Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 153)

- Khái niệm chế định kết hôn

17 Chính phủ đã ban hành2 Nghị định: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy

3.3.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn

kết hôn

3.3.3.1. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội

Ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của mỗi cá nhân là nhân tố quan trọng nhằm đảm bảo tính thực thi của pháp luật. Xét cho cùng vi phạm pháp luật về kết hôn có nguồn gốc từ nhận thức về pháp luật của người dân chưa tốt. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết của đồng bào vùng dân tộc thiếu số mà chúng tôi đề cập trong nghiên cứu này bắt nguồn từ nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Vì thế, hậu quả của hôn nhân cận huyết và tảo hôn đang trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân và cũng là sự trăn trở của toàn xã hộị Nếu chúng ta không hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng này chúng ta lại sẽđối mặt với nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt giải pháp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho mỗi cá nhân trong xã hội, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Muốn thực hiện tốt giải pháp này cần phải chú trọng những vấn đề sau:

Một là, thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân trong xã hộị Phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật luôn là một việc có tính chất quyết định nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Bởi vì hiểu biết đầy đủ pháp luật sẽ giúp cho mỗi cá nhân ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn đối với đời sống HN&GĐ. Nếu mỗi người đều ý thức rằng việc kết hôn vi phạm quy định của pháp luật thì người trước tiên phải chịu những thiệt thòi chính là bản thân người kết hôn, họ sẽ phải thận trọng hơn khi xác lập quan hệ hôn nhân. Vì vậy, cần phải chú trọng tới việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới mọi cá nhân, phải xác định rõ

đây là việc làm thường xuyên, liên tục và phải thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với mỗi đối tượng, từđó ý thức tuân thủ pháp luật của mọi cá nhân trong xã hội sẽđược nâng caọ

Hai là, cùng với việc tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật chúng ta phải tăng cường phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống vật chất

cũng như tinh thần cho mỗi cá nhân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn và miền núị Trung tá Dương Thanh Tịnh.- Chiến sỹ biên phòng, người đã hơn 10 năm gắn bỏ với bà con nơi miền sơn cước (Hương Sơn- Hà Tĩnh) đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết đối với người dân tộc Chứt. Ông cho rằng cùng với việc mở những phiên chợ tình còn phải mởđường để giúp bà con giao lưu với bên ngoài, giao lưu không chỉ tạo cơ hội cho nam nữ thanh niên tìm bạn mà cũng giúp bà con phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống21. Nhận thức của người dân về mọi mặt của cuộc sống được cải thiện, bản thân họ sẽ có lựa chọn chính xác và thực hiện quyền của họ có trách nhiệm với bản thân cũng như với gia đình và xã hộị

Ba là, chú trọng việc gìn giữ, tôn trọng những phong tục, tập quán tốt đẹp về

HN&GĐ của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, đối với các phong tục tập quán lạc hậu, trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ thì cần phải vận động để xóa bỏ. Đây là việc làm khó vì phong tục, tập quán vốn đã trở thành thói quen trong hành vi ứng xử của người dân cho nên chúng ta không thể dễ dàng thực hiện xóa bỏ

một sớm, một chiềụ Song nếu chúng ta không kiên trì xóa bỏ, những phong tục, tập quán lạc hậu này sẽ trở thành những tác nhân vô cùng nguy hại, cản trở việc thực thi pháp luật HN&GĐ. Hôn nhân cận huyết và tảo hôn là một ví dụ đau lòng minh chứng cho tình trạng phong tục, tập quán lạc hậu cứ mãi đeo bám người đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, dù Luật HN&GĐ là lĩnh vực luật tư. Nói một cách hình ảnh là lĩnh vực luật “tư trong tư” nhưng Nhà nước cũng cần phải có sự can thiệp một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, bảo đảm một cách hài hòa lợi ích của người kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hộị

3.3.3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kết hôn

Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kết hôn là đảm bảo quan trọng để các quy định của pháp luật về kết hôn đi vào cuộc sống, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn cũng như những người có quyền lợi liên quan.

21 (Xem ), dantrịcom.vn “ Hiến kế mở chợ tình giúp người Chứt thoát họa hôn nhân cận huyết”, cập nhật ngày 15/3/2015. 15/3/2015.

Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cần tiếp tục thực hiện việc chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác áp dụng pháp luật. Các vấn đề thuộc đời sống HN&GĐ nói chung và điều kiện kết hôn nói riêng là những vấn đề hết sức nhạy cảm. Việc giải quyết không đơn thuần chỉ là việc áp dụng pháp luật thuần túy mà còn phải cân nhắc hài hòa giữa lý và tình. Do đó, giải quyết các vụ việc liên quan đến HN&GĐ có những đặc thù riêng đòi hỏi người làm công tác áp dụng pháp luật phải có những kỹ năng nhất định. Bởi vậy, cùng với việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, cần phải tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giúp cho đội ngũ làm công tác áp dụng pháp luật không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có kỹ năng nghềđể giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề HN&GĐ một cách hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cần phát huy tốt hơn vai trò của các chủ

thể có thẩm quyền trong việc phát hiện những vi phạm về điều kiện kết hôn và thực hiện quyền khởi kiện. Thực tế cho thấy, vi phạm pháp luật về kết hôn chiếm số

lượng không nhỏ nhưng số lượng các trường hợp bị xử lý còn quá khiêm tốn. Điều này đã tạo ra những hiệu ứng không tốt trong việc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ

nghĩạ Vì vậy, nâng cao vai trò của các chủ thể khởi kiện là cần thiết và tất yếụ Muốn làm tốt vấn đề này cần phải tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện các thiết chế, ghi nhận quyền của các chủ thể cũng như phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các chủ thể, tránh chồng chéọ Đây cũng là cơ sởđể chúng ta xác định được trách nhiệm của từng chủ thể khi để xảy ra những sai phạm và có biện pháp xử lý thích đáng đối với từng trường hợp vi phạm.

Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kết hôn cần sớm thành lập Tòa chuyên trách giải quyết các vấn đề về HN&GĐ, đồng thời tiến tới xây dựng thủ tục riêng giải quyết các vụ việc về HN&GĐ. Như chúng tôi đã phân tích, lĩnh vực HN&GĐ có những nét đặc trưng riêng khác với lĩnh vực dân sự nói chung. Pháp luật của một số nước trên thế giới cũng đã thành lập mô hình Tòa HN&GĐ chuyên xét xử những vụ việc về HN&GĐ. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nhà làm luật Việt Nam cũng nên sớm xem xét đến mô hình Tòa HN&GĐ để đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc về HN&GĐ, góp phần nâng cao hiệu quả điều

chỉnh của pháp luật HN&GĐ nói chung và pháp luật điều chỉnh việc xác lập quan hệ

vợ chồng nói riêng.

3.3.3.3. Tăng cường năng lực hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn, thực hiện tốt vấn đề quản lý nhà nước đối với quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài để

hạn chế tình trạng “môi giới hôn nhân”, tiến tới chấm dứt tình trạng “môi giới hôn nhân” nhằm mục đích trục lợi

Như chúng tôi đã phân tích ở mục 2.1.2 và chỉ rõ những bất cập, vướng mắc trong hoạt động hỗ trợ kết hôn đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoàị Hiện nay, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 21/12/2014 của chính phủ quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục quy định theo hướng duy trì hoạt động hỗ trợ kết hôn đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoàị Từ những phân tích ở góc độ lý luận và thực tiễn này cho thấy, dù chúng ta không thừa nhận việc “môi giới hôn nhân” thì hoạt động này vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hộị Do đó, để hạn chế tình trạng môi giới tràn lan nhằm mục

đích trục lợi và đảm bảo để hoạt động hỗ trợ kết hôn đạt được mục đích ý nghĩa xã hội, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, tăng cường việc quản lý nhà nước đối với việc kết hôn có yếu tố

nước ngoài

Tăng cường việc quản lý nhà nước đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài là điều kiện tiên quyết để hạn chế tình trạng môi giới hôn nhân như hiện naỵ Muốn vậy, ở tầm vĩ mô ngoài việc phải tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ còn phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các Điều ước quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề còn tồn tại và vướng mắc hiện nay về kết hôn có yếu tố nước ngoàị

Hai là, nâng cao chất lượng của hoạt động hỗ trợ kết hôn.

Thực hiện rà soát, tổng kết hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của Trung tâm này đối với hoạt

động hỗ trợ kết hôn. Thực hiện tốt việc đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ

cán bộ của Trung tâm, đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động hỗ trợ kết hôn.

Ba là, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi “môi giới hôn nhân” nhằm trục lợị

Hành vi “môi giới hôn nhân” nhằm mục đích trục lợi phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh để nâng cao tính răn đe và phòng ngừa vi phạm.

Bốn là, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho nữ thanh niên để nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn. Đây là một giải pháp tốt để hạn chế phần nào tình trạng các cô gái nông thôn xác định việc kết hôn với người nước ngoài như một lựa chọn để “thoát nghèo”.

Năm là, tăng cường công tác trợ giúp pháp lý. Đẩy mạnh xây dựng các Câu lạc bộ tiền hôn nhân, Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau làm kinh tế…tạo ra những sân chơi lành mạnh, nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho cho nam nữ thanh niên để

họ có những định hướng đúng đắn về tình yêu và hôn nhân. Đó là những tiền đề

quan trọng giúp mỗi cá nhân thực hiện quyền tự do kết hôn của mình vì những giá trị nhân văn mà hôn nhân mang lại cho gia đình và xã hộị

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)