Tag question Câu hỏi đuôi

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình chuyển dịch câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên một số văn bản dịch Anh - Việt (Trang 63)

3. Mục đích ý nghĩa

2.1.3.1Tag question Câu hỏi đuôi

Phần lớn dạng câu hỏi này trong tiếng Anh cũng đƣợc chuyển dịch tƣơng đƣơng với dạng câu hỏi … phải không?/ … đúng không? vv...trong tiếng Việt

Dạng câu hỏi đuôi này trong tiếng Anh nhằm tìm sự đồng tình hoặc xác nhận nào đó từ phía ngƣời nghe. Thí dụ:

a. You didn‟t see him, did you?

Anh không nhìn thấy cậu ta phải không?

b. Ann can‟t swim, can she?

An không biết bơi phải không?

Loại câu hỏi này trong tiếng Việt không có thành phần lặp lại. Nếu chuyển dịch từng từ thì câu hỏi này trong tiếng Việt có thể dịch ra là: “Anh không nhìn thấy cậu ta,

có phải không?”.Nhƣng trên thực tế, ngƣời Việt không hỏi nhƣ vậy mà thƣờng nói:

“Anh không nhìn thấy cậu ta thật à?”. Ngoài với cách hỏi với mẫu câu … phải …

không chúng ta thƣờng thấy câu hỏi xác định lƣợng thông tin đúng – sai trong tiếng

Việt tƣơng ứng với mẫu câu hỏi đuôi trong tiếng Anh nhƣ: Có đúng là anh không nhìn thấy cậu ta?

Hoặc câu hỏi xác định đồng thời mang tính khẳng định nhƣ:

Anh không nhìn thấy cậu ta . Đúng không?

Có thể coi đây là loại câu hỏi xác định lại thông tin, hoặc lôi kéo ngƣời nghe vào cuộc nói chuyện, hoặc tìm sự đồng tình trong câu chuyện nếu hầu hết các tổ hợp từ hỏi loại này đều đứng ở vị trí cuối câu. Thí dụ:

“That sure was fast, wasn‟t it?” the clerk said? [F.S – tr.60]

“Quả là fast (nhanh), không phải sao?” người bán hàng nói. [C.C –

tr.61]

I‟ll see you soon again, Arthur, shan‟t I? [I.H – tr.122]

Ông Actơ, tôi sẽ gặp lại ông sau, được không? [M.N.C – tr.123]

She was never cross with us, was she, Louisa? [J.E – tr.187]

Cô ấy chẳng tức giận với chúng tôi bao giờ, có phải không, Luida nhỉ?

[J.E – tr.343]

Các đuôi câu hỏi thƣờng là: đúng không, được không, có phải không, có phải thế không, phải không…

Rất nhiều các câu hỏi trong tiếng Việt đƣợc lƣợc bỏ phần đuôi.Thực ra nghĩa của câu hỏi đã đƣợc lƣợc bỏ phần đuôi này không thay đổi, nhƣng sự nhấn manh vào thông tin cần xác định hay lôi kéo ngƣời nghe vào câu chuyện bị giảm bớt. Để bảo đảm điều này, ngƣời nói thƣờng thêm vào các phụ từ (tiểu từ) nhƣ: chứ, chứ gì, so, thì

sao,… vào cuối câu, hoặc chắc…, phải chăng…vào đầu câu hỏi. Thí dụ:

You have not quite forgotte little Adele, have you, reader? [J.E – tr.474]

Chắc bạn đọc cũng chưa quên hẳn Aden? [J.E – tr.441]

He won‟t take any interst in politics then, will he? [I.H – tr.146]

Phải chăng có vào đó thì ông ấy mới hết thích thú về chính trị? [M.N.C –

tr.147]

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.2 Câu hỏi có/không trong tiếng Anh chuyển dịch sang câu hỏi tiêng Việt không có tiểu từ mang tín hiệu nghi vấn

Trƣờng hợp các câu hỏi kiểu này thƣờng đƣợc kết hợp với ngữ điệu lên giọng, nhấn mạnh trọng âm và có thể kèm heo cử chỉ của ngƣời nói. Thí dụ:

Have you lived in this part of the country all your life? [F.S – tr.152]

Cả cuộc đời ông đã sống ở vùng này? [C.C – tr.153]

Did they tell you that? [F.S – tr.180]

Họ đã nói với bạn như thế? [C.C – tr.181].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình chuyển dịch câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên một số văn bản dịch Anh - Việt (Trang 63)