Về việc chuyển dịch nghĩa dụng học của câu hỏi

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình chuyển dịch câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên một số văn bản dịch Anh - Việt (Trang 93)

3. Mục đích ý nghĩa

3.3 Về việc chuyển dịch nghĩa dụng học của câu hỏi

Ở trên, chúng ta đã bàn đến các câu hỏi có chức năng duy nhất là đƣa ra lƣợng thông tin, nhƣ các thí dụ sau:

a. Is that the Việt Nam Memorial?

Đó chính là đài tƣởng niệm Việt Nam? b. Where can I get a good vegetarial meal? Tôi có thể dùng bữa ăn kiêng ở đâu?

Nhƣng trong thực tế câu hỏi có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau để đƣa ra một yêu cầu có thể sƣ dụng loại câu hỏi nhƣ:

Mr. Washington, will you come here for a momen? Ngài Oasinhton, ngài đến đây một chút đƣợc không?

Còn câu sau đây lại dùng mời để một ngƣời bạn đến dự một cuộc họp.

Janet, Do you have anything you have to do tonight? Joan Humphries is speaking at the Winton Centre.

Janet, cô có bận việc gì tối nay không? Joan Humphries sẽ nói chuyện ở trung tâm Win tơn đấy.

Những câu hỏi trong đoạn hội thoại sau dùng để bộc lộ các bƣớc đi đến một hành vi cầu hôn: [ ST- tr.31]

- Elvira, do you really like me?

Elvira, em có thực sự thích tôi không? - I think I do. Yes, I do, I like you a lot!

- Elvira., what I want to say is, well, what I mena is… Elvira, những gì tôi muốn nói là…

- Yes, Jack? Sao cơ, Jack?

- Then. Why don‟t we get maried? Sao chúng ta lại không lấy nhau nhỉ?

Những câu hỏi kế nhau có cấu trúc nhƣ một lời yêu cầu cung cấp thông tin lại đƣợc dùng trong hoàn cảnh này với một chức năng hoàn toàn khác. Khi Jack thốt ra câu hỏi cuối cùng, anh ta rõ ràng là đang rất sốt ruột về chiến lƣợc cầu hôn của mình. Những gì đang bày ở đây không thuộc về cấu trúc hình thức câu hỏi, mà chính là việc sử dụng chúng nhƣ thế nào – các hành vi ngôn ngữ khác nhau của một hình thức câu hỏi. Những ý định yêu cầu, mời mọc hay đe doạ là những chức năng khác mà câu hỏi có thể thực hiện đƣợc trong các chiến lƣợc giao tiếp có thực trong thực tế

3.4. Hư từ và cách sử dụng khi chuyển dịch câu hỏi

Nhƣ trên đã trình bày, hƣ từ, các tiểu từ và tổ hợp từ trong câu hỏi tiếng Việt chiếm một vị trí quan trọng, nhƣng trong câu hỏi tiếng Anh lại không có. Làm sao có thể biểu đạt đƣợc hết nội dung câu hỏi và cấp độ sắc thái tình cảm của ngƣời nói giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt là một vấn đề không mấy dễ dàng. Trên bình diện cú pháp, những tiểu từ (đƣợc xem là nghĩa khí từ nhƣ: à; ƣ; nhỉ; nhé; nào; sao; chăng; đâu…) đƣợc sử trong lời nói giao tiếp thƣờng ngày để biểu thị lời nói thái độ ngƣời nói với điều đƣợc bàn đến, hoặc giữa ngƣời nói với ngƣời nghe. Xét về mặt hình thức, những từ hƣ này thƣờng xuất hiện cuối câu hỏi, với nhiều cấp độ khác nhau, tuỳ thuộc và chức năng ngôn ngữ mà chúng đảm đƣơng. Quan sát câu hỏi sau phát ngôn “Anh đi”.

1. Anh đi à? 2. Anh đi ƣ? 3. Anh đi nhé?

5. Anh đi chứ? 6. Anh đi sao? 7. Anh đi chăng?

Các từ hƣ ở cuối câu hỏi đã tham gia tạo nên dạng thức nghi vấn của câu mà sự khác biệt trong bản thân chúng là cấp độ hồ nghi biểu thị thái độ của ngƣời nói với điều mình muốn thông tin. Trong khi đó, có thể ngƣời Anh chỉ có một cách diễn đạt kiểu nhƣ:

Will you go?

