3. Mục đích ý nghĩa
2.3 Alternative questions – Câu hỏi lựa chọn
Loại câu hỏi này khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì cấu trúc phổ biến nhất là kiểu câu sử dụng từ hỏi chọn lựa hay/hay là. Trong tiếng Anh thì cấu trúc phổ biến của loại câu này là sử dụng or để so sánh:
a. Do you love pop or jazz? Cô yêu nhạc pop hay jazz?
b. Are they home or not? Họ (có) ở nhà hay không?
Loại câu hỏi này trong tiếng Anh không thể lƣợc đi từ tạo sự chọn lựa (OR), nhƣng trog tiếng Việt, ngƣời Việt thƣờng lựoc bớt khi giao tiếp nên thí dụ (b) có thể đƣợc nói là: “Anh có đi (hay không?”. Điều này không ảnh hƣởng đến lƣợng thông tin phát ra cũng nhƣ các sắc thái ý nghĩa của câu hỏi. Đôi khi câu hỏi lựa chọn trong tiếng Anh đƣợc lƣợc bỏ các tác tử, phá vỡ quy tắc ngữ pháp mà không ảnh hƣởng gì đến ý nghĩa của câu. Thí dụ (a) đôi khi đƣợc hỏi gọi lại là: “(Do) You like tea or coffee?” hoặc chỉ đơn giản “ Tea or coffee?”. Loại câu hỏi này đòi hỏi một tiêu điểm trả lời cho một trong hai thành phần đƣợc hỏi.
- Câu hỏi trong tiếng Việt giữ nguyên cấu trúc lựa chọn cơ bản với hay/hay là. Thídụ:
Are you coming or going? [F.S – tr.168]
Cậu đến hay là về? [C.C – tr.169]
What is this? Are you making love or taking pictures? [F.S – tr.175]
Sao vậy? Anh làm tình hay chụp ảnh đây? [C.C – tr.176]
You gonna eat it ordance with it, mister? [F.S – tr.97]
Ngài định ăn nó hay định khiêu vũ với nó, thưa ngài? [C.C – tr.98]
- Câu hỏi lựa chọn trong tiếng Việt với hoặc:
“Do you want me to cut it into six picces or eight?” the waitress asked. [F.S – tr.174]
“Ông cần cắt bánh làm sáu hoặc tám miếng ạ?” Cô phục vụ hỏi.
[C.C – tr.173]
Với từ lựa chọn “hoặc”, câu hỏi mang vẻ lựa chọn dứt khoát, sắc thái cảm mạnh mẽ kiểu nhƣ:
Hoặc tôi, hoặc anh phải đi khỏi đây à?
- Trong câu hỏi tiếng Việt có thể lƣợc bỏ từ lựa chọn hay/hoặc, thay bằng dấu phẩy (,) hoặc không có các tín hiệu nghi vấn trên. Thí dụ:
Does Johnny get it or not? [G.F – tr.85]
Liệu ông có giao vai trò đó cho Giônni không? [B.G – tr.91]
There words cut me, yet what could I do or say? [J.E – tr.3190]
Những lời nói đó làm tôi đau lòng, nhưng tôi biết nói gì, làm gì?
[J.E – tr.136]
Những cấu trúc chuyển đổi này không ảnh hƣởng đến sắc thái nghĩa của câu hỏi lựa chọn.
Tóm lại: Qua khảo sát câu nghi câu nghi vấn đích thực trong tiếng Anh và
tiếng Việt chúng tôi nhận thấy việc chuyển dịch câu hỏi tiếng Anh sang tiếng Việt thực sự không đơn giản. Để chuyển tải các nghĩa trong câu hỏi tiếng Anh, tiếng Việt phải dùng đến các trợ từ ngữ khí và các tác tử hỏi. Hoạt động chuyển dịch này cho thấy khả năng thể hiện nghĩa vô cùng phong phú, tinh tế của tiếng Việt, cụ thể là các đại từ nghi vấn, các tiểu từ tình thái và cả phƣơng thức trật tự từ.
CHƢƠNG 3
NHỮNG LƢU Ý KHI CHUYỂN DỊCH CÂU NGHI VẤN ĐÍCH THỰC TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
Giải quyết cái gọi là khó khăn trong quan hệ tầng bậc của một ngôn ngữ này đối với một ngôn ngữ khác không phải là điều dễ dàng. Một trong những khó khăn là trên thực tế có những cấu trúc bắt buộc phải tồn tại ở ngôn ngữ này mà không tồn tại ở ngôn ngữ kia. Câu trúc câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau về cả hình thức và ngữ nghĩa từ vựng. Để có thể có một bản dịch sát nghĩa nhất mà vẫn giữ đƣợc nét văn hoá trong ngôn ngữ ngƣời thực hiện công tác chuyển dịch phải mã hoá đƣợc mô hình cấu trúc câu hỏi tiếng Anh, tìm đƣợc nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt trong câu hỏi tiếng Việt và ngƣợc lại. Những tƣơng đồng và khác biệt này đƣợc đặt ở những cấp độ khác nhau, ở những đơn vị khác nhau. Dƣới đây là một số đăc điểm cần lƣu ý khi chuyển dịch câu nghi vấn đích thực.
3.1.Những nét tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của câu nghi vấn đích thực giữa hai ngôn ngữ
Qua khảo sát, phân tích, so sánh, chúng tôi thấy cấu trúc câu hỏi của tiếng Anh tƣơng đối đơn giản, chỉ có ba loại cơ bản với những khuôn mẫu câu hỏi nhất định. Nhƣng phƣơng thức trật tự từ và ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong câu hỏi tiếng Anh.
