3. Mục đích ý nghĩa
2.1 Yes/No questions – Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi lựa chọn còn gọi là câu hỏi tổng quát vì nó là kiểu câu hỏi về trung tâm khung ngữ vị từ. Câu hỏi này yêu cầu xác định tính đúng sai của một mệnh đề đƣợc giả định là không phi lý.
Ví dụ:
Is this guy a doctor now?
Anh chàng này bây giờ là bác sỹ à?
Have you bought this car for 2 years now? Anh mua chiếc xe này đƣợc hai năm rồi ƣ? Will he be here soon?
Nó sẽ đến đây sớm chứ? Did she cry a lot?
Cô ấy đã khóc rất nhiều phải không?
Qua khảo sát chúng tôi thấy khi chuyển dịch kiểu câu hỏi Yes/ No question từ tiếng Anh sang tiếng Việt kiểu cấu trúc điển hình sẽ có hình thức theo dạng ....chứ?; ...có không? ; có phải.... không?; ...à? ; ... ƣ?.
Nhƣ vậy, nếu xét về mặt cấu trúc thì tiếng Việt khá đa dạng và không hề có một mẫu đặc trƣng riêng nào tƣơng ứng trong tiếng Anh. Trong khi đó nhƣ đã phân tích về cấu trúc ở trên, câu hỏi Yes/ No trong tiếng Anh thƣờng đƣợc xây dựng trên một quy tắc đảo trợ động từ lên trƣớc chủ ngữ để hỏi còn tiếng Việt thì lại dùng rất nhiều các hƣ từ khác nhau trong kiểu câu hỏi này.
Bên cạnh đó kiểu câu hỏi này trong tiếng Anh cũng thƣờng sử dụng các động từ tình thái hoặc các tác tử đặt trƣớc chủ thể để tạo cho hành động có sự xác định về mặt thời gian.
Thí dụ :
Can they live for ever? [TSQ- tr. 125]
Họ có sống mãi như chúng ta dưới bể không? [TCA- tr. 410]
Shall I sing again to the emperor? [TSQ- tr48]
Ta có phải hót lần nữa cho thiên tử nghe không? [TCA- tr. 401]
Didn‟t she say anything when you got home ? [GWTW- tr. 8]
Đêm qua lúc mấy anh về bác cũng không nói gì sao? [CTCG- tr. 11]
Xét từ một số ví dụ kể trên có thể thấy các tác tử hoặc động từ tình thái này kết hợp với các động từ chính trong tiếng Anh để biểu đạt thời gian hành động mà có thể không cần phải dùng đến các trạng từ chỉ thời gian và khi chuyển dịch sang tiếng Việt rõ ràng là cần phải thêm các hƣ từ nhƣ sẽ, đã, đang... để biểu đạt. Tuy nhiên tiếng Việt là một ngôn ngữ rất linh hoạt. Ví dụ xét câu hỏi
Cậu đã gặp cô ấy chƣa? Cậu gặp cô ấy chƣa ?
đƣợc sử dụng trong cùng một ngữ cảnh thì rõ ràng ý nghĩa câu và mốc thời gian của câu không hề bị hiểu sai hay thay đổi.
Cả trong hai ngôn ngữ Anh và Việt đều tồn tại hình thức câu trần thuật có sử dụng dấu hỏi ở cuối câu. Kiểu câu này trong tiếng Anh không tuân thủ quy tắc của câu
này, một nguyên tắc chung đƣợc áp dụng ở cả hai ngôn ngữ để nhận biết đó là câu hỏi là ngoài dấu hỏi đặt ở cuối câu, thì ngƣời ta còn xét đến cả ngôn điệu và trọng âm ở tiêu điểm của câu hỏi.
Thí dụ:
And I have never heard of it? [TSQ- tr.95]
Cớ sao chưa thấy ai tâu điều đó với trẫm? [TCA- tr.399]
Nếu kiểu câu hỏi này đƣợc diễn đạt trong ngôn ngữ viết thì sẽ xuất hiện dấu hỏi ở cuối câu đồng thời nó liên quan tới cả văn cảnh khi phát ngôn đƣợc thực hiện. Còn nếu nó đƣợc thực hiện bằng ngôn ngữ nói thì một điều chắc chắn là ngữ điệu của câu sẽ đi lên ở cuối câu và có một số nhấn mạnh vào những từ đƣợc coi là trọng tâm hỏi. Đối với kiểu hỏi này, yếu tố tình thái đƣợc xem là đóng vai trò quan trọng.
Có rất nhiều hình thức đƣợc dùng để biểu đạt câu hỏi trong tiếng Việt với cùng một cấu trúc câu hỏi có/ không trong tiếng Anh. Câu hỏi trong tiếng Việt có nhiều cấu trúc biểu đạt khác nhau phụ thuộc vào vai giao tiếp, thái độ của ngƣời tham gia giao tiếp, sắc thái biểu cảm, ngữ cảnh, thời gian giao tiếp. (Xin xem bảng số liệu thống kê) Sau đây chúng tôi xin trình bày một số cấu trúc căn bản và phổ biến khi chuyển dịch các câu nghi vấn dạng tổng quát tiếng Anh sang tiếng Việt.Loại câu hỏi này sẽ gồm hai tiểu loại .
2.1.1.Câu hỏi lựa chọn sử dụng trợ từ ngữ khí