5. Cấu trúc của luận văn
3.5. Tiểu kết chƣơng 3
Khảo sát cấu trúc vi mô tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam, chúng tôi thấy:
Từ ngữ trong các bản tin thời sự trên Đài TNVN phong phú, gồm các từ ngữ thuộc các lớp từ mang phong cách khác nhau, nhƣ: khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết, lớp từ trung hòa về phong cách, lớp từ đánh dấu về phong cách. Trong đó, lớp từ trung hòa về phong cách có tỉ lệ sử dụng cao nhất. Đó là những từ không mang sắc thái biểu cảm, thái độ, đánh giá của ngƣời nói, đảm bảo tính khách quan của thông tin. Các từ thuộc lớp từ khẩu ngữ, lớp từ đánh dấu về phong cách cũng đƣợc sử dụng, làm cho ngôn ngữ bản tin gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mối quan hệ giao tiếp giữa ngƣời phát tin (phóng viên, biên tập viên) với ngƣời nhận tin (thính giả) trở nên thân mật.
Các bản tin thời sự trên Đài TNVN còn sử dụng nhiều câu dài, thậm chí có câu quá dài (trên 50 âm tiết). Một số câu chứa nhiều ý, nhiều tầng ý. Ngƣời nghe đài tiếp nhận thông tin bằng thính giác và chỉ có cơ hội tiếp cận với thông tin 1 lần, không đƣợc nghe đi nghe lại, tiếp cận thông tin nhiều lần nhƣ độc giả báo in nên việc sử dụng câu dài, câu nhiều ý là rào cản, khiến ngƣời nghe khó nắm bắt thông tin.
Trên sóng phát thanh, các bản tin thời sự đƣợc thể hiện với một tốc độ vừa phải (233 âm tiết/phút). Tốc độ này ở mức trung bình so với các chƣơng trình khác trên Đài TNVN hiện nay. Tuy nhiên, các tin có sắc thái biểu cảm, lĩnh vực phản ánh khác nhau thì có tốc độ thể hiện trên sóng khác nhau. Ví dụ: tin vui có tốc độ nhanh hơn tin buồn, tin văn hóa, thể thao có tốc độ nhanh hơn các tin chính trị. Trong một tin, thậm chí một câu văn trong tin, các ngữ đoạn mang nội dung thông tin khác nhau cũng đƣợc thể hiện với các tốc độ khác nhau. Những từ, ngữ đoạn mang thông tin chính của câu, của tin thƣờng đƣợc đọc chậm rãi, nhấn mạnh hơn các từ, các ngữ đoạn khác.
Các yếu tố ngữ điệu nhƣ cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ đƣợc vận dụng khá linh hoạt trong khi thể hiện bản tin thời sự trên sóng Đài TNVN nhằm làm nổi bật thông tin và tăng giá trị biểu cảm cho bản tin. So với các chƣơng trình trên Đài TNVN, tin thời sự đƣợc đọc với một cƣờng độ vừa phải, vì đối tƣợng của các bản tin là số đông công chúng, không phân biệt trẻ, già, nam, nữ. Các tin vui đƣợc đọc với cƣờng độ mạnh hơn các tin buồn; các cụm từ đƣợc đặt trong dấu ngoặc kép hoặc có tính chất nhấn mạnh có cƣờng độ mạnh hơn; ngƣợc lại, các từ trong dấu ngoặc đơn, lại đƣợc đọc lƣớt nhanh, có cƣờng độ nhẹ hơn các từ khác.
Các tiếng trong bản tin thời sự có trƣờng độ ngắn, đáp ứng yêu cầu đọc nhanh của thể loại tin phát thanh. Trong một tin, các từ, các ngữ đoạn mang thông tin chính đƣợc đọc với trƣờng độ dài hơn. Trƣớc các từ, ngữ đoạn mang thông tin chính này thƣờng xuất hiện các khoảng ngừng (ngắt giọng) nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời nghe. Tuy nhiên, trong các bản tin thời sự trên Đài TNVN còn tồn tại một số lỗi trong việc vận dụng các yếu tố ngữ điệu, nhƣ: ngắt nghỉ không đúng chỗ, ngắt nghỉ quá dài hoặc quá ngắn, sử dụng trƣờng độ, cƣờng độ chƣa hợp lý khi thể hiện bản tin trên sóng.
