5. Cấu trúc của luận văn
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Tin phát thanh nói riêng và các thể loại báo chí phát thanh khác nói chung mang đầy đủ các đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí, nhƣ: tính chính xác, tính cụ thể, tính thời sự, tính ngắn gọn, tính đại chúng, tính định lƣợng và tính khuôn mẫu… Bên cạnh đó, nó cũng có những đặc trƣng riêng biệt. Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ độc thoại đặc biệt trong một tình huống giao tiếp “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” – ngƣời nghe đài chỉ có thể nghe đƣợc lời nói, thông tin từ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên mà không thấy hình ảnh của họ. Trong tình huống giao tiếp đặc biệt này, phƣơng tiện truyền đạt thông tin duy nhất là âm thanh, các yếu tố phi ngôn ngữ nhƣ: cử chỉ, nét mặt… đều bị triệt tiêu. Các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh mang tính hình tuyến, xuất hiện lần lƣợt trên sóng phát thanh, tạo thành một dòng chảy liên tục theo thời gian. Ngƣời nghe tiếp nhận thông tin bằng thính giác ngay tại thời điểm chƣơng trình đang phát, không có cơ hội nghe đi nghe lại nhiều lần.
Tin là thể loại quan trọng của báo chí. Tin cung cấp cho ngƣời đọc, ngƣời nghe thông tin về các sự kiện một cách chính xác, cụ thể và nhanh nhất. Có thể khái quát công thức của tin: nội dung mới - ngôn từ ngắn gọn - thời gian nhanh. Các bản tin xuất hiện dầy đặc trong chƣơng trình của đài phát thanh. Lợi thế của báo phát thanh so với báo in là có thể cung cấp thông tin đến ngƣời nghe một cách liên tục, cập nhật và theo sát diễn biến của sự kiện. Trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay, các chƣơng trình thời sự 6 giờ, 12 giờ và 18 giờ cung cấp cho thính giả một khối lƣợng thông tin khá lớn, về tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài ra, các bản tin thời sự tổng hợp 5 giờ, 9 giờ và 15 giờ, các bản tin 5 phút đầu mỗi giờ trong ngày liên tiếp cập nhật diễn biến các sự kiện đang diễn ra.
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA TIN THỜI SỰ TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Tiếp cận các diễn ngôn tin về mặt vĩ mô là cách tiếp cận từ góc độ loại hình, tức là xem xét kết cấu, cấu trúc tổng thể của các diễn ngôn tin; các yếu tố ngữ cảnh, tình huống tác động đến quá trình giao tiếp giữa ngƣời phát tin (phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên) và ngƣời nhận tin. Các đặc điểm này chịu sự tác động bởi các đặc trƣng về thể loại tin, đặc biệt là tin phát thanh. Trong phạm vi chƣơng 2 này, chúng tôi khát sát một số đặc điểm về cấu trúc vĩ mô của tin thời sự trên Đài TNVN là: độ dài tin và cấu trúc tin.
2.1. Độ dài tin
Chúng tôi tiến hành đo độ dài tin bằng cách tính thời gian của mỗi tin đƣợc phát trên sóng. Căn cứ vào kết quả đo đƣợc, phân loại tin theo các nhóm thời lƣợng nhƣ sau:
- Tin dƣới 30 giây (s). - Tin từ 30 - 45s - Tin từ 45 - 60s - Tin từ 60 - 90s - Tin từ 90 - 120s - Tin trên 120 s
Tin từ 60 - 90 s 10% Tin < 30 s 32.9% Tin từ 30 - 45 s 30% Tin từ 45 - 60 s 14.3% Tin từ 90 - 120 s 7.1% Tin > 120s 5.7%
Biểu đồ 2.1: Độ dài tin
Nhìn chung, tin trong các bản tin thời sự trên Đài TNVN có thời lƣợng ngắn, đáp ứng đƣợc tiêu chí ngắn gọn, súc tích của tin phát thanh. Tin có thời lƣợng dƣới 30 giây có tỉ lệ cao nhất (32,9%). Tiếp đó là tin có thời lƣợng từ 30 – 45 giây (30%). Những tin này chủ yếu cung cấp những thông tin, những mô tả quan trọng về các sự kiện.
Tin có thời lƣợng từ 45 – 60 giây chiếm 14,3%.
Những tin có thời lƣợng từ 30 giây trở lên có thể kèm theo các đoạn băng phát biểu của nhân vật có liên quan tới nội dung thông tin. Thông thƣờng, những đoạn băng này dài từ 12 – 30 giây. Song, trong một số tin mà chúng tôi khảo sát, băng phát biểu của nhân vật có thể lên tới 45 giây hoặc gần 1 phút. Tuy số lƣợng tin nhƣ vậy không nhiều, nhƣng những tin này dài dòng, gây tốn sóng (trừ
những tin đặc biệt, bắt buộc phải đƣa nguyên văn đoạn/lời phát biểu của nhân vật hoặc phát biểu có giá trị thông tin quan trọng, không thể cắt bỏ).
Trên Đài TNVN vẫn còn 22,8% tin có thời lƣợng trên 1 phút, trong đó, 5,7% tin dài trên 2 phút. Những tin này tuy có thời lƣợng bằng thời lƣợng của một phóng sự, phản ánh… phát thanh, nhƣng về nội dung, tính chất thông tin cũng nhƣ cách triển khai bài viết thì chỉ là một tin-phát-thanh-dài. Có thể nói, những phóng viên viết các tin này chƣa nắm chắc đƣợc đặc trƣng của thể loại tin, còn lẫn lộn giữa các thể loại báo chí phát thanh.
Thời lƣợng tin còn phụ thuộc vào thời điểm xuất hiện của nó trên sóng. Tin trong các chƣơng trình thời sự thƣờng dài hơn tin trong các bản tin tổng hợp 15 phút, hay các bản tin 5 phút đầu giờ. Điều này dễ hiểu bởi các biên tập viên khi biên soạn chƣơng trình luôn phải chọn tin, kết cấu bản tin phù hợp với thời lƣợng của chƣơng trình. Các bản tin 5 phút, 10 phút không thể đƣa các tin dài nhƣ trong chƣơng trình thời sự dài 30 phút hay 1 tiếng.