Phần phát triển tin

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 37)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Phần phát triển tin

Ngoài chủ đề nêu thông tin chính của tin, các câu còn lại có vai trò phát triển chủ đề, mở rộng, chi tiết hóa nội dung đã đƣợc nhắc đến trong câu chủ đề.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy, phần phát triển của tin tập trung vào một số thông tin sau: thông tin nền, bối cảnh xảy ra sự kiện; các thông tin bằng chứng,

có tính chất minh họa, làm rõ cho thông tin chính; thông tin về kết quả, hậu quả hoặc các thông tin phát triển song song với thông tin chính đƣợc nêu trong chủ đề của tin; đánh giá của ngƣời khác (không phải của phóng viên) về sự kiện và cuối cùng là nêu thông tin về cách thứ ứng xử, thông tin chỉ dẫn đối với sự kiện đƣợc nêu. Các thông tin này xuất hiện trong phần phát triển của tin với các tỉ lệ khác nhau và đƣợc cụ thể trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5. Thông tin trong phần phát triển tin.

Xuất hiện nhiều nhất trong phần phát triển tin là các thông tin làm bằng chứng, cụ thể hóa cho thông tin chủ đề (44%). Phóng viên có thể đƣa ra thông tin kiểu này bằng cách dựng lại các sự kiện thành phần hoặc kể lại diễn biến của sự kiện đƣợc nêu ra ở câu chủ đề, nêu các thông tin làm bằng chứng nhằm khẳng định thông tin nêu ra ở chủ đề là đúng. Ví dụ:

Thời gian gần đây, giá gas trong nước tăng quá cao nên gas kém ch ất lượng đang hoành hành dữ dội . Hiện, tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiê ̣n tình trạng trộn hóa chất nguy hiểm vào gas để làm tăng trọ ng lượng. Điều này đã

gây hoang mang cho người tiêu dùng. Hiệp hội Gas Việt Nam cũng cảnh báo các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước rằng đã phát hiện một số công ty nhập khẩu từ Trung Quốc một loại gas mà “không phải là gas”…

(Bản tin 18/1/2012)

Trong tin trên, chủ đề tin là: gas kém chất lượng đang hoành hành dữ dội. Các câu trong phần phát triển tin: Hiện, tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng trộn hóa chất nguy hiểm vào gas để làm tăng trọng lượng Hiệp hội Gas Việt Nam cũng cảnh báo các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước rằng đã phát hiện một số công ty nhập khẩu từ Trung Quốc một loại gas mà “không phải là gas” đã đƣa các thông tin minh họa cho thông tin chủ đề.

Các thông tin nền, nêu hoàn cảnh của sự kiện cũng xuất hiện khá nhiều trong phần phát triển tin (16%). Đây là những thông tin về bối cảnh lịch sử, các sự kiện làm nền cho sự kiện chính, sự kiện lớn bao trùm sự kiện đang đƣợc nói đến trong tin… Trong một số tin, thông tin nền đƣợc diễn đạt bằng những câu có tính chất khuôn mẫu, nhƣ: Liên quan đến vấn đề này…, Việc này diễn ra trong bối cảnh… Một số thông tin nền chỉ có vai trò giúp ngƣời nghe hiểu rõ thêm về thông tin chính, nếu bỏ đi cũng không ảnh hƣởng gì đến tin, nhƣng cũng có một số thông tin nền bắt buộc, nếu thiếu thì ngƣời nghe sẽ không hiểu hoặc hiểu sai về thông tin chính. Ví dụ:

Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp - Đắk Lắk vừa tiến hành xong đợt khai quật các hố chôn lợn bị bệnh tai xanh trong đợt dịch tháng 8 năm ngoái tại xã Ea Bung (1). Kết quả cho thấy một số hộ dân đã kê khống số lượng lợn bị tiêu hủy để nhận hỗ trợ của Nhà nước (2). Số lượng lợn bị bệnh tai xanh của xã Ea Bung phải tiêu hủy khoảng 300 con nhưng Ban Tiêu hủy xã Ea Bung lại lập danh sách lên đến 630 con, tổng trọng lượng hơn 24.000 kg (3). (Tin ngày 24/7/2012).

Trong tin trên, câu (1) nêu thông tin nền đƣa đến kết quả đƣợc nêu ở câu chủ đề (câu (2) . Nếu không có câu 1, ngƣời nghe sẽ không hiểu việc “một số hộ dân đã thống kê khống số lượng lợn bị tiêu hủy” là kết quả của cái gì và những hộ dân này ở đâu. Câu (3) là thông tin minh chứng cho câu chủ đề.