KẾT LUẬN
Để khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài TNVN, chúng tôi tiếp cận cả hai nguồn tƣ liệu là văn bản và âm thanh bản tin. Chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên và khảo sát 486 văn bản tin, 106 tin âm thanh đƣợc phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Đối với tƣ liệu văn bản, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp, thủ pháp của ngôn ngữ học, nhƣ: phƣơng pháp phân tích diễn ngôn, phƣơng pháp thống kê, phân loại, biểu đồ hóa… để tìm và miêu tả các đặc điểm của ngôn ngữ bản tin. Đối với tƣ liệu âm thanh, bên cạnh cách làm trên, chúng tôi kết hợp thủ pháp nghe – cảm nhận với việc khảo sát, phân tích các thông số của âm thanh bằng phần mềm biên tập âm thanh hiện đƣợc sử dụng phổ biến ở Đài TNVN là phần mềm Adobe Audition 1.5. Khi cho các file âm thanh bản tin “chạy” trên phần mềm này, các thông số về cƣờng độ, trƣờng độ, tốc độ thể hiện bản tin đƣợc lƣu lại chính xác và chi tiết.
Bằng cách làm trên, chúng tôi rút ra một số đặc điểm về ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam nhƣ sau:
Đa phần tin thời sự trên Đài TNVN hiện nay ngắn gọn, súc tích. Thời lƣợng tin khoảng 30 – 45 giây đối với các tin không có phát biểu của nhân vật (còn gọi là “tin chay”) và từ 45 – 60 giây đối với các tin có phát biểu của nhân vật (tin có tiếng động). Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ tin trong các chƣơng trình thời sự của Đài TNVN có thời lƣợng dài, một số tin dài tới 2 phút. Tin dài dòng, rƣờm rà, khiến ngƣời nghe không còn hứng thú với bản tin.
Đặc trƣng của cấu trúc tin phát thanh là tin không có đầu đề. Các tin xuất hiện lần lƣợt trên sóng, nối tiếp nhau theo trật tự thời gian. Tin trong các bản tin thời sự trên Đài TNVN chủ yếu đƣợc kết cấu theo mô hình hình tháp ngƣợc. Câu chủ đề tin thƣờng là các câu đơn, dễ đọc, dễ hiểu, xuất hiện ngay đầu tin.
Phần phát triển tin bao gồm các thông tin nền, thông tin làm bằng chứng, minh họa cho thông tin chính, hoặc cung cấp thông tin về kết quả, hậu quả của sự kiện, nêu đánh giá, nhận xét của ngƣời thứ ba về sự kiện. Các thông tin trong phần phát triển tin thống nhất, có mối liên hệ với nhau và đều hƣớng tới thông tin chủ đề của bản tin.
Bản tin thời sự trên Đài TNVN sử dụng tất cả các lớp từ tiếng Việt, nhƣ: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết, lớp từ trung hòa về phong cách viết, lớp từ đánh dấu về phong cách. Sử dụng đa dạng các lớp từ trong bản tin đã mang đến cho công chúng những từ ngữ mới, làm phong phú thêm vốn từ thông dụng; góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của tin, làm cho bản tin gần gũi với ngƣời nghe.
Câu trong bản tin có đặc điểm ngắn gọn. Đa phần là câu miêu tả, dễ hiểu, quen thuộc với cách nói năng của ngƣời Việt. Song, vẫn còn nhiều câu dài, nhiều ý, nhiều cụm chủ - vị, gây khó khăn cho ngƣời nghe khi tiếp nhận thông tin. Đặc điểm này cần đƣợc các phóng viên, biên tập viên đặc biệt lƣu ý. Một số phóng viên chƣa có ý thức viết tin cho đài phát thanh, nhiều biên tập viên khi biên tập tin từ báo in còn giữ nguyên câu văn trong bản tin trên báo in, chƣa biên tập lại cho ngắn gọn, rõ ý phù hợp với đặc trƣng của tin phát thanh.
