3. Mục đích ý nghĩa
1.2.2.2 Câu nghi vấn đích thực trong tiếng Việt:
A - Các dạng câu nghi vấn đích thực
Có rất nhiều sách ngữ pháp với các quan niệm và cách phân loại kiểu câu nghi vấn đích thực trong tiếng Việt. Trong luận văn này, chúng tôi xin trình bày các dạng câu hỏi nghi vấn đích thực gồm hai loại:
1. Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi lựa chọn có thể chia làm hai tiểu loại là:
a. Câu hỏi lựa chọn xác định (mang tính chất khẳng địng hoặc phủ định). b. Câu hỏi chọn lựa không chính xác.
2. Câu hỏi không lựa chọn. Loại 1: Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi lựa chọn xác định :
Cô ấy là sinh viên hay bác sỹ?
Loại câu này nhằm xác nhận một trong hai thông tin đã nêu trong câu hỏi. - Câu hỏi lựa chọn mang tính chất phủ định hoặc khẳng định.
Kiểu câu hỏi này thƣờng có hai vế: Một vế khẳng định và một vế phủ định sử dụng tác tử liên kết hay. Thí dụ:
Bạn anh là sinh viên hay không phải là sinh viên.
Thƣờng vế phủ định sẽ bị rút gọn lại, chỉ để từ phủ định. Hai thí dụ trên có thể rút gọn lại nhƣ sau:
Bạn anh là sinh viên hay không? – là sinh viên.
Hoặc kèm lời xác nhận với các tác tử có hoặc không, phải hay không phải, đúng hay không đúng… Thí dụ:
Vâng, đúng đấy ạ.(xác nhận) - Anh sẽ đi cùng tôi chứ? Không, tôi bận lắm (từ chối) - Câu hỏi lựa chọn không xác định.
Đây là loại câu hỏi đƣa ra hàng loạt khả năng lựa chọn khác nhau kiểu: 1. Anh ta có đi xe máy hay lái ô tô đƣợc không?
Khả năng trả lời là:
1.a.. Anh ta chỉ đi đƣợc xe máy thôi (không lái đƣợc ô tô). 1.b. Anh ta đi đƣợc cả xe máy lẫn lái ôtô.
1.c. Anh ta không đi đƣợc cả xe máy lẫn lái ôtô.
Loại2: Câu hỏi không lựa chọn
Đây là loại câu hỏi dùng các đại từ nghi vấn Ai, thế nào, đi đâu, bao giờ,…. Thí dụ:
Ai đang lục cục gì trong bếp đấy? Con đi đâu mà giờ mới về?
Trên bình diện thông báo, từ hỏi này trở thành tiêu điểm của câu hỏi và câu trả lời. Đó là cái cần thông báo trong câu hỏi, hƣớng ngƣời nghe và ngƣời trả lời vào một thông báo cần thiết. Trật tự từ trong câu hỏi tƣơng ứng với từng thành phần nhƣ câu:
Ai đang đến? (ai ở vị trí chủ ngữ). Anh đến ai bây giờ? (Ai ở vị trí bổ ngữ)
Nhƣ vậy “Không nên căn cứ vào trật từ của câu hỏi mà phân loại cũng không nên nhầm lẫn những câu hỏi có thành phần câu ứng với từ hỏi riêng, còn câu hỏi chung thì từ để hỏi quan hệ đến toàn câu. Nhƣ đã xác định, “cái không rõ” hãy so sánh cặp câu sau:
Rõ ràng ở câu (a) ngƣời trả lời buộc phải đƣa ra một câu trả lời không chọn lựa nhƣ:
Tôi đi hoặc – Anh đi hoặc chỉ định một ngƣời nào đó trong gia đình nhƣ: Em đừng lo, để con gái đi cũng đƣợc mà.
Nhƣng với câu (b) ngƣời trả lời đã đƣợc định sẵn một trong hai lựa chọn “Tôi hay anh ” nên ngƣời tham gia cuộc thoại có thể trả lời:
- Tôi. hoặc – Anh.
B- Cấu trúc và phƣơng tiện biểu hiện nghĩa của câu nghi vấn đích thực trong tiếng Việt.
Loại 1: Câu hỏi lựa chọn.