Hoặc cùng một nội dung hỏi, nhƣng ngƣời Anh phải vận dụng đến các kiểu loại câu hỏi cũng ngữ điệu câu khác nhau để bày tỏ thái độ của mình, mà không có các từ hƣ nhƣ trong tiếng Việt. Thí dụ: Với nội dung hỏi:

Cô không nhận ra tôi ƣ? Cô không nhận ra tôi sao? Cô không nhận ra tôi à?

Phải chăng cô không nhận ra tôi ?...

Ngƣời Anh có thể nói với ngữ điệu lên giọng ở cuối câu: a. You don‟t recognise me? ↑(ngạc nhiên)

b. You can‟t recognise me? ↑(bực tức)

c. You don‟t recognise me, don‟t you? ↑ (đay nghiến trách móc) d. You might haven‟t recognised me? ↑ ( trách móc)

e. Couldn‟t you recognise me ?↑ (than vãn hoặc đè đặt nghi ngờ)

Các trợ động từ tình thái cũng biểu thị sắc thái biểu cảm trong câu hỏi tiếng Anh rất nhiều. Và nếu cho rằng sự xuất hiện của các lớp hƣ từ trong tiếng Việt tạo yếu tố nghi vấn thì trong tiếng Anh, các thán từ nhƣ Dear me!, well, oh, ah, oh God, good have, my goodness…là các lớp ngữ khí từ kiểu tƣơng tự. và cũng rất thiếu sót nếu không nhắc đến các yếu tố nghi vấn nhƣ Sure? OK then? All right?...nhằm thể hiện mối quan tâm thực sự từ phía ngƣời nói nhƣ:

You got the ticket. Sure?

Anh chắc chắn đã nhận đƣợc vé rồi chứ?

Trong quá trình dịch thuật , việc chuyển hoá câu phải xuất phát từ chức năng tạo câu, vốn chủ yếu đƣợc xác định bằng các yếu tố của kết cấu cú pháp. Đồng thời phải có sự phân tích chẳng những về mặt cú pháp, mà còn về chức năng ngôn ngữ của các lớp từ hƣ trong tiếng Việt hay lớp từ ngữ khí cảm thán trong tiếng Anh. Đây là thói quen văn hoá ngôn từ của mỗi cộng đồng. Qua hơn 1000 phát ngôn, chúng tôi thống kê đƣợc tần suất sử dụng lớp từ này ở hai ngôn ngữ không giống nhau khi chúng giữ chức năng khác nhau. Thống kê sau đây chỉ rõ sự khác biệt của chúng

Chức năng Tiếng Anh Tiếng Việt

Chức năng nhận thức 27,1% 3,4%

Chức năng đƣa đẩy 11,5% 38,1%

Chức năng biểu cảm 61,4% 58,5%

100% 100%

Bởi vậy, từ một câu hỏi ngữ nguồn sẽ có khả năng có hơn một cách dịch. Do vậy, ngƣời làm công tác dịch thuật cần đủ bản lĩnh chọn một biến thể phù hợp và có tính chuẩn cao nhất.

3.5. Lưu ý về việc sử dụng từ xưng hô trong chuyển dịch

Từ xƣng hô có thể nói không thể thiếu đƣợc trong bất kỳ một hành động giao tiếp nào, nhƣng tại sao khi dịch từ xƣng hô từ một ngôn ngữ gốc (source language) nhƣ tiếng Anh sang một ngôn ngữ đích (target language) nhƣ tiếng Việt và ngƣợc lại, hầu hết những ngƣời học tiếng Anh đều gặp phải những khó khăn không nhỏ? Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về dịch thuật về từ xƣng hô nhƣng quan niệm gắn liền với từ xƣng hô thuyết phục nhất vẫn là của Koller.Theo ông, dịch "để đạt đƣợc tƣơng đƣơng về ngữ

dụng có nghĩa là dịch cho một số đông độc giả cụ thể", dịch thế nào để “đảm bảo sự hiểu đƣợc” ở nền văn hoá tiếp nhận.

Dịch từ xƣng hô theo hƣớng ngữ dụng là nhấn mạnh các qui tắc giao tiếp xƣng hô, đây cũng là sự khác biệt rõ nét nhất giữa hai hình thái xƣng hô Anh Việt.

Ta cần chú ý các nguyên tắc sau:

a. Xƣng hô ngoài xã hội phải tuân thủ nguyên tắc “xƣng khiêm, hô tôn”. b. Tuổi tác là tiêu chí quan trọng nhất.

c. Quyền lực xã hội cần đƣợc đề cao. d. Gia đình hoá xã hội để thân mật hoá.

e. Xƣng hô trong gia đình khác biệt với xƣng hô ngoài xã hội.

Để có cơ sở vững cho việc biên phiên dịch các dạng thức xƣng hô từ Anh sang Việt đặc biệt là trong các quá trình dịch các câu hỏi trong các hội thoại, ta cần chú ý đến tƣơng đƣơng và bất tƣơng đƣơng trong các nguyên tắc xƣng hô trong giao tiếp cuả ngƣời Việt, từ đó có thể định ra hƣớng dịch phù hợp với nội dung văn bản gốc và nền văn hoá của văn bản đích.

Những tƣơng đƣơng về cấu trúc chƣa phải là tất cả, ngƣời dịch còn phải tính đến tƣơng đƣơng và bất tƣơng đƣơng trong nguyên tắc xƣng hô. Cần kết hợp cả hai khía cạnh: Cấu trúc và quy tắc xƣng hô thì mới đạt đƣợc hiệu quả ngữ dụng. Điều lƣu ý cuối cùng là ngƣời dịch theo hƣớng ngữ dụng không những cần phân tích các đặc trƣng văn hoá và ngôn ngữ của ngôn bản gốc mà còn phải tái lập ngôn từ hoá (reverbalize) chúng, theo các giá trị của ngôn ngữ và nền văn hoá khác (ở đây là ngôn ngữ và văn hoá của văn bản đích). Chúng tôi xin đề cập đến một số khó khăn khi:

3.5.1 Dịch đại từ nhân xƣng

Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh khá đơn giản, chỉ gồm I, you, he, she, they, we, it và các biến thể của chúng về ngôi, giống, cách: me, you, him, her... Ngôi thứ

nhất và hai (I - you) vốn đƣợc sử dụng rất rộng rãi khi nói cũng nhƣ viết với bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội, quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, nhƣng khi chuyển sang tiếng Việt thì ngƣời dịch phải cân nhắc giữa nhiều lựa chọn và phải chọn đúng trong khi sử dụng các danh xƣng.

Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau đƣợc trích từ [6]. Hai nhân vật trong hội thoại này là một cô gái trẻ, Jane và một ngƣời đàn ông hơn Jane 20 tuổi, ông Rochester.

Rochester: “I love you. You, small and poor and plain, I ask you to marry me!” Jane: “You want to marry me, I cried, almost beginning to believe him. But I have no friends, no money, no family”

Rochester: Tôi yêu em! Em, một ngƣời con gái nhỏ bé, nghèo và giản dị, Tôi muốn hỏi cƣới em!”

Jane: “Ông muốn cƣới em ? Tôi nói đầy vẻ ngạc nhiên và tôi bắt đầu cảm thấy tin ông. Nhƣng em không có bạn bè, không có tiền bạc và cũng không có gia đình.”

Số lƣợng từ xƣng hô Anh - Việt

Trong hệ thống xƣng hô tiếng Anh, các đại từ nhân xƣng (personal pronouns) có số lƣợng lớn hơn tiếng Việt nhƣng lại đơn giản hơn nhiều.

Hình thái xƣng hô Phạm trù xƣng hô Anh Việt Ngôi + + Giống + + Số + + Cách + -

Lƣu ý: +: có - : không

Khác với tiếng Anh vốn có phạm trù cách, trong tiếng Việt cách không phải là một phạm trù ngữ pháp mà nó chỉ là một hiện tƣợng cú pháp mà các dạng thức xƣng hô Việt ngữ khu biệt với nhau chỉ qua vị trí câu. Ở tiếng Anh các hình thái nhân xƣng thuộc phạm trù cách đƣợc cấu thành với 3 thành tố [5].

Chủ cách (Nominative case) Tân cách (Accusative case) Sở hữu cách (Possessive case) Đại từ nhân xƣng I, you, she, he, we,

they

Me, you, her, him, us, them

Tính từ sở hữu My, your, her, his,

our, their

Đại từ sở hữu Mine, yours,

hers,...

Theo phạm trù cách, trong các từ xƣng hô tiếng Anh thành phần chính có thể là các đại từ nhân xƣng, sau đó đến tính từ sở hữu và các đại từ sở hữu, đặc biệt là tân cách.

Nếu đối chiếu với tiếng Việt thì ở tiếng Việt hình thái xƣng hô hoàn toàn không có phạm trù cách (chủ cách, tân cách, sở hữu cách). Nhƣng các hình thái tƣơng đƣơng thì nhiều hơn, nhờ sự chi phối bởi các phạm trù xƣng hô khác nhƣ ngôi, giống, số và phạm trù lịch sự theo một hệ thống cấu trúc hoàn toàn khác, ở đây ngƣời Việt sử dụng yếu tố phi đại từ bên cạnh các đại từ nhân xƣng để tăng hiệu quả giao tiếp. Ví dụ: ông,

bà, cô, cậu... Đây chính là yếu tố văn hoá khác biệt nổi trội khi so sánh với hệ thống xƣng hô tiếng Anh.

3.5.2. Dịch tên riêng

Ở phƣơng Tây ngƣời ta chỉ đơn giản dùng tên của các nhân vật đƣợc đề cập mà không có bất cứ hàm ý nào. Trong các bản Kinh thánh tiếng Anh, ngƣời ta chỉ viết Jesus hay Jesus Christ hay Christ nhƣng trong bản tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chỉ viết cái tên nhƣ thế.

Trong gia đình ngƣời phƣơng Tây có thói quen gọi bố, mẹ, ngƣời lớn tuổi hơn bằng tên riêng, điều này vốn không phù hợp với nền văn hoá Á Đông nhƣ Việt Nam, nếu không cẩn thận ngƣời dịch có thể gây những hiểu nhầm tai hại.

Chúng ta còn phải kể đến những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ xƣng hô trong tôn giáo:

Ví dụ: - Một ngƣời xuất gia còn ít tuổi đời có thể nào gọi một ngƣời tại gia nhiều tuổi (trên 60 chẳng hạn) bằng “con” đƣợc chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xƣng là “con” với ngƣời xuất gia?

- Xƣng hô trong Hoàng tộc cũng gây không ít khó khăn khi biên dịch một số tác phẩm, ví dụ: khi nào thì dịch là trẫm khi nào dịch là quả nhân?

Trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị để đón nhiều đối tác đến đầu tƣ, rất nhiều ngƣời cần học tiếng Việt và tìm hiểu về Văn hoá Việt Nam, luận văn này nhằm mục đích phân tích và đƣa ra một số giải pháp cần thiết để giải quyết phần nào khó khăn trên.

3.5.3 Yếu tố văn hoá

Văn hoá trong hệ thống xƣng hô tiếng Việt đƣợc hiểu là phạm trù lịch sự (category of politeness). Tiếng Việt và tiếng Anh giống nhau ở chỗ sử dụng đại từ nhân xƣng trong phạm trù lịch sự, nhƣng có sự khác biệt: trong tiếng Anh (đại từ nhân xƣng) thƣờng không thể hiện rõ sắc thái nghĩa (lịch sự/ không lịch sự) nhƣng ở tiếng Việt thì rất rõ ràng. Ví dụ: Tôi (trung hoà), tao (suồng sã), nó (trung hoà). Để biểu thị sắc thái lịch sự, tiếng Việt sử dụng thêm các yếu tố bên cạnh các đại từ nhân xƣng, điển hình nhất là:

Từ thân tộc (Kinship terms): Đây là nét khác biệt nhất giữa tiếng Anh và Việt vì ở tiếng Anh từ chỉ thân tộc hầu nhƣ không đƣợc sử dụng để xung hô do vậy không có tƣơng đƣơng trong dịch Anh - Việt và đây cũng là một vấn đề đặt ra cho dịch Việt Anh.

Các danh từ chỉ ngƣời (personal nouns): Cả tiếng Việt lẫn Anh đều sử dụng để chỉ phạm trù lịch sự nhƣng tồn tại sự khác biệt:

Ở ngôi thứ nhất và hai (ngƣời xƣng và ngƣời gọi) ở tiếng Anh không có hiện tƣợng này. Ở tiếng Việt dùng trong câu. Ở ngôi thứ hai tiếng Anh dùng hô ngữ (vocative), tiếng Việt dùng trong câu. Riêng ở ngôi thứ ba có sự khác biệt Anh - Việt.

Chức vụ và nghề nghiệp (title and occupation):

Ở tiếng Anh chức vụ hoặc nghề nghiệp chủ yếu dùng hô ngữ. Ở Tiếng Việt trong cấu trúc cầu khiến, trong hô ngữ và trong câu.

Tên riêng: Xu thế dùng tên riêng cả trong tiếng Anh lẫn Việt trong xƣng hô cũng có sự khác nhau. Ở ngôi thứ nhất chỉ có trong Tiếng Việt, tiếng Anh không có hiện tƣợng này. Ở ngôi thứ hai và thứ ba theo thói quen của ngƣời Anh thƣờng gọi họ, ngƣời Việt chỉ gọi tên.

Các từ loại khác: tiếng Anh dùng ít hơn tiếng Việt để chỉ phạm trù lịch sự tiếng Việt sự có mặt của đại từ chỉ định đƣợc đem ra xƣng hô để biểu thị phạm trù lịch sự.Ví dụ:

- Đây nói cho đằng ấy biết.

Tiếng Việt có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trƣớc hết là sự phong phú trong hệ thống xƣng hô bằng các từ xƣng hô, so sánh với tiếng Anh phong phú hơn nhiều. Hệ thống các quy tắc xƣng hô của tiếng Việt cũng nhƣ các ngôn ngữ phƣơng Đông rất khác với các ngôn ngữ phƣơng Tây. Ngƣời Trung Quốc cho rằng lịch sự là một hiện tƣợng chi phối mọi cá nhân trong xã hội, khái niệm “Lễ” của Khổng Tử là khởi nguồn của quan niệm “lịch sự, “khiêm với mình và tôn kính với ngƣời”, trong tiếng Việt cũng vậy, biểu thị lịch sự dựa vào các chiến lƣợc quy định bởi các chuẩn mực xã hội, con ngƣời Việt Nam cụ thể phải gắn kết với cộng đồng, chịu sự tác động qua lại trong cộng đồng, coi mọi ngƣời trong cộng đồng nhƣ họ hàng trong gia đình lớn, ngƣời dƣới phải xƣng hô ngƣời trên nhƣ thế nào cho đúng mực. Ở tiếng Anh vốn không quy định các chuẩn mực này, thƣờng đề cao yếu tố cá nhân độc lập nên khi biểu hiện lịch sự ngƣời ta dựa vào chiến lƣợc lịch sự cá nhân.

Tóm lại: Có thể thấy một điều cần hết sức lƣu ý khi chuyển dịch câu hỏi

tiếng Anh sang tiếng Việt là khi chuyển dịch phải căn cứ vào hàm nghĩa, ngữ cảnh , vai giao tiếp trong tiếng Anh để từ đó lựa chọn đại từ nhân xƣng sao cho phù hợp nhất với câu hỏi trong tiếng Việt.

KẾT LUẬN

1. Câu nghi vấn chiếm một vai trò quan trọng trong giao tiếp, trong hoạt động nhận thức và trong các hình thức hoạt động thực tiễn của đời sống con ngƣời. Nghiên cứu, phân tích và đối chiếu các kiểu loại câu nghi vấn đích thực trong tiếng Anh trên

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình chuyển dịch câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên một số văn bản dịch Anh - Việt (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)