Sử dụng lớp từ trung hòa về phong cách

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 51)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Sử dụng lớp từ trung hòa về phong cách

Các từ THVPC đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các bản tin (tỉ lệ 66,5%). Đây là những từ trung hòa về sắc thái biểu cảm, không thể hiện thái độ, đánh giá, tình cảm, đảm bảo tính khách quan của thông tin. Ví dụ:

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận đang vào vụ thu hoạch rộ lúa hè thu. Diện tích lúa hè thu toàn tỉnh năm nay gieo trồng được hơn 40 nghìn ha. (Bản tin 17 giờ ngày 18/8/2011)

Trong ví dụ này, các từ đƣợc sử dụng đều là từ THVPC.

Trong lớp từ THVPC, những từ chỉ thời gian, vị trí, số liệu và các từ có tính chất giải thích là những từ mang tính đặc trƣng của phát thanh.

- Từ chỉ thời gian: Lợi thế của phát thanh là đƣa đƣợc những thông tin, sự kiện vừa diễn ra tới ngƣời nghe, trong khi báo in, truyền hình phải chờ ngày giờ phát hành báo hay mất thời gian xử lý hình ảnh. Vì tính chất thời sự đó mà báo phát thanh, đặc biệt là tin phát thanh có một hệ thống từ chỉ thời gian rất đặc trƣng, khác biệt so với báo in:

Tin trên báo in Tin phát thanh Chiều (ngày/tháng),

sáng (ngày/tháng)

Chiều qua, chiều nay, vào lúc 2 giờ chiều nay, cách đây ít phút, trong buổi chiều nay, lúc này, tại thời điểm này, ít phút nữa…

Ngày… Ngày…, thứ… vừa qua, thứ… tuần

trƣớc, cuối tuần này, cuối tuần vừa qua Năm 2011, năm 2012,

năm 2013

Năm nay, năm trƣớc, năm ngoái, năm tới.

Đã Vừa, mới, đã

Từ ngữ chỉ thời gian trong tin phát thanh rất linh hoạt. Nó gắn liền và lấy mốc căn cứ là thời điểm bản tin đƣợc phát, cũng là thời điểm mà ngƣời nghe tiếp

- Từ ngữ chỉ con số

Các số liệu trên bản tin thƣờng đƣợc làm tròn. Điều này vừa giúp ngƣời nghe dễ nhớ, vừa giúp phát thanh viên, biên tập viên dễ đọc. Các số liệu đƣợc làm tròn thƣờng đi kèm với các từ: gần, hơn, trên, xấp xỉ, khoảng

Ví dụ:

Tại Đà Nẵng, đến thời điểm này, thành phố đã có gần 250 ca mắc tay chân miệng. (Bản tin 3/3/2012)

Tính đến thời điểm này, lượng thép tồn kho khoảng 350 nghìn tấn (Bản tin 29/2/2012).

Diện tích lúa hè thu toàn tỉnh năm nay gieo trồng được hơn 40 nghìn ha

(Bản tin 18/8/2011)

Khảo sát 341 số liệu, chúng tôi thấy, số liệu đƣợc làm tròn chiếm 65,7%, số liệu không làm tròn chiếm 34,3% (bao gồm 18,5% cả số liệu không thể làm tròn và 15,8% số liệu có thể làm tròn nhƣng không đƣợc làm tròn).

Trong số 34,3% số liệu không làm tròn, có một số trƣờng hợp không thể làm tròn số (18,5%). Những con số này đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, thƣờng là các số thứ tự, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạm phát hoặc một số trƣờng hợp mà nếu làm tròn thì thông tin sẽ mất tính chính xác. Ví dụ:

Bộ sách gồm 11 tập, có tên chung là “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ – Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” (Bản tin ngày 24/6/2012)

Nếu làm tròn “bộ sách có hơn 10 tập” thì thông tin sẽ không còn chính xác, mất giá trị.

Vẫn có 15,8% số liệu không đƣợc làm tròn, mặc dù có thể làm tròn và việc làm tròn không ảnh hƣởng tới độ chính xác của thông tin. Có những tin, phóng viên sử dụng quá nhiều con số, đặc biệt các con số không đƣợc làm tròn. Ví dụ:

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa cho biết, trong tháng 12/2011, nước ta xuất khẩu được 376.365 tấn gạo, trị giá 218,961 triệu đô la Mỹ. Như vậy, trong cả năm 2011, nước ta đã xuất khẩu được tổng cộng 7,105 triệu tấn gạo, trị giá 3,507 tỷ đô la. Nếu so với năm 2010, xuất khẩu gạo năm 2011 tăng thêm 351 ngàn tấn (tăng 5,18%) và 595 triệu đô la (tăng 20,43%). (Bản tin 12 giờ ngày 2/1/2012)

Một tin có quá nhiều con số, lại là những số không đƣợc làm tròn, rƣờm rà nhƣ ví dụ này sẽ khiến ngƣời nghe không muốn nghe tiếp, hoặc nghe cũng không thể nhớ đƣợc.

- Từ ngữ chỉ vị trí:

Ngƣời nghe đài tiếp nhận thông tin bằng tai, khác với độc giả báo in tiếp nhận thông tin bằng mắt. Do đó, nếu báo in thƣờng dùng các đại từ chỉ vị trí nhƣ: trên, dưới thì báo phát thanh thƣờng là trước, sau, vừa nêu… để làm phƣơng tiện liên kết mạch lạc.

Ví dụ:

Sau đây là tin chi tiết…

Trước hết là các tin đáng chú ý… - Các từ mang tính giải thích:

Các bản tin trong báo phát thanh dùng các từ mang tính giải thích, nhƣ: nghĩa là, tương đương với, tức là, gọi tắt là…. Các từ này thƣờng đi kèm và giải thích cho các cụm từ viết tắt. Ví dụ:

Sáng nay tại thành phố Huế đã kết thúc Khóa tập huấn về hoạt động cộng đồng ứng phó với thảm họa (gọi tắt là CADRE) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức (Bản tin ngày 3/3/2012)

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt CIPM ), đơn vị đang quản lý việc thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương... (Bản tin 7/3/2012)

Các từ mang tính giải thích đi kèm với các cụm từ viết tắt, giúp ngƣời nghe dễ hiểu và tiết kiệm sóng vì sau khi đã giải thích rõ, phóng viên có thể dùng cụm từ viết tắt. Các từ mang tính giải thích này cũng tạo nên sự khác biệt của ngôn ngữ phát thanh so với ngôn ngữ báo viết.

Tuy nhiên, trong bản tin hiện nay vẫn còn nhiều cụm từ viết tắt không đƣợc giải thích rõ ràng, dễ làm cho ngƣời nghe hiểu sai. Trong ví dụ dƣới đây, nhiều ngƣời nghe không biết Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử quốc tế có tên là IAEA hay viết tắt là IAEA.

Phái viên của Iran tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Ali Xôntaniê mới đây cho biết (Bản tin 12 giờ, ngày 27/5/2012).

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)