vai trò khởi kiện của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, điều này không phải là lý do thuyết phục

lẽ, do tính chất đặc thù của đời sống HN&GĐ, trong nhiều trường hợp, bản thân người kết hôn trái pháp luật, cũng như vợ, chồng, cha, mẹ, con của người kết hôn, không dễ dàng từ bỏ những lợi ích của mình để thực hiện quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, Hội phụ nữ, Cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện quyền khởi kiện là cách để chúng ta kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm nhằm bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn đều được xử lý, góp phần đảm bảo tính pháp chế Xã hội chủ nghĩạ Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộ những điểm thiếu đồng bộ với các quy định khác trong hệ thống pháp luật về

quyền yêu cầu khởi kiện hủy việc kết hôn trái pháp luật, cần phải có quy định cụ thể để phát huy vai trò khởi kiện của các chủ thể, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.

2.3.1.2. Căn cứ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật

Căn cứ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật là dựa trên những dấu hiệu vi phạm

điều kiện kết hôn luật định. Cụ thể là vi phạm điều kiện tuổi kết hôn, sự tự nguyện hoặc vi phạm điều cấm kết hôn. Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định các căn cứ

xử hủy việc kết hôn trái pháp luật mà căn cứ này được suy luận dựa trên các điều kiện kết hôn. Trong khi đó, quy định vềđiều kiện kết hôn còn khá nhiều bất cập, văn bản hướng dẫn thi hành còn có những giải thích thiếu tính chặt chẽ, cụ thể. Ví dụ, quy định liên quan đến sự tự nguyện kết hôn, dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện kết hôn

được giải thích theo tinh thần của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP còn có điểm chưa rõ ràng. Từ đó, có những trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự

nguyện nhưng việc xử lý còn gây nhiều tranh cãị Trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa bà Bùi Thu Thảo và Ông Lin-Kai- Ming là một ví dụ điển hình về

việc áp dụng căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật. Theo Bản án số 02/2010/HNGĐ- ST ngày12/4/2010 của TAND Tỉnh Đồng Tháp, Bà Bùi Thu Thảo và Ông Lin- Kai- Ming được Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng tháp cấp Giấy chứng nhận kết hôn vào ngày 25/8/2003. Sau khi có Giấy chứng nhận kết hôn, ông Lin-Kai-Ming đã làm thủ tục bảo lãnh cho bà Thảo qua Đài loan. Năm 2008, bà Thảo làm thủ tục để xin nhập quốc tịch và làm chứng minh nhân dân ởĐài Loan thì bị cơ quan pháp luật của Đài Loan phát hiện bà Thảo và ông Lin kết hôn giả tạọ Bà Thảo đã bị Tòa án Đài Loan xử phạt 45 ngày tù giam (Bản án xét xử hình sự giản dị số 98 Niên Độ Giản Tự Đệ

2101 ngày 14/10/2009 của Tòa án địa phương Chương Hóa- Đài Loan). Sau đó, bà Thảo về nước và gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa bà và ông Lin. Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Tháp nhận định: “việc bà Bùi Thu Thảo kết hôn giả tạo với ông Lin- Kai- Ming đểđược làm thủ tục đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, hai bên không chung sống với nhau ngày nào là vi phạm quy định tại khoản 2

Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000”. Vì vậy, TAND Tỉnh Đồng Tháp đã tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Lin và bà Thảọ Tuy nhiên, qua vụ việc này hình thành hai ý kiến trái chiềụ Ý kiến thứ nhất cho rằng, phán quyết trên của Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Tháp là không có cơ sở. Bởi lẽ, trường hợp này không có dấu hiệu lừa dối, cưỡng ép hay ép buộc kết hôn cho nên không vi phạm khoản 2 Điều 9. Vì vậy, không thể xử hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện. Ý kiến thứ hai xác định, việc Tòa án xử hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp này là phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi ủng hộ ý kiến thứ hai, bởi lẽ, tự nguyện kết hôn phải được hiểu là tự nguyện nhằm hướng tới mục đích xác lập quan hệ vợ chồng. Do đó, kết hôn giả tạo chính là hành vi vi phạm sự tự nguyện kết hôn. Sở dĩ tồn tại hai quan điểm trái chiều xung quanh vụ việc này là do hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/HĐTP-TATC giải thích về vi phạm sự tự nguyện chưa rõ ràng, cụ thể. Theo hướng dẫn này, việc kết hôn được coi là thiếu sự tự nguyện phải là việc kết hôn do có sự lừa dối, cưỡng ép hoặc ép buộc.Như vậy, việc giải thích pháp luật chưa cụ thể nên có những cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung điều luật, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể

hơn về các dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện kết hôn để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật trong việc xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2.3.1.3. Đường lối xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một loại “việc dân sự”. Vì vậy, đường lối giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật tuân theo các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật là TAND, thông thường là TAND cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên hoặc TAND cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoàị Là một loại việc dân sự, hủy việc kết hôn trái pháp luật có những đặc thù riêng. Về nguyên tắc, Tòa án không

tiến hành hòa giải mà điều tra xác minh nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm điều kiện thì áp dụng các quy định của pháp luật xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhận thấy rằng hậu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật liên quan đến tài sản và con chung của hai bên phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải quyết đối với việc dân sự này Tòa án chỉ cần mở phiên họp theo quy

định tại Điều 314 Bộ luật TTDS. Vì thế, tại phiên họp, việc hướng dẫn để các bên có thể thương thuyết và thỏa thuận với nhau các vấn đề còn khúc mắc thường rất hạn chế. Đây chính là bất cập đáng kể của thủ tục giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật. Vì thế, có quan điểm cho rằng, đối các việc về HN&GĐ nói chung, hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng cần có những quy định cụ thể và đặc thù về thủ tục giải quyết có như vậy mới đáp ứng được thực tế áp dụng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chúng tôi nhất trí với quan điểm trên. Bởi lẽ, lĩnh vực HN&GĐ là một lĩnh vực đặc thù, mối quan hệ giữa các bên được xây dựng dựa trên yếu tố tình cảm. Vì thế, khi xử lý vi phạm không chỉ chú trọng đến hình thức xử

lý mà còn phải chú trọng đến cả cách thức tiến hành xử lý, có như vậy mới đạt được hiệu quả trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các việc về HN&GĐ. Vì vậy, pháp luật TTDS cần phải tiếp tục được hoàn thiện để nâng cao chất lượng giải quyết các việc về HN&GĐ nói chung, hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng.

Dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nhà làm luật quy định cụ thể đường lối xử lý phù hợp đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Theo hướng dẫn tại Mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, về nguyên tắc kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử hủỵ Tuy nhiên, ngoại lệ cũng được xem xét đối với những trường hợp

đặc biệt thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử hủy kết hôn trái pháp luật. Cụ thể như sau:

- Trường hợp vi phạm độ tuổi: Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Trường hợp kết hôn vi phạm sự tự nguyện: Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng

trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án thụ lý vụ án để

giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

- Trường hợp người đang có vợ có chồng mà kết hôn với người khác có hai ngoại lệ: + Cán bộ và bộđội miền Nam tập kết ra miền Bắc đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì xử lý theo Thông tư số 60/DS-TATC ngày 22/02/1978 của TAND tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác” (sau đây viết tắt là Thông tư số 60/1978/DS-TATC). Như vậy, nếu là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc đã có chồng mà kết hôn với người khác, xét về nguyên tắc là vi phạm điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên theo Thông tư số 60/1978/DS-TATC, nếu có yêu cầu xử hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với quan hệ hôn nhân sau, Tòa án không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

+ Khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà chưa giải quyết việc ly hôn một trong hai bên đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau là kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họđã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn saụ

