3. Mục đích ý nghĩa
2.1.2 Câu hỏi lựa chọn xác định dùng tác tử hỏi
2.1.2. có …không
Xét trên các tƣ liệu đƣơc sử dụng để khảo sát thì tần suất sử dụng của kiểu câu hỏi này chiếm mức độ nhiều nhất. Kiểu câu hỏi này cần một lƣợng thông tin xác định cho tiêu điểm câu hỏi. Thí dụ:
Do they not die as we do down here in the sea? [TSQ- tr.125]
Nếu loài người không chết thì họ có sống vĩnh viễn dưới đó được không?
[TCA- tr. 421]
Is not this a beautiful piece of stuff? [TSQ – tr. 69]
Bệ hạ xem, có đẹp không ? [TCA – tr. 259]
Khi câu hỏi đƣợc chuyển dịch theo cấu trúc này, nhất định sẽ có một thông tin trả lời. Thông thƣờng thông tin đó có tính chất đơn thuần là trả lời Có hoặc Không; hay một câu trả lời đầy đủ thông tin hoặc thậm chí trả lời bằng một câu hỏi khác.
Tuy nhiên nếu nhƣ mục đích của ngƣời hỏi chỉ là nhằm xác định thông tin mà mình còn đang nghi ngờ, chƣa hiểu rõ chứ không chờ đợi một câu trả lời cụ thể thì khi chuyển dịch sang tiếng Việt lại sử dụng kiểu hỏi có thật… không/có… không thế/ Có…
không đấy.
Thí dụ:
Is this true that you have taken my little playfellow? [TSQ- tr.25]
Sông ơi, có thực là sông đã bắt đứa bạn thường vẫn chơi đùa với tôi
không? [TCA- 507]
Câu hỏi có tận cùng … không? đƣợc sử dụng khi đi kèm một câu trả lời rõ ràng hoặc một hành động thay cho câu trả lời nhƣ gật đầu, mỉm cƣời.Đây có thể xem là kiểu rút gọn của câu hỏi có.... không?
Did you know her well? [I.H – tr.114]
Ông biết bà ta rõ không? [M.N.C – tr.115]
Tuy nhiên trong ngữ cảnh hội thoại là ngƣời nói đang cố gắng dò la tìm kiếm thông tin hay tỏ ý nghi ngờ, không chắc chắn về vấn đề mình đang hỏi đồng thời ngụ ý đến một yêu cầu hay đề nghị nào đó cho ngƣời tiếp nhận thông tin thì câu hỏi kiểu này sẽ đƣợc dịch bằng cấu trúc còn… không.
… được không, …có được không, có … được không là kiểu câu hỏi đƣa ra tiêu điểm của nghi vấn là một yêu cầu nào đó, hoặc hỏi ý kiến trƣớc một sự việc thông qua câu hỏi với các tổ hợp này và thƣờng đứng ở cuối câu. Thí dụ:
Well, old friend, are you ready to do me this service? [B.F – tr.206]
Thế nào, cố nhân, chỗ bạn bè có nhờ nhau được không? [B.G – tr.399]
Một phần nhỏ của loại câu hỏi với tổ hợp từ này giống nhƣ loại câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh đƣợc chuyển dịch qua các phƣơng tiện phải không, có phải không, có phải thế không. Các tổ hợp này cũng có vị trí cuối câu hỏi. Thí dụ:
And the gentleman who lives here is called Mr.St.John? [J.E – tr.360]
Ông chủ ở đây tên là Xanh Jôn phải không? [J.E – tr.521]
Có phải… không/ Có thật là ...không? là kiểu câu hỏi yêu cầu câu trả lời là phải hay
không phải chứ không dùng cách trả lời có hoặc không.Loại câu hỏi này yêu cầu cho biết tính xác thực của một mệnh đề đƣợc biểu thị bằng một câu trọn vẹn. Thí dụ:
Is there such a bird in my kingdom, and in my own garden into the bargain, and I have never heard of it? [ TSQ – tr. 95]
Có thật là ngay trong giang sơn bờ cõi và ngay trong vườn của ta lại có một
chú chim như vậy không? [TCA- tr. 399]
Did I break though one of your dance that you spread that damned ice on the cause way? [J.E – tr.127]
Có phải tôi đã cản trở một cuộc nhảy múa của các cô nên cô đã trải cái mảng
băng khốn kiếp ấy lên mặt đương không? [J.E – tr.241].
Did the horse fall in Hay-Lane? [J.E – tr.12]
Có phải ngựa bị ngã trên đường đi hay không? [J.E – tr.232]
Kiểu loại câu hỏi này cũng có thấy thêm một số biến thể khác nhƣ :
(ai/cái gì) có phải… không/ đã phải là …không? Thí dụ:
Are you a friend of the friends? (G.F – tr.337)
Well, Jane Eyre, and are you a good child? [J.E – tr.33]
Này Erơ? Cô có phải là một đứa bé ngoan ngoãn không? [J.E – tr.70].
Is really such a sin to sleep with a girl? [F.S – tr.134]
Ngủ chung với một cô gái đã phải là có tội không? [C.C – tr.135].
Câu hỏi với …phải không là biến thể của câu hỏi có phải …không, với mỗi nhịp ngừng ngắn giữa mệnh đề và tổ hợp từ phải không. Trong kiểu câu này tiền giả định của mệnh đề mang hàm ý xác định dù mệnh đề đó đƣợc để ở dạng khẳng định hoặc phủ định.