Câu hỏi lựa chọn sẽ gồm hai loại.
- Câu hỏi lựa chọn với hay/hay là.
- Câu hỏi lựa chọn yêu cầu, câu trả lời có hoặc không nhƣ: có phải … không/phải không?/ có…khôngvvv…
* Câu hỏi lựa chọn với hay/hay là.
Kiểu loại câu hỏi lựa chọn thƣờng mở ra các khả năng lựa chọn cho câu trả lời. Ngƣời trả lời có thể chọn lựa một hoăc hai (có thể hơn nữa) những thành phần đã đƣợc đề cập đến trong câu hỏi. Thí dụ:
Anh đi xem phim hay đến thăm cô ấy?
Ở đây có hai thành phần đƣợc đề cập: Đi xem phim và thăm cô ấy. Ngƣời trả lời có thể có nhiều khả năng lựa chọn nhƣ:
Tôi đi xem phim. Tôi đến thăm cô ấy.
Tôi xem phim rồi đến thăm cô ấy. Tôi không đi đâu cả.
Khi sự lựa chọn nhiều hơn hai thì tác tử lựa chọn đƣợc đặt ở trƣớc thành phần cuối nhƣ: “Các bạn sẽ đến thăm thấy Lê, cô Bích hay cô Na? Nhƣng trong thực tế giao tiếp ít khi ngƣời nói đƣa vào quá nhiều thành phần lựa chọn.
Nói đến sự lựa chọn giữa những đối tƣợng khác nhau, cần phải nói đến tiêu chí thống nhất thuộc cùng bậc khái quát của nhận thức làm gốc quan sát. Thí dụ:
Anh đang múa chèo hay hát chầu văn? Cô ta yêu năm hay bảy thằng một lúc?
Trong các thí dụ này, ta thấy rõ múa chèo và hát chầu văn, năm và bảy thằng là cùng một hệ qui chiếu.
* Câu hỏi lựa chọn tạo nên theo khuôn hỏi: sử dụng tác tử nghi vấn
- Những câu hỏi đƣợc cấu tạo bằng khuôn hỏi nhƣ có … không? Đã …chưa?
vv… thƣờng là ổn định.
Với những khuôn hỏi nhƣ vậy, thành tố khẳng định thƣờng đứng trƣớc (có/đã) và thành tố phủ định thƣờng đứng sau (không/chƣa). Thí dụ:
Anh ấy có ở nhà không? Chị đã ăn cơm chưa?
Yếu tố cần hỏi nằm trong khuôn hỏi thể hiện tiêu điểm nghi vấn hƣớng sự quan tâm của ngƣời hỏi và ngƣời trả lời vào một thông tin.
Anh ấy có đi chơi không? Anh ấy có đi xem phim không? Điểm cần quan tâm trong các câu hỏi này là:
Anh ấy đi chơi hay không đi chơi?
Anh ấy đi xem phim hay không đi xem phim?
Hai khuôn hỏi có … không? Và đã … chƣa. Khác nhau rất cụ thể.
Khuôn hỏi có … không cho biết tiêu điểm thông tin có thể tồn tại hay không tồn tại. Ngƣời hỏi mong muốn đựơc biết rõ khả năng nào xảy ra (có hay không).
Khuôn hỏi đã … chƣa? Có thể liên quan đến thời điểm trong quá khứ (đã xảy ra), thời điểm ở hiện tại không hoặc có thể xảy ra, hoặc ở tƣơng lai (bây giờ chƣa, nhƣng có thể sẽ xảy ra). Thí dụ:
Nhà đã hết gạo chƣa? (tại thời điểm nói gạo còn hay đã hết) Cô đã đến thăm anh ấy chƣa? (đã đi hay còn chƣa đi). Nhà có gạo không? (có hay không có gạo)
- … phải không?/có…. phải không?
Khuôn hỏi kiểu này không biểu đạt tính trung hoà nhƣ hai câu hỏi trên. Đối với khuôn hỏi này nghiêng về khẳng định nhiểu hơn. Thí dụ:
Mày định đi chơi về phải không? (dựa vào hiện tƣợng ngƣời nghe diện quần áo và đang dắt xe đi)
Ngƣời hỏi muốn xác định cái nội dung đoán định mà anh đƣa ra xem đúng hay không. Những biến thể có … phải không/ có phải … không.? cho thấy thành phần thông tin mang tính nhận định, và hƣớng đến câu trả lời củng cố niềm tin hay công nhận sự đoán định ấy là đúng.