Như vậy, các trường hợp được áp dụng ngoại lệ thường kèm theo những điều kiện rất chặt chẽ. Điều kiện này thể hiện rõ việc áp dụng ngoại lệ được xem xét rất thận trọng dựa trên tính chất, mức độ của hành vi vi phạm cũng như mức độ khắc phục hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra cho đời sống HN&GĐ. Thông thường phải là những trường hợp tính chất vi phạm không nhiêm trọng hoặc hậu quả của hành vi vi phạm đã được khắc phục. Điều này phù hợp với tính chất chế tài của việc xử lý vi phạm điều kiện kết hôn nhưng vẫn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong phương pháp điều chỉnh của Luật HN&GĐ. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi khi áp dụng xử lý linh hoạt đối với các trường hợp này cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Cần phải hiểu đúng thế nào là “đến tuổi kết hôn”. Mục 2, điểm d.1 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP-TATC nêu rõ: “Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ

việc kết hôn trái pháp luật”. Chúng tôi cho rằng sử dụng cụm từ “đến tuổi kết hôn” trong trường hợp này chưa chính xác. Điều này dễ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất. Bởi vì, trong thực tế “đến tuổi kết hôn” theo quan niệm của người dân hoàn toàn không đồng nhất với tuổi kết hôn luật định.

Thứ hai: Đối với những trường hợp được áp dụng ngoại lệ, mặc dù kết hôn trái pháp luật nhưng khi có yêu cầu, Tòa án không máy móc xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, xử lý linh hoạt và mềm dẻo cũng phải đảm bảo tính thận trọng nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến ý thức tôn trọng pháp luật của người dân, ảnh hưởng đến hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật. Vềđiểm này, pháp luật hiện hành khi quy định về các trường hợp xử lý ngoại lệ vẫn còn bất cập. Một số trường hợp kết hôn trái pháp luật được áp dụng ngoại lệ và xử lý theo hướng không máy móc xử

hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng quan hệ vợ chồng của hai người kết hôn trái pháp luật trong trường hợp này được tính từ thời điểm nàỏ Rõ ràng pháp luật hiện hành chưa dự liệu vấn đề nàỵ Vì thế, có thể hiểu quan hệ này được thừa nhận tính từ thời điểm đăng ký kết hôn.Thiết nghĩ, điều này không phù hợp. Bởi lẽ, thừa nhận quan hệ vợ chồng phát sinh từ thời điểm đăng ký kết hôn là thừa nhận sự tồn tại của hôn nhân đối với cả khoảng thời gian việc vi phạm điều kiện kết hôn vẫn diễn rạ Ví dụ như trường hợp vi phạm điều kiện độ tuổi, tại thời điểm có yêu cầu xử hủy, hai bên đều đã đủ tuổi kết hôn luật định và trong thời gian chung sống cuộc sống của họ

bình thường thì áp dụng ngoại lệ và xử lý theo hướng “không máy móc xử hủy”. Do vậy, thừa nhận quan hệ hôn nhân tính từ thời điểm hai bên đăng ký kết hôn nghĩa là thừa nhận hôn nhân tồn tại đối với cả khoảng thời gian hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Rõ ràng đây là điểm bất hợp lý cần phải xem xét để có một lựa chọn phù hợp hơn

đối với việc giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2.3.1.4. Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hủy việc kết hôn trái pháp luật tất yếu sẽ phải giải quyết mọi vấn đề phát sinh có liên quan đến việc chung sống trái pháp luật giữa hai bên nam nữ. Đó là vấn đề

nhân thân, tài sản và con chung.

- Về nhân thân: Hai bên trong quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phải là vợ chồng. Vì thế, kể từ ngày phán quyết của Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp

luật có hiệu lực pháp luật, các bên phải chấm dứt việc sống chung như vợ chồng trái pháp luật.

- Về quan hệ giữa cha mẹ và con: Quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ. Vì vậy, dù đứa con được sinh ra từ quan hệ hôn nhân trái pháp

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)