Bản tin đƣợc thể hiện trên sóng với tốc độ vừa phải, đảm bảo ngƣời nghe đón nhận thông tin rõ ràng, chính xác. Tốc độ thể hiện bản tin cũng là tốc độ ở mức trung bình trên sóng Đài TNVN. Tốc độ này nhanh hơn tốc độ của thể loại bình luận, phóng sự nhƣng chậm hơn tốc độ của các bài tƣờng thuật, phản ánh trực tiếp. Các biên tập viên, phát thanh viên khá linh hoạt khi điều chỉnh tốc độ để phù hợp với nội dung tin và tăng giá trị thông tin, giá trị biểu cảm cho tin.
Các yếu tố ngữ điệu nhƣ cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ cũng đƣợc vận dụng linh hoạt để làm tăng giá trị của bản tin, giúp ngƣời nghe tiếp nhận thông tin chính xác. Những từ, ngữ đoạn có vai trò là trọng tâm câu đƣợc phát thanh viên, biên tập viên đọc với cƣờng độ mạnh, trƣờng độ kéo dài và “nhả chữ”
khéo léo. Sự thay đổi về cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ của bản tin là một nghệ thuật làm tăng tính biểu cảm cho tin, tăng tự sống động cho chƣơng trình phát thanh. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, các yếu tố ngữ điệu đƣợc sử dụng chƣa phù hợp trong thể hiện bản tin thời sự trên Đài TNVN, nhƣ: phát thanh viên, biên tập viên thể hiện bản tin với cƣờng độ, tốc độ chƣa hợp lý, ngắt nghỉ quá dài, quá ngắn hoặc ngắt nghỉ không đúng chỗ. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là phát thanh viên, biên tập viên chƣa thực sự làm chủ đƣợc văn bản, chƣa đạt đƣợc trình độ chuyên nghiệp trong việc thể hiện bản tin trên sóng, nhất là trong các chƣơng trình thời sự đƣợc phát trực tiếp.
Có thể nói một cách khái quát, đặc trƣng của ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam là tin ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, sử dụng câu miêu tả, rõ ý. Tin phát thanh không có đầu đề tin; chủ đề tin đƣợc thể hiện rõ ràng, dễ nhận biết. Thông tin chính của tin đƣợc làm nổi bật bằng cách đọc to, rõ, cƣờng độ mạnh hơn, kéo dài hơn, ngắt nghỉ hợp lý.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nhƣ hạn chế của chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này là mới khảo sát đƣợc hoạt động của một số yếu tố ngữ điệu là cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ trong thể hiện bản tin trên sóng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một ý kiến phát triển đề tài. Đó là khảo sát hoạt động của các yếu tố ngữ điệu trong việc góp phần tăng hiệu quả truyền tin trong bản tin thời sự trên Đài TNVN. Điều này đòi hỏi cần có các phƣơng tiện kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đây là một hƣớng đi mới trong tiếp cận ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là báo phát thanh mà ít ngƣời quan tâm. Đồng thời, nếu có điều kiện, chúng tôi cũng tiếp tục khảo sát ngôn ngữ phát thanh nói chung ở các thể loại báo chí khác.
Thực tế sử dụng ngôn ngữ trong bản tin thời sự trên Đài TNVN hiện nay đang đặt ra một số yêu cầu đối với các phóng viên, biên tập viên của Đài. Các phóng viên, biên tập viên cần sử dụng câu ngắn gọn hơn, tốt nhất nên sử dụng câu đơn 1 thành phần gồm chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ, không nên lạm dụng các
thuật ngữ, các từ ngữ hành chính - công vụ mà còn xa lạ với ngƣời nghe. Trong việc thể hiện bản tin trên sóng, biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên cần có sự chuẩn bị trƣớc khi vào phòng thu bằng cách đọc kỹ văn bản, làm chủ đƣợc văn bản để có sự ngắt nghỉ, lên giọng, xuống giọng hợp lý.