Đa số những câu hỏi kiểu này thiên về câu trả lới đúng, cho rằng nhận định của ngƣời hỏi là đúng. Giữa hai bộ phận câu hỏi và thông tin có thể tồn tại một dấu phẩy (,), thậm chí có một dấu chấm (.). Thí dụ:
Ngày mai anh lại đến đón tôi, phải không Nam?
Các biến thể kiểu nhƣ thí dụ (1) thƣờng là: Chắc/chắc là: hình nhƣ …. thì phải/ hình nhƣ… phải không?
* Các tiểu từ tình thái và tổ hợp từ trong câu hỏi lựa chọn tiếng Việt. Có rất nhiều từ phụ trợ đƣợc đƣa vào câu nói theo từng hoàn cảnh phát ngôn. Dƣời đây, chúng tôi xem xét các câu hỏi lựa chọn dùng các tiểu từ tình thái và tổ hợp từ của tiếng Việt.
Cả hai ngữ khí từ này đều đứng ở cuối câu hỏi, đều giả định thông tin trong phát ngôn đứng trƣớc là xác định. Thí dụ:
Anh phải đi thật à? Anh phải đi thật hả?
Khi lƣợc bỏ à/hả thì câu không còn tín hiệu hỏi, ngoại trừ có sự thay đổi về ngữ điệu. và nhƣ vậy, câu bị thay đổi mục đích thông báo.
- Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ liệu
Liệu thƣờng xuất hiện trong các câu hỏi, kiểu nhƣ:
Liệu tôi có thể đảm đƣơng đƣợc chức vụ này không?
Liệu anh ấy có còn nghĩ đến tôi nữa không?
Nếu lƣợc bỏ liệu, ý nghĩa của câu hỏi không thay đổi, những câu hỏi với từ liệu
hƣớng tới sự đánh giá chính xác trong câu trả lời của ngƣời nghe, và câu trả lời thƣờng đƣợc hạ thấp yêu cầu. Liệu mang sắc thái băn khoăn, trăn trở về một điều gì đó, và mong muốn đƣợc giải toả trạng thái này, hoặc câu hỏi với liệu còn yêu cầu ngƣời nghe trả lời theo ý kiến chủ quan của chính ngƣời nghe. Thí dụ:
Theo anh, liệu ai sẽ nêu kiến nghị trƣớc cuộc họp? - Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ Nhỉ/nhé:
Nhỉ có thể đƣợc sử dụng trong câu lựa chọn, ngƣời hỏi hƣớng tới một sự kiện hay một hiện tƣợng đã biết từ trƣớc thời điểm nói, cấn khôi phục hoặc củng cổ lại thông tin. Ngƣời hỏi tìm lời lý giải cho sự phân vân của mình. Thí dụ:
Có phải anh ấy đến không nhỉ? Có lẽ anh đi cùng anh Bình nhỉ?
Câu hỏi này thƣờng đƣợc dựa trên những cứ liệu đã biết, có hàm ý bày tỏ mong muốn chia sẻ cảm giác, nhận định và gợi ý để ngƣời đối thoại chấp nhận, hoặc bày tỏ sự phân vân của chính ngƣời hỏi. Thí dụ:
Nhé thƣờng đƣợc dùng hỏi để biết ngƣời đối thoại chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu của ngƣời hỏi. Thí dụ:
a. Cho cháu đọc nhờ cuốn sách của bác nhé? b. Bao giờ anh về cho em đi nhờ xe với nhé?
Thƣờng là ngƣời hỏi muốn yêu cầu hỏi của mình đƣợc chấp thuận. - Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ … chăng và tổ hợp từ phải chăng …
Để bộc lộ trạng thái ngạc nhiên trƣớc một hiện tƣợng, ngƣời hỏi thƣờng dùng tiểu từ chăng ở cuối câu hỏi. Thí dụ:
Cô ấy đây chăng, ngƣời mà anh đã yêu tha thiết?
