Số lượng âm tiết trong câu

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 56)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Số lượng âm tiết trong câu

Đối với báo phát thanh, vấn đề về độ dài của câu đƣợc đặc biệt quan tâm. Vì, nó quyết định việc tiếp nhận thông tin của ngƣời nghe đài. Nếu câu dài, nhiều âm tiết thì ngƣời nghe sẽ khó nắm bắt đƣợc thông tin mà phóng viên cần nói. Hơn nữa, câu dài sẽ khiến cho phát thanh viên, biên tập viên gặp khó khăn khi đọc, nhiều khi ngắt, nghỉ không hợp lý, dẫn đến sai lệch thông tin hoặc không truyền tải đƣợc thông tin đến ngƣời nghe một cách tốt nhất.

Khảo sát 1.767 câu trong 486 tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam, chúng tôi thu đƣợc kết quả về tỉ lệ âm tiết trong câu nhƣ bảng sau:

Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ về số lƣợng âm tiết trong câu

Câu có 21 đến 30 âm tiết chiếm tỉ lệ cao nhất (25%). Câu dƣới 20 âm tiết có tỉ lệ nhỏ nhất (12%). Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, câu trong văn bản phát thanh không nên dài quá 30 âm tiết và câu có khoảng 15 – 20 âm tiết là vừa [Dẫn theo 15, tr.176]. Nếu theo đề xuất này thì chỉ có 37% số câu trong bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay có độ dài hợp lý.

Câu có từ 31 đến 40 âm tiết chiếm tỉ lệ 23%; câu từ 41 đến 50 âm tiết chiếm 18% và đáng lƣu ý là 22% câu trong các bản tin hiện nay có từ 50 âm tiết trở lên. Nhƣ vậy, bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay có nhiều câu dài (63%), thậm chí nhiều câu quá dài, có trên 50 âm tiết. Đây là điều khó chấp nhận đối với tin phát thanh nói chung và bản tin trên Đài Phát thanh Quốc gia nói riêng. Đặc biệt, qua khảo sát, chúng tôi thấy vẫn có hiện tƣợng là các phóng viên, biên tập viên khi viết tin dựa trên các thông cáo, báo cáo hội nghị, dựa trên ý kiến phát biểu của nhân vật hoặc biên tập tin từ báo in “bê” nguyên

câu văn trong báo cáo hoặc báo in. Những câu này thƣờng rất dài. Ví dụ, trong chƣơng trình thời sự 18 giờ, ngày 21/6, phóng viên viết một câu văn dài hơn 180 từ:

…Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tại kỳ họp này, Quốc hội yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý những bất cập trong quản lý đất đai, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chính sách giá cả trong đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị, đảm bảo đến cuối năm 2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước; từ nay đến ngày 31/12 năm 2012 tập trung giải quyết các vụ khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp, kéo dài, được dư luận xã hội quan tâm; cải thiện môi trường ở các khu công nghiệp, làng nghề, các dòng sông, hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng chống tội phạm, tiếp tục củng cố thế trận an ninh nhân dân, phong trào toàn dân phòng chống tội phạm, tệ nạn, tai nạn, đảm bảo môi trường bình yên cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sau khi nghe xong câu này, chắc chắn ngƣời nghe sẽ không lƣu lại trong đầu đƣợc thông tin gì. Phóng viên nên sử dụng thao tác chia cắt câu dài này thành nhiều câu nhỏ đảm bảo về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, dùng phép thế, phép nối, thêm, bớt từ, lƣợc bớt những thông tin không quan trọng để rút ngắn độ dài câu văn mà không làm thay đổi thông tin. Câu này có thể đƣợc chia thành 4 câu nhƣ sau:

…Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tại kỳ họp này, Quốc hội yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý những bất cập trong quản lý đất đai. Trong đó, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chính sách giá cả trong đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị. Mục tiêu là đến cuối năm 2013 căn bản hoàn thành việc cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước; từ nay đến ngày 31/12/ 2012 giải quyết các vụ khiếu kiện về đất đai trọng điểm. Việc này cũng nhằm cải thiện môi trường ở các khu công nghiệp, làng nghề, các dòng sông, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Câu dài hay ngắn thƣờng liên quan đến lƣợng thông tin chứa đựng trong đó. Câu dài thƣờng nhiều ý, nhƣng kết quả sau khi tin đƣợc phát trên sóng là ngƣời nghe không nhớ đƣợc ý nào, thông tin nào. Sử dụng một câu dài, phóng viên đã lãng phí sóng phát thanh Quốc gia mà không thu đƣợc hiệu quả xứng đáng.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)