3. Mục đích ý nghĩa
3.1.2 Những nét khác biệt
- Khi các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tiếng Anh thƣờng giữ vai trò là chủ ngữ trong câu hỏi thì trật từ từ trong những câu hỏi kiểu này hoàn toàn tƣơng đƣơng với câu hỏi trong tiếng Việt. Thí dụ:
Who helped you do housework? (HWPI – tr. 27) Ai đã giúp chị làm công việc nội trợ?
Nhƣng khi các đại từ nghi vấn đóng vai trò là bổ ngữ trong câu hỏi tiếng Anh thì cần có một động từ tình thái (modal verb) hoặc một tác tử (operator) trong đặt lên vị trí trƣớc chủ thể hành động, liền sát với đại từ nghi vấn. Nhƣng câu hỏi có đại từ nghi vấn đóng vai trò là bổ ngữ trong tiếng Việt không cần có loại trợ từ này. Thí dụ:
Who do you want to help him? Cậu muốn ai giúp đỡ anh ấy?
Đây là một điểm khác nhau giữa câu hỏi tiếng Anh và tiếng Việt. Dù đại từ nghi vấn đóng vai trò là chủ thể của hành động hay là bổ ngữ thì nó vẫn đứng ở vị trí đầu câu hỏi. Còn trong tiếng Việt, nếu tiêu điểm nghi vấn đứng ở ví chủ thể của hành động hay bổ ngữ. Trong câu hỏi thì đại từ nghi vấn sẽ rơi vào đúng vị trí ấy. Thí dụ:
Ai giúp cậu học bài tối qua vậy? Cậu muốn ai giúp đỡ anh ấy?
Vị trí của đại từ nghi vấn trong tiếng Việt xem ra có vẻ đơn gián, nhƣng thực tế có nhiều điều lý thú cần đƣợc xem xét kỹ.
- Trong tiếng Việt, nghĩa ngữ pháp đƣợc thể hiện thông qua trật tự từ. Đặc điểm này cần chú ý khi chuyển dịch câu hỏi. Cụ thể khi dùng bao giờ , khi nào để chuyển dịch, vị trí của các từ này biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. Đây là điểm khác với tiếng Anh.
Bao giờ anh về?
Câu hỏi này đề cập đến thời gian của hành động sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Câu hỏi này tƣơng đƣơng với câu hỏi tiếng Anh:
When will you come back?
Nhƣng nếu đại từ nghi vấn bị chuyển xuống vị trí cuối câu thì câu hỏi này lại đề cập đến hành động đã xảy ra trong quá khứ.
Anh về bao giờ?
Câu hỏi này tƣơng đƣơng với câu hỏi khác trong tiếng Anh: When did you come back?
- Không phải ở bình diện nào cũng có sự tƣơng ứng một - một giữa ngôn ngữ. Có nhiều trƣờng hợp câu hỏi có nội dung ngữ nghĩa nhƣ nhau, nhƣng đƣợc biểu đạt bằng những hình thức khác nhau giữa hai ngôn ngữ. Thí dụ:
How did you come here? Anh đến đây bằng gì?
Ngƣời Việt hỏi về phƣơng tiện đi lại bằng câu hỏi “bằng gì”. Nếu căn cứ theo cách diễn đạt của ngƣời Việt thì câu hỏi này trong tiếng Anh phải là:
By what did you come here?
Cách nói của ngƣời Việt không thể áp đặt cho ngƣời nói tiếng Anh đƣợc. Hoặc tƣơng tự với câu hỏi sau trong tiếng Anh:
What does she look like? Chị ấy trông thế nào?
Đây là câu hỏi yêu cầu ngƣời nghe cung cấp thông tin về hình thức bên ngoài của một ngƣời nào đó. Nếu dịch nguyên nghĩa trên câu sẽ là: * Chị ấy trông giống cái gì?
Câu hỏi (*) này trong tiếng Việt không thể là câu hỏi yêu cầu cung cấp thông tin, chỉ có thể dùng với ý trêu đùa trong tình huống cụ thể mà thôi.