Sử dụng ngôn ngữ trong bản tin phải đảm bảo thông tin đƣợc truyền đạt tới ngƣời nghe một cách dễ hiểu nhất, vừa làm tăng tính biểu cảm, tính thuyết phục của thông tin. Để đạt đƣợc điều này, phóng viên, biên tập viên phải có khả năng ngôn ngữ tốt, nắm đƣợc những đặc trƣng của ngôn ngữ phát thanh, đƣợc đào tạo về cách thể hiện tin trên sóng; phát thanh viên – những ngƣời thể hiện bản tin chuyên nghiệp – cũng phải đƣợc bồi dƣỡng, có kiến thức về báo chí, ngôn ngữ. Có nhƣ vậy, ngôn ngữ mới thực sự là công cụ giúp tăng hiệu quả của quá trình truyền tin, quá trình giao tiếp giữa phóng viên, biên tập viên với ngƣời nghe./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2007), Một số hạn chế về dùng từ trong các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Nghiệp vụ phát thanh, tr.28-31 (Nội san Đài Tiếng nói Việt Nam).
2. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Văn Tú Anh (2007), Bước đầu khảo sát việc ngắt giọng trong lời nói đọc tiếng Việt (dữ liệu bản tin thời sự sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam), Ngữ học trẻ 2007, tr. 19 – 26, Nxb Đại học Sƣ phạm.
4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
7. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình.
8. Đào Bích (2008), Ngôn từ phát thanh, Nghiệp vụ phát thanh, số 18, tháng 7/2008, tr.36-38, Nội san Đài Tiếng nói Việt Nam.
9. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí: Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục.
11. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa – Thông tin.
12. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN.
14. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Đặng Mỹ Hạnh (2007), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – yêu cầu cấp thiết của báo chí Việt Nam trong thời kì hội nhập, Ngữ học trẻ 2007, tr.80-85, Nxb Đại học Sƣ phạm.
16. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn.
17. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam.
18. Nguyễn Hòa (1999), Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại, Luận án tiến sỹ Ngữ văn.
19. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Đinh Hƣờng (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trƣơng Thị Kiên (2011), Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay (Khảo sát các chương trình VOV1, VOV2, VOVGT Đài Tiếng nói Việt Nam từ 6/2008 – 6/2010), Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
22. Nguyễn Đình Lƣơng (1993), Nghề báo nói, Nxb Văn hóa – Thông tin, Trung tâm đào tạo phát thanh truyền hình Việt Nam.
23. Marray Masterton and Roger Patching (2001), Cẩm nang báo chí phát thanh “Sau đây là bản tin chi tiết” (Đài Tiếng nói Việt Nam dịch và lƣu hành nội bộ), Nxb Thế giới.
25. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Phát thanh.
26. Hoàng Trọng Phiến (1998), Hiện tượng bất thường được xem như biện pháp hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí, “Khoa học”, ĐHQGHN, số 1.
27. Hoàng Trọng Phiến (1993 – 2006), Các bài giảng chuyên đề về ngôn ngữ báo chí.
28. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
29. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của văn bản tin tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 11 năm 2001.
31. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Trần Xuân Thân (2008), Về văn nói trên sóng phát thanh, Nghiệp vụ phát thanh, tr.52-53 (Nội san Đài Tiếng nói Việt Nam).
33. Võ Nguyễn Xuân Tùng (2002), Tìm hiểu ngôn từ báo chí Anh – Mỹ,
Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
34. V.V.Xmirnốp (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, Nxb Thông tấn.
NGUỒN NGỮ LIỆU
1. Chƣơng trình thời sự và bản tin từ tháng 7/2011 - 6/2012 – phòng Sản xuất chƣơng trình – Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1 (Đài TNVN).
2. http://media.vov.vn/Media/ (Website lƣu trữ các chƣơng trình đã
phát của Đài TNVN)
3. http://vov.vn/RadioPlayer.aspx?c=vov1 (Website nghe trực tuyến
của Đài TNVN).
4. http://trungtamamthanh.com/Index.asp (Website của Trung tâm âm