5. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Vận dụng yếu tố nhịp độ trong thể hiện
TNVN
Theo tác giả Đỗ Tiến Thắng, nhịp độ là diễn biến của các âm đoạn trên trục thời gian theo cách chúng bị ngắt quãng (cách quãng, đứt quãng, gián đoạn…) hay liền mạch (liên tục, không đổi, không nghỉ…) [28, tr.56]
Trong văn nói nói chung và phát thanh nói riêng, các ngắt quãng thể hiện ở những khoảng ngừng trong lời nói của ngƣời phát ngôn. Những khoảng ngừng này vừa giúp ngƣời nói nghỉ, lấy hơi, vừa giúp phân đoạn ngữ đoạn, làm cho các ý trong câu mạch lạc, rõ ràng. Ngừng ngắt ở đâu, ngừng ngắt bao lâu phụ thuộc vào dụng ý của ngƣời nói. Thời gian ngừng ngắt dài ngắn quyết định bởi người đọc, người nói định bụng cho người nghe hiểu nội dung thế nào, đến mức độ nào… Bởi vì ngừng ngắt là một thủ pháp thể hiện, là một sự thể hiện có mục đích rõ ràng, phải căn cứ vào nhu cầu của người nghe và người đọc để có ngừng ngắt cho phù hợp. [7, tr.74]
Phƣơng pháp làm việc của chúng tôi trong phần này là đo trƣờng độ các khoảng lặng trong lời nói của các PTV, BTV, PV dựa trên tín hiệu âm thanh đƣợc ghi lại bằng phần mềm biên tập âm thanh Adobe Adition. Trừ những khoảng lặng cuối mỗi tin, cuối câu, chúng tôi quan tâm tới những khoảng lặng có trƣờng độ trên 100 ms trở lên và tìm hiểu xem những khoảng lặng này có mối liên hệ gì với nội dung ngữ nghĩa của các từ, cụm từ trƣớc và sau nó.
Khảo sát sự ngắt nhịp của các PTV, BTV, PV khi thể hiện bản tin trên sóng, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Bên cạnh ngắt nghỉ theo các dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm…) thì các PV, BTV, PTV thƣờng ngắt nghỉ theo các ngữ đoạn. Tại lễ phát động/, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm/ đề nghị các tổ chức thành viên Mặt trận/ tuyên truyền sâu rộng về truyền thống yêu nước/ và đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn trong các tầng lớp nhân dân/, nhất là trong thế hệ trẻ// (Bản tin ngày 18/5/2012)
Trong phát thanh, ngừng ngắt theo ngữ đoạn là một điều tất yếu, bởi vì ngƣời nghe đài tiếp nhận thông tin theo ngữ đoạn. Ngừng ngắt theo ngữ đoạn phải đảm bảo giữ và truyền đạt chính xác ngữ nghĩa của câu. Vì thế, PTV trƣớc khi vào phòng thu phải đọc trƣớc văn bản, nắm đƣợc nội dung của tin để ngắt nghỉ cho hợp lý. Quan sát thực tế qua công việc ở Đài TNVN, chúng tôi thấy, những PTV cẩn thận luôn xử lý văn bản, đánh dấu các chỗ ngắt nghỉ trên văn bản trƣớc khi vào phòng thu.
Trong một số trƣờng hợp, PV, BTV không ngắt theo dấu câu, nhất là những dấu câu mang tính liệt kê. Ví dụ:
…. Luôn coi mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống Campuchia và Việt Nam
là tài sản thiêng liêng, vô giá của nhân dân 2 nước…
(Bản tin 6 giờ, ngày 24/6/2012)
Câu này đƣợc ngắt làm 2 nhịp, dựa theo nội dung ngữ nghĩa chứ không căn cứ vào dấu câu. Các cụm từ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống, thiêng liêng, vô giá đƣợc đọc liền mạch, mặc dù các từ này đƣợc phân chia bởi dấu phẩy (,). Nếu PTV ngắt nhịp, căn cứ các dấu câu trên văn bản: “Luôn coi mối quan hệ đoàn kết/ hữu nghị/ truyền thống Campuchia và Việt Nam là tài sản thiêng liêng/vô giá của nhân dân 2 nước”, thì câu văn sẽ rời rạc và không rõ thông tin.
Các ngắt giọng xuất hiện trƣớc các từ/cụm từ mang thông tin chính, tạo sự im lặng cần thiết để tập trung sự chú ý của ngƣời nghe vào thông tin.
155 ms 126 ms 270 ms
Trong khi đó thì Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam/ đang đề xuất Chính phủ/ một chương trình thu mua tạm trữ/ 100 nghìn tấn cá tra trong dân.
(Chƣơng trình thời sự 18 giờ, ngày 27/6/2012)
Khi đọc phát ngôn trên, BTV ngắt giọng 3 lần (xem trên hình ảnh chụp từ Adobe Audition và đánh dấu ngắt giọng ở văn bản). Trong đó, ngắt giọng thứ nhất có trƣờng độ 155 ms, ngắt giọng thứ hai dài 126 ms, ngắt giọng thứ ba dài hơn, có trƣờng độ 270 ms, nhằm nhấn mạnh thông tin về số lƣợng “100 nghìn tấn cá tra”.
Các lỗi về ngắt, nghỉ xuất hiện nhiều trong bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Thứ nhất, đó là lỗi ngắt nghỉ không đúng chỗ, làm cho tin rời rạc, không biểu hiện rõ ý hoặc làm sai lệch thông tin. Ví dụ, lời giới thiệu tin chính trong chƣơng trình thời sự ngày 27/6/2012:
153 ms
Lại xảy ra vụ lật tàu chở hàng/ trăm người tị nạn tại ngoài khơi vùng biển Ốt- xtrây-li-a
Thông tin ở đây là “vụ lật tàu chở hàng trăm người tị nạn”, nhƣng BTV đọc chữ “hàng” liền với “vụ lật tàu chở” và ngắt giọng giữa chữ “hàng” và chữ “trăm”. Ngƣời nghe có thể hiểu sai thành “vụ lật tàu chở hàng”.
Một lỗi khác khá phổ biến là thời gian ngừng nghỉ quá dài, không cần thiết. Ví dụ:
899 ms
Đặc biệt trong nửa đầu tháng này, Tổng Cục Hải quan cho biết, các đầu mối xăng dầu đã nhập khẩu/ 5 nghìn 209 tấn dầu hỏa.
(Bản tin 12 giờ, ngày 27/5/2012)
Trong câu trên, BTV ngắt giọng trƣớc thông tin về số lƣợng xăng dầu đã nhập khẩu trong tháng này. Ngắt giọng này có tác dụng nhấn mạnh thông tin sau đó, tuy nhiên, BTV đã dừng lại quá lâu. Ngắt giọng có trƣờng độ 899 ms (gần 9 giây), tạo một khoảng lặng khá dài trên sóng, làm đứt mạch theo dõi của thính giả, đồng thời làm cho thông tin không liền mạch.
Có thể lý giải cho những lỗi trong việc thể hiện bản tin trên sóng của các PTV, BTV là các chƣơng trình thời sự, các bản tin của Đài TNVN đƣợc phát trực tiếp, lại đòi hỏi đảm bảo tính thời sự của sự kiện, ƣu điểm nhanh nhạy của báo phát thanh so với các loại hình báo khác nên nhiều khi PTV, BTV chƣa làm chủ văn bản trƣớc khi vào phòng thu hoặc đọc sai nhƣng không có cơ hội đọc lại. Nếu trong các chƣơng trình đƣợc thu sẵn trƣớc khi phát sóng, BTV, PTV đƣợc nghe lại chƣơng trình sau khi thu xong, đọc sai có thể đọc lại thì điều này không thể đối với các bản tin thời sự của Đài TNVN. Tuy nhiên, những lỗi này là những “hạt sạn” trong các bản tin thời sự trên Đài TNVN, giảm hiệu quả thông tin của các bản tin.