Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 43)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tiểu kết chƣơng 2

Chịu sự tác động của các đặc trƣng tin phát thanh, tin trên Đài TNVN ngắn gọn, súc tích; đa phần tin có thời lƣợng dƣới 1 phút, trong đó tin dƣới 45 giây chiếm tỉ lệ cao. Với thời lƣợng này, tin phát thanh truyền tải thông tin một cách cô đọng, nhanh chóng đƣa những thông tin mới đến ngƣời nghe. Một chƣơng trình thời sự hay một bản tin tổng hợp với những tin ngắn gọn, súc tích sẽ cung cấp cho thính giả một lƣợng thông tin dày dặn, phong phú. Chính đặc điểm này đã tạo nên ƣu thế của tin phát thanh so với các thể loại báo chí khác, đặc biệt là tin trên báo in.

Đặc trƣng của cấu trúc tin phát thanh là tin không có đầu đề. Các tin xuất hiện lần lƣợt trên sóng, nối tiếp nhau theo trật tự thời gian. Điều này đòi hỏi phóng viên phải tìm những cách làm khác để hấp dẫn ngƣời nghe cũng nhƣ lôi kéo sự tò mò của họ vào bản tin, nhƣ: giới thiệu tin chính ở đầu mỗi chƣơng trình thời sự, tóm lƣợc tin chính đã phát… Trong mỗi tin, chủ đề, nội dung chính của tin thƣờng xuất hiện ngay đầu tin và đƣợc diễn đạt bằng các câu đơn đầy đủ thành phần. Vì thế, khi nghe đài, thính giả dễ dàng nắm bắt đƣợc nội dung chính của tin ngay từ những âm thanh đầu tiên. Đa phần tin trên Đài TNVN có mô hình “hình tháp ngƣợc”: câu chủ đề tóm lƣợc nội dung chính của tin xuất hiện ngay đầu tin, phần thân tin (phần phát triển tin) xuất hiện sau.

Phần phát triển tin giải thích rõ hơn, đƣa ra những bằng chứng minh họa cho thông tin chủ đề, hoặc nêu các kết quả kéo theo, phát sinh từ thông tin chủ đề, hoặc nêu đánh giá, bình luận về thông tin chủ đề. Đƣa thông tin nào vào phần phát triển tin cũng nhƣ chọn khía cạnh nào của sự việc để giới thiệu trong câu chủ đề phụ thuộc vào phong cách, dụng ý của ngƣời viết. Một sự vật, hiện tƣợng hay sự kiện có thể đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm nhiều nội dung thông tin. Phóng viên, biên tập viên phải tìm góc tiếp cận mới,

cách diễn đạt lạ để thể hiện tin. Trong nhiều tin, phóng viên không đi sâu vào việc miêu tả, giải thích sự việc, sự kiện mà chỉ nêu một thông tin nào đó, ví dụ: nêu đánh giá của các chuyên gia về sự việc, sự kiện hay tác động của sự việc, sự kiện đến cuộc sống của con ngƣời. Tin đó có thể đƣợc nhiều ngƣời quan tâm hơn một tin đƣa theo kiểu truyền thống (miêu tả các sự kiện nhỏ, các thông tin minh họa cho chủ đề, nêu kết quả sự việc…), bởi nó đánh trúng vào tâm lý của ngƣời nghe đang chờ đợi xem sự kiện