Ngƣợc lại, câu hỏi tiếng Việt, một ngôn ngữ không có hiện tƣợng biến đổi hình thái, hƣ từ có vị trí quan trọng đặc biệt. Việc nhận diện đầy đủ các sắc thái ý nghĩa của lớp từ này và chuyển dịch sang tiếng Anh, một ngôn ngữ thuộc loại hình vừa phân tích tính, vừa tổng hợp tính, đòi hỏi cần cân nhắc, thận trọng. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy của cộng đồng ngƣời nói tiếng Anh và của cộng đồng ngƣời nói tiếng Việt. Mỗi cộng dồng ngƣời đều có thói quen ngôn ngữ và qui tắc giao tiếp của mình. Vì vậy để chuyển hoá đƣợc cấu trúc câu hỏi tiếng Anh sang tiếng Việt và ngƣợc lại, ngƣời làm công tác chuyển dich trƣớc hết phải là ngƣời có hiểu
biết sâu sắc về văn hoá, phong tục, tập quán sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này giúp ngƣời dịch có thể so sánh các phƣơng tiện thể hiện câu hỏi trong từng ngôn ngữ, làm sáng tỏ đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ của mỗi cộng đồng. Từ đó rút ra kết luận về hoạt động của câu hỏi trong hai hệ thống ngôn ngữ. Cùng một tình huống nhƣ nhau nhƣng mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt các thành tố ngữ nghĩa riêng biệt, nên nhiệm vụ của ngƣời dịch là chuyền tải đƣợc cách biểu đạt câu hỏi khác nhau mà vẫn đảm bảo đƣợc tính chính xác về nội dung. Thí dụ:
Who is talking to him?
Ngƣời Việt thƣờng đƣa nhân vật hay sự kiện mà mình biết rõ hơn “cái chƣa rõ”, cần làm sáng tỏ lên vị trí trƣớc nhất, nên sẽ nói:
Ai đang nói chuyện với anh ấy thế chứ không nói là „Anh ấy đang nói chuyện với ai thế?”
Cách tri nhận của cộng đồng ngƣời nói ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau. Ngƣời dịch cần phân tích ngữ nghĩa ẩn tàng nội tại của cấu trúc câu hỏi bên trong, tức là giải quyết từng lớp nhỏ.
Quy trình chuyển dịch cần đƣợc gắn kết chặt chẽ. Để chuyển hoá cấu trúc câu hỏi tiếng Anh sang câu hỏi tiếng Việt (hoặc ngƣợc lại), ngƣời dịch có thể tuân theo các mô hình sau:
Phân tích ---> chuyển đổi - --> phục hồi cấu trúc.
Trong đó, phân tích là quá trình tiếp thu, tìm hiểu thông báo. Chuyển đổi là đƣa câu hỏi về cấu trúc hạt nhân. Và cuối cùng là mở rộng cấu trúc hạt nhân bằng ngôn ngữ bề mặt. Điều này có thể ứng dụng với loại câu nghi vấn. Cần phân biệt rõ hai loại câu hỏi: câu hỏi có từ nghi vấn làm chủ ngữ (Thí dụ; Who visited you?), và câu hỏi có từ nghi vấn làm bổ ngữ trong tiếng Anh bao giờ cũng có tác tử đứng liền sau từ để hỏi, nhƣng câu hỏi tiếng Việt có hình thức đảo vị trí:
Who did you visited? Anh đến thăm ai?
Tất nhiên, ngôn ngữ luôn đƣợc đặt trong môi trƣờng giao tiếp, và ngƣời nói luôn sáng tạo để bày tỏ sắc thái tình cảm của mình, nên việc chuyển hoá cấu trúc giữa hai thứ tiếng không chỉ đơn thuần là chuyển hoá cấu trúc. Có thể chứng minh điều này qua loại câu hỏi có/không của tiếng Anh khi chuyển dịch sang câu hỏi tiếng Việt đƣợc trình bày trong chƣơng II
3.1.1Những nét tƣơng đồng
Có thể rút ra một nhận xét chung là cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều có những câu hỏi chứa đại từ nghi vấn biểu thị giá trị ngôn trung giống nhau. Thí dụ:
- Cảm thán:
What wouldn‟t I do for opportunity like that? Có cơ hội nhƣ thế sao mình lại không làm gì nhỉ? - Mời mọc:
Why don‟t you help yourself? (1000THGTAVHĐ- tr126) Sao anh không dùng nữa đi?
- Gợi ý:
Why don‟t you apply for that job? ( ĐTAV- tr.89) Sao anh không xin việc đó?
- Ngạc nhiên:
Whoever would believe such a story? ( 1000THGTTAHĐ- tr.54) Ai mà tin câu chuyện nhƣ thế?
However could you say a thing like that? (DTSQ- tr.35) Sao cậu lại có thể kể ra một chuyện nhƣ vậy?
- Nghi ngờ hoặc phủ định: Who knows?
Who cares?
Ai biết đƣợc? (KH2 – tr. 43)
- Trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có một số câu hỏi đƣợc rút gọn để sử dụng trong văn nói. Thí dụ:
Where to? Đi đâu đấy? What for? Để làm gì? Why so? Tại sao vậy? Why not? Sao lại không?