Câu hỏi với chăng đôi khi cũng là lời nhắc nhở, hay nỗi băn khoăn của ngƣời hỏi, và còn cân nhắc để có câu trả lời cụ thể. Thí dụ:
Biết làm sao bây giờ? Quay về nhà chăng?
Những biến thể của chăng là phải chăng thƣờng đứng đầu câu hỏi, bày tỏ thái độ nghi ngại, thiếu quả quyết. Thí dụ:
- Phải chăng cậu ta không muốn đi cùng mình?
- Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ ư/sao
Dùng để tạo ra những câu hỏi có tính chất kiểm tra lại một thông tin ngƣời hỏi đã biết một vấn đề ngƣời hỏi quan tâm chú ý.Thí dụ:
(1)- Mai anh đi thật ư? - Mai anh đi thật sao?
Câu hỏi dạng (1) có hàm nghĩa giống dạng (2) dƣới đây: 2 - Mai anh đi thật à?
- Mai anh đi thật hả?
Nhƣng những ví dụ dạng (1) thiên về tính chính xác hơn. - Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ “chứ“
Câu hỏi gắn với chứ thƣờng thƣờng biểu thị hàm ý xác nhận một thông tin mà ngƣời hỏi đáp gọi là tích cực. Thí dụ:
Anh nhận lời lấy cô ta thật chứ?
Câu trả lời có thể là xác nhận hay phủ nhận tƣơng ứng. Tuy nhiên ngƣời hỏi đợi chờ một lời xác nhận từ phía ngƣời đối thoại.
-Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ chắc
Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ chắc có thể đƣợc kết hợp với dễ/dễ thƣờng mang sắc thái phủ định, hoặc nghi ngờ. Thí dụ:
Dễ thƣờng anh làm giỏi hơn cô ta chắc?
Dễ anh có ba đầu sáu tay chắc mà đòi làm vậy? -Câu hỏi lựa chọn dùng tiểu từ Hình như
Câu hỏi này dùng để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn của ngƣời hỏi về thông tin nào đó. Thí dụ:
Hình như ông ấy chƣa ăn sáng phải không?
Hình như anh ấy đã lấy vợ thì phải?
Những kiểu loại câu hỏi này tạo ra khả năng lựa chọn rất lớn cho ngƣời trả lời, và sắc thái tin tƣởng của ngƣời nói vào tính đúng của điều đoán định trong câu cao hơn so với các loại câu khác đã trình bày trong những phần trên.
Loại 2: Câu hỏi không lựa chọn
Câu hỏi không lựa chọn là những câu hỏi dùng các từ hỏi nhƣ Ai, gì , nào, đâu, sao… đƣợc đặt ở các vị trí thích hợp trong câu.
Câu trả lời cho các câu hỏi dùng đại từ nghi vấn này cung cấp lƣợng thông tin khuyết, bỏ trống trong câu hỏi. Ở đây, cả ngƣời hỏi lần ngƣời trả lời đều có mối liên quan đến cái chƣa biết. Những nhân tố này sẽ góp phần hạn chế dung lƣợng của cái chƣa biết, đƣa ra giả thuyết để hình thành câu trả lời từ phía ngƣời đối thoại. Thí dụ:
a. Ai đứng gần cửa kia? b. Bác đi đâu đấy ạ?
Đại từ nghi vấn dùng trong câu hỏi tiếng Việt đƣợc xét nhƣ sau: 1. Hỏi ngƣời, ở vị trí chủ ngữ hay bổ ngữ có từ để hỏi ai?
2. Hỏi vật hay hành động (ở vị trí chủ ngữ hay bổ ngữ) có các từ để hỏi gì? Cái gì?
3. Hỏi phƣơng thức của hành động, đặc trƣng, tính chất sự việc có các từ để hỏi nhƣ thế nào? ra sao? nào?.
4. Biểu hiện vị trí trong không gian có các từ để hỏi ở đâu? ở chỗ nào? 5. Biểu thị chuyển động có từ để hỏi đi đâu?
6. Biểu thị thời gian có các từ để hỏi lúc nào, bao giờ, hồi nào… 7. Biểu hiện nguyên nhân có các từ để hỏi sao? tại sao? Vì sao?… 8. Biểu thị số lƣợng có các từ để hỏi bao nhiêu? mấy?
