Tốc độ trung bình

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 62)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Tốc độ trung bình

Một đặc điểm khác nhau giữa phát thanh viên, biên tập viên phát thanh với phát thanh viên, biên tập viên truyền hình là ở chỗ hiện hình và không hiện hình. Phát thanh viên, biên tập viên truyền hình xuất hiện trƣớc ngƣời xem với nét mặt, hình ảnh, cử chỉ cụ thể. Thông qua hình dáng mồm đọc, cử chỉ, nét mặt của phát thanh viên, ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, ngƣời xem có thể phần nào hiểu nội dung thông tin. Đối với báo phát thanh, ngƣời nghe chỉ thấy tiếng, không thấy hình nên sự yêu cầu về truyền tải thông tin phải cao hơn; trong đó, tốc độ thể hiện thông tin đóng vai trò khá quan trọng. Phát thanh viên phải lấy mốc là “rõ ràng, ngƣời nghe dễ nghe, dễ hiểu” làm cơ sở để điều chỉnh tốc độ đọc của mình. Đọc nhanh quá sẽ làm cho ngƣời nghe không kịp theo dõi, không hiểu đƣợc nội dung của tin. Ngƣợc lại, đọc chậm quá cũng làm cho ngƣời nghe có cảm giác buồn chán, không muốn theo dõi tiếp bản tin hoặc làm cho các ý rời rạc, khiến bạn nghe đài không nắm bắt đầy đủ nội dung thông tin mà phóng viên, biên tập viên muốn truyền đạt.

Khảo sát 106 tin âm thanh với 29.444 âm tiết, chúng tôi thu đƣợc kết quả: tốc độ thể hiện bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay là 233 âm tiết/phút.

Chúng tôi cũng tiến hành so sánh tốc độ thể hiện thể loại tin với tốc độ thể hiện các tác phẩm thuộc các thể loại khác trên Đài Tiếng nói Việt Nam, nhƣ: bình luận, phóng sự, tƣờng thuật trực tiếp và phản ánh, ghi nhanh. Ở mỗi thể loại bình luận, phóng sự, tƣờng thuật trực tiếp và phản ánh, ghi nhanh, chúng tôi chọn 10 tác phẩm trong khoảng thời gian từ tháng 7/2011 đến 6/2012. Tốc độ trung bình của các thể loại này đƣợc ghi nhận trong biểu đồ sau:

Tốc độ (âm tiết/phút) 190 226 233 265 280 239 0 50 100 150 200 250 300 Bình luận Phóng sự Tin Phản ánh, ghi nhanh Tường thuật trực tiếp Trung bình Tốc độ (âm tiết/phút)

Biểu đồ 3.6: Tốc độ thể hiện bản tin trong so sánh với các thể loại khác.

Bản tin thời sự đƣợc thể hiện với tốc độ 233 âm tiết/phút, gần xấp xỉ bằng tốc độ đọc, nói trung bình trên Đài Tiếng nói Việt Nam (239 âm tiết/phút). Tốc độ này nhanh hơn so với tốc độ thể hiện thể loại bình luận (190 âm tiết/phút) và phóng sự (226 âm tiết/phút), nhƣng chậm hơn so với phản ánh, ghi nhanh (265 âm tiết/phút) và tƣờng thuật trực tiếp (280 âm tiết/phút).

Theo 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình, phát thanh viên nên đọc bản tin với tốc độ từ 220 – 240 tiếng/phút, có lúc lên tới 300 tiếng/phút [7, tr.104]. Có thể thấy, các bản tin thời sự trên Đài Tiếng

nói Việt Nam hiện nay đƣợc thể hiện với một tốc độ vừa phải, đáp ứng đƣợc yêu cầu về việc thể hiện thể loại tin tức trên sóng phát thanh, giúp ngƣời nghe đài nắm bắt đƣợc thông tin một cách dễ dàng.

Các tin phản ánh các lĩnh vực, nội dung khác nhau, nhƣ: chính trị - xã hội, kinh tế, thể thao… đƣợc thể hiện với tốc độ khác nhau. Chúng tôi so sánh tốc độ thể hiện trên sóng của 20 tin chính - xã hội, 20 tin kinh tế và 10 tin thể thao. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

227 230 242 260 210 215 220 225 230 235 240 245 250 255 260

Tin chính trị Tin xã hội Tin kinh tế Tin thể thao, giải trí

Biểu đồ 3.7. Tốc độ thể hiện các tin có nội dung phản ánh khác nhau

Các tin chính trị có tốc độ thể hiện trên sóng 227 âm tiết/phút, các tin về lĩnh vực xã hội có tốc độ thể hiện 230 âm tiết/phút, chậm hơn so với tốc độ trung bình của bản tin. Tin về lĩnh vực kinh tế lại có tốc độ nhanh hơn so với tốc độ trung bình của bản tin (242 âm tiết/phút). Tin thể thao, giải trí đƣợc đọc, nói nhanh nhất, với tốc độ là 260 âm tiết/phút. Các phát thanh viên, biên tập viên đã căn cứ vào nội dung thông tin, lĩnh vực phản ánh của tin để có tốc độ đọc phù

hợp. Điều này đòi hỏi phát thanh viên, biên tập viên cần nắm đƣợc nội dung thông tin, hay ít ra là lĩnh vực phản ánh của tin để điều chỉnh tốc độ đọc, nói của mình trên sóng.

Tốc độ thể hiện bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam còn chịu sự chi phối của nội dung - sắc thái thông tin. Chúng tôi khảo sát tốc độ thể hiện của 10 tin có sắc thái buồn, 10 tin có sắc thái vui.

Tốc độ (âm tiết/phút) 220 245 205 210 215 220 225 230 235 240 245 250

Tin buồn Tin vui

Biểu đồ 3.8. Tốc độ thể hiện những tin có sắc thái thông tin khác nhau

Các tin buồn đƣợc đọc chậm, với tốc độ trung bình là 220 âm tiết/phút. Tin vui đƣợc thể hiện nhanh hơn, có tốc độ 245 âm tiết/phút. Đọc chậm rãi, cùng với âm điệu trầm sẽ giúp truyền tải thông tin buồn một cách hiệu quả. Nếu nhƣ trong chƣơng trình thời sự của Đài Truyền hình, khi thể hiện các tin buồn, đặc biệt là các tin thông báo đám tang, ngƣời dẫn chƣơng trình xuất hiện trƣớc tấm phông nền màu đen thì ngƣời xem đã phần nào cảm nhận đƣợc sắc thái của thông tin. Trên báo phát thanh, ngƣời nghe không nhìn thấy hình ảnh mà chỉ nghe thấy tiếng của của phát thanh viên, biên tập viên nên sự truyền tải nội dung, sắc thái tin phụ thuộc nhiều vào cách thể hiện của phát thanh viên, biên

tâp viên, gồm tốc độ đọc, nói cùng một số yếu tố ngữ điệu khác. Ngƣợc lại, đọc nhanh, kèm theo ngữ điệu lên xuống linh hoạt sẽ giúp cho ngƣời nghe cảm nhận đƣợc sắc thái tƣơi vui của nội dung thông tin.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 62)