Các thông tin về kết quả, hậu quả của thông tin chính, các sự kiện kéo theo của sự kiện chính cũng xuất hiện trong phần phát triển tin, với tỉ lệ 16%. Ví dụ, trong bản tin ngày 24/7/2011:

Thông tin chính: Nhiều ngày nay, người dân ở các xã ven sông Kinh Thầy thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương rất bức xúc trước tình trạng các chủ tàu ngang nhiên hút cát trên sông.

Thông tin kéo theo: Tình trạng trên diễn ra khiến hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng..

Trong cấu trúc phần phát triển tin, các thông tin đánh giá về sự kiện, nội dung chính của tin chiếm 15%. Thông tin này thƣờng là suy nghĩ, đánh giá, phản ứng của một nhân vật, một tổ chức nào đó đối với sự kiện diễn ra. Nó có thể đƣợc thể hiện bằng một câu trích dẫn gián tiếp, xuất hiện sau một số cụm từ nhƣ “theo ông X thì…”, “theo đánh giá của tổ chức Y”… hoặc một đoạn phát biểu trực tiếp của ngƣời đánh giá. Ví dụ trong bản tin ngày 11/8/2011:

Chủ đề: Pháp, một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu, vừa triệu tập cuộc họp khẩn cấp về vấn đề khủng hoảng nợ công.

Thông tin đánh giá: Theo các chuyên gia, đây là một phần trong nỗ lực nhằm duy trì mức xếp hạng tín dụng AAA mà Pháp đang có.

Trong các bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam, phần phát triển tin còn có các thông tin nêu cách ứng, xử lý đối với sự kiện, các kiến nghị, các thông tin mang tính chất “hƣớng dẫn dƣ luận”. Thông tin chỉ dẫn này có thể do phóng

viên trích dẫn ý kiến của một chuyên gia, một ngƣời có uy tín nào đó, cũng có thể là quan điểm của ngƣời viết. Tuy nhiên, những thông tin kiểu này xuất hiện không nhiểu, chỉ 2%. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do tin tức có tính chất khách quan, thông tin tự nó đã chỉ dẫn cho công chúng phải làm gì. Mặt khác, tin trên Đài phát thanh phải đáp ứng tiêu chí nhanh, ngắn gọn nên phóng viên chỉ đƣa những thông tin cần thiết liên quan đến sự kiện chính. Chỉ những sự kiện đặc biệt cần thiết phải đƣa thông tin chỉ dẫn thì phóng viên mới đƣa thông tin này vào. Ví dụ:

Chủ đề: Nhiều ngày nay, người dân ở các xã ven sông Kinh Thầy thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương rất bức xúc trước tình trạng các chủ tàu ngang nhiên hút cát trên sông.

Thông tin mang tính chất kiến nghị, đề xuất: Đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm trên.

(Tin ngày 24/7/2011)

Tất cả các thông tin nền, thông tin bằng chứng, thông tin về kết quả, hậu quả của sự kiện, thông tin đánh giá hay thông tin mang tính kiến nghị, nêu cách xử lý đối với sự kiện đều có tác dụng làm rõ hơn cho chủ đề tin, giúp bạn nghe đài nắm đƣợc thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Điều này đã tạo nên mối liên kết, tính mạch lạc cho diễn ngôn tin.

Từ đặc điểm câu chủ đề và phần phát triển tin, có thể mô hình hóa cấu trúc của tin trong các bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Theo trật tự tuyến tính, tin thời sự có dạng thức vĩ mô:

Thời gian – địa điểm – sự kiện – bình giá

Đa phần tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện đƣợc xây dựng theo mô hình “hình tháp ngƣợc”:

Biểu đồ 2.6: Khái quát mô hình tin thời sự trên Đài TNVN

Từ đó, chúng tôi khái quát cấu trúc tin phát thanh nhƣ sau:

Biểu đồ 2.7: Khái quát cấu trúc tin thời sự trên Đài TNVN

Chủ đề tin

Phần phát triển tin

Diễn ngôn tin

Câu chủ đề tin Phần phát triển tin

Thông tin bằng chứng Thông tin kéo theo Thông tin đánh giá Thông tin về cách ứng xử Thông tin nền

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)