* Các từ để hỏi về ngƣời hoặc vật dùng có thể hỏi cho chủ thể hoặc khách thể. (1)- Ai đang đến kia? (Ai – là chủ thể).
- Anh đến chơi ai tối qua? ( Ai – khách thể).
(2) -Chuyện gì xảy ra ở đây vây? (chuyện gì - chủ thể) -Anh lại gây ra chuyện gì vậy? (chuyện gì – khách thể)
* Các từ để hỏi phƣơng thức, tính chất đăc trƣng của sự vật thƣờng kết hợp với gì và nào.
Hai từ này ở chức năng định tố đòi hỏi cho biết thông tin chỉ ra đặc trƣng hạn chế cụ thể về ngƣời, vật đƣợc đề cập tời. Gì chỉ ra tên riêng của các cá thể sự vật hoặc chủng loại các đối tƣợng. Thí dụ:
Con gì đang bay lƣợn trong vƣờn kia?
Nào đòi hỏi cung cấp thông tin cần để xác định tách sự vật ra khỏi một nhóm đã biết hoặc coi là một tập hợp xác định trong thế giới nhận thức, nghĩa nó là giả định vật cần xác định thuộc một tập hợp chứ không phải khác loại.
Thằng nào làm vỡ bát, mày (chỉ một thằng bé) hay thằng này? (chỉ thằng bé khác gần đó).
*Mấy và bao nhiêu đƣợc dùng để hỏi số lƣợng.
Số lƣợng của mấy có thể bị hạn định từ mƣời trở xuống. Bao nhiêu đƣợc dùng hỏi cho số lƣợng lớn hơn.
Năm nay cháu lên mấy? (khi hỏi tuổi một đứa bé).
Bác năm nay đã bao nhiêu ạ? (khi hỏi tuổi một ngƣời lớn hơn).
Tuy nhiên, mấy và bao nhiêu còn liên quan đến dung lƣợng tiền giả định. Ngƣời hỏi có thể chủ động, lựa chọn đơn vị tính, hoặc dành cho ngƣời trả lời quyền chủ động đó.
Chị mua bao nhiêu chuối? Chị mua mấy nải chuối?
Chị mua bao nhiêu quả chuối?
* Bao giờ, lúc nào, hồi nào… đƣợc dùng để hỏi thời gian có điều cần nói: bao
giờ là câu hỏi có thể phân biệt đựoc thời gian quá khứ và tƣơng lai khi thay đổi vị trí trong câu. Bao giờ luôn gắn với một điểm mốc nào đó. Thí dụ:
1a. Bao giờ anh đi? (đƣợc tính từ điểm mốc ngƣời nói đƣa ra câu hỏi
hành động này chƣa đƣợc thực hiện).
1b. Anh về bao giờ? (hành động đã xảy ra trƣớc thời điểm nói).
Từ hỏi về thời gian tƣơng tự nhƣ bao giờ (trong thí dụ (1b)có thể kết hợp với từ, tự (từ bao giờ, tự lúc nào), còn ở thí dụ(1a) có thê kết hợp với đến (đến bao giờ). Thí dụ:
Đến bao giờ anh lại đi?
Anh về từ bao giờ?
Ngoài ra còn có các câu hỏi chứa từ hỏi về thời gian “khái quát” cho một hành động diễn ra liên tục, không so sánh với mỗ thời gian hay xác lập hƣớng nhìn nào.
- Mấy giờ thì anh ta đi qua đây?
Theo ngữ điệu cảnh, cái đƣợc nói có thể là sự việc thuộc quá khứ, tƣơng lai hay lặp đi lặp lại.
Bao giờ không thể đi kèm với giới từ vào nhƣ các từ hỏi về thời gian khác so sánh:
a. Anh ấy đi vào bao giờ ? b. Anh ấy đi vào lúc nào? c. Ạnh ấy đi vào giờ nào?
Rõ ràng câu (a) là một phát ngôn thiếu tự nhiên, khiên cƣỡng trong tiếng Việt.
* Hỏi về nguyên nhân, tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện với bằng các từ hỏi
sao / vì sao / tại sao…