5. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết
Các từ thuộc PCV xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm báo chí nói chung và bản tin thời sự trên Đài TNVN nói riêng (chiếm tỉ lệ 32,3%). Lớp từ này bao gồm:
- Các thuật ngữ khoa học:
Thuật ngữ là những từ, ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn khoa học, kỹ thuật [28, tr.962]. Mỗi ngành khoa học có một hệ thống thuật ngữ riêng. Hệ thống thuật ngữ này xuất hiện trong các tin về kinh tế, khoa học, giáo dục, quân sự… trên Đài TNVN. Ví dụ, tin sau có cách từ gạch chân là các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế:
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong thời gian tới sẽ xác định mạch chủ đạo là đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, thực hiện ổn định chính sách tiền tệ, duy trì phương hướng cơ bản trong điều tiết vĩ mô, tiếp tục coi ổn định vật giá tổng thể là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong điều tiết và kiểm soát vĩ mô. (Bản tin ngày 13/8/2012).
- Các từ thuộc phong cách hành chính sự vụ:
Từ ngữ thuộc phong cách hành chính sự vụ “chủ yếu gồm các từ ngữ thường dùng trong những văn bản pháp lý, ngoại giao, hành chính”. [6]
Các từ này xuất hiện nhiều trong các tin về chính trị, ngoại giao, hành chính. Ví dụ các từ đƣợc gạch chân trong các tin sau:
Sáng nay, tại Hà Nội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 5. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chủ trì phiên họp. (Tin 10/1/2012).
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ vừa ban hành thông tư liên tịch điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng cho các cán bộ cấp xã về hưu theo quyết định 130 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và quyết định 111 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng. (Tin 27/5/2012)
Khảo sát sơ bộ lớp từ thuộc PCV trong một số tác phẩm phóng sự, phỏng vấn, chúng tôi thấy, lớp từ này xuất hiện ở thể loại tin nhiều nhất. Chỉ 12% từ trong các phỏng vấn thuộc phong cách viết và con số này trong phóng sự là 14,2%. Trong khi đó, tỉ lệ từ thuộc PCV trong tin thời sự là 32,3%. Điều này có thể đƣợc lý giải, nội dung của bản tin thƣờng là các sự kiện mang tính xã hội, chính trị, nhƣ: tin ngoại giao, tin hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành…, các thông tin về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, quân sự…. nên trong bản tin sử dụng các thuật ngữ, các từ thuộc phong cách hành chính – sự vụ. Trong khi đó, các sự kiện này ít là đối tƣợng của phóng sự, bình luận.
Sử dụng lớp từ thuộc PCV trong tin tức, góp phần đảm bảo độ chính xác, ngắn gọn của thông tin. Nhiều thuật ngữ, nhiều từ ngữ chính trị, hành chính, nếu diễn giải theo nghĩa thông thƣờng thì rất dài dòng, không phù hợp với phong cách báo chí. Dùng các thuật ngữ, các từ ngữ chính trị, hành chính sẽ tiết kiệm đƣợc sóng phát thanh, làm cho tin ngắn gọn, giúp ngƣời nghe dễ tiếp nhận hơn. Sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết cũng thể hiện tính chất trang trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của các sự kiện, đặc biệt là trong các tin ngoại giao. Ví dụ:
Tiếp tục chuyến thăm chính thức U-cờ-rai-na, chiều 5/10 (theo giờ Việt Nam), tại Thủ đô Ki-ép, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống U-
cờ-rai-na Vích-to Ia-nu-cô-vích và Chủ tịch Quốc hội U-cờ-rai-na Vla-đi-mia Lít-vin. (Bản tin ngày 6/10/2011)
Nếu nói “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và trao đổi ý kiến với Tổng thống U-cờ-rai-na Vích-to Ia-nu-cô-vích và Chủ tịch Quốc hội U-cờ-rai-na Vla- đi-mia Lít-vin” thì sẽ không còn sắc thái trang trọng khi nói về cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia.
Dùng các từ thuộc phong cách viết, nhƣ các thuật ngữ, các từ ngữ hành chính, công vụ… trong bản tin còn góp phần nâng cao vốn từ vựng của ngƣời nghe đài; từ đó làm cho kho từ thông dụng trong công chúng ngày càng dày dặn, phong phú.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều phóng viên lạm dụng các thuật ngữ, nhất là các thuật ngữ của một chuyên ngành nhỏ hẹp, các từ ngữ hành chính, công vụ, khiến bản tin trở lên khó hiểu. Ví dụ:
Theo số liệu khảo sát trên toàn quốc, đến thời điểm này đã có trên 70% số xe trong diện quy định đã lắp hộp đen. (Bản tin 6 giờ ngày 24/6/2012)
Hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây Ri-áp-cốp tuyên bố với báo giới, Mát-xcơ-va kêu gọi Oa-sinh-tơn cân nhắc tất cả những hậu quả có thể xảy ra khi thông qua “Luật Ma-gnhít-xki” về việc cấm vận thị thực đối với một số quan chức của Nga. (Bản tin 18 giờ, ngày 27/6/2012)
Ở ví dụ thứ nhất, phóng viên phải giải thích rõ thuật ngữ “hộp đen” là gì, vì không phải ngƣời nghe đài nào cũng hiểu đƣợc khái niệm này.
Ở ví dụ thứ 2, phóng viên đã sử dụng biện pháp hoán dụ, dùng tên thủ đô là “Mát-xcơ-va” và “Oa-sinh-tơn” để chỉ nƣớc Nga và nƣớc Mỹ. Đây là cách dùng khá phổ biến trong các tin thế giới. Tuy nhiên, nó lại xa lạ và gây khó hiểu đối với phần lớn công chúng.
Việc dùng các thuật ngữ khoa học, các từ chuyên ngành, các từ ngữ hành chính, công vụ đòi hỏi phóng viên phải cân nhắc thật kĩ. Nếu có từ khác đồng nghĩa, dễ hiểu hơn mà không làm thay đổi nghĩa, thay đổi nội dung thông tin thì
nên sử dụng từ dễ hiểu. Nếu sử dụng các thuật ngữ chƣa mang tính phổ biến, thông dụng đối với công chúng thì phải giải thích rõ ràng.