Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từn ăm 1976 đến nay

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 61)

- Khái niệm chế định kết hôn

1.3.3. Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từn ăm 1976 đến nay

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Luật HN&GĐ năm1959 được thi hành thống nhất trên phạm vi cả nước theo Nghị

quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính Phủ. Các quy định về kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 1959 và các văn bản hướng dẫn thi hành được áp dụng thống nhất trên cả nước. Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1959. Tình hình kinh tế xã hội cũng đã có những thay đổi, Luật HN&GĐ

năm 1959 bắt đầu thể hiện những bất cập cần phải được bổ sung để đáp ứng việc

điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ trong tình hình mớị Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 1986 được ban hành thay thế Luật HN&GĐ năm 1959. Các quy định về điều kiện kết hôn về cơ bản vẫn giống như Luật HN&GĐ năm 1959 nhưng có những sửa đổi phù hợp hơn. Diện cấm kết hôn được quy định theo hướng thu hẹp hơn. Về hình thức kết hôn, nhà làm luật 1986 lại chưa tỏ ra dứt khoát với quy định vềđăng ký kết hôn. Theo đó, việc kết hôn do hai bên tự nguyện, tuân thủ quy định điều kiện độ tuổi, không rơi vào các trường hợp luật cấm kết hôn thì không bị coi là trái pháp luật (Điều 9). Như vậy, ngoài trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, Luật này đã gián tiếp thừa nhận “hôn nhân thực tế”. Luật HN&GĐ năm 1986 dành

một điều luật riêng quy định về việc kết hôn có yếu tố nước ngoàị Pháp lệnh về

HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, và Nghịđịnh số

184/CP ngày 30/11/994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, tiếp tục cụ thể hóa, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền tự do kết hôn cho các bên nam nữ. Trong bối cảnh, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và giao lưu với các nước tất sẽ dẫn đến sự giao lưu giữa công dân Việt Nam với công dân của các quốc gia trên thế giớị Vì vậy, việc quy định vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài là cần thiết, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của thời đạị Với ý nghĩa đó, Luật HN&GĐ năm 1986 góp phần điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ nói chung, vấn đề kết hôn nói riêng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hòa thuận, hạnh phúc.

Hiến pháp năm 1992 được ban hành, cùng với việc ghi nhận quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân- đạo luật cơ bản của Nhà nước ta tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của gia đình trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Bộ luật Dân sự được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1996 đã quy định việc bảo vệ quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân. Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

(Điều35). Dưới góc độ thực tiễn, diện mạo của nền kinh tế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hộị Hội nhập quốc tế sâu rộng cũng tạo ra nhiều cơ

hội và thách thức không chỉ với nền kinh tế mà còn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực HN&GĐ. Trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 9/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001 thay thế Luật HN&GĐ năm 1986. Có thể nói, chếđịnh kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một bước phát triển vượt bậc so với Luật HN&GĐ năm 1986. Các quy định vềđiều kiện kết hôn được sắp xếp khoa học hơn. Về việc đăng ký kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định để việc kết hôn có giá trị

pháp lý, mọi trường hợp kết hôn đều phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này giải quyết được sự “chưa rõ ràng” trong việc áp dụng Điều 8,

trong việc không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp nam nữ

chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn [94, tr. 81]. Xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký kết hôn được quy định cụ thể. Đặc biệt, quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được dự liệu đầy đủ hơn. Với các quy định này, Luật HN&GĐ năm 2000 đã tiến xa hơn một bước trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.

Hiến pháp năm 2013 được ban hành thể hiện nhiều nội dung mang tính đột phá trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người cũng như tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển chung của xã hộị Luật HN&GĐ năm 2000, qua hơn 10 năm thi hành áp dụng cũng đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ nói chung, điều chỉnh việc kết hôn nói riêng. Trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã được ban hành thay thế Luật HN&GĐ năm 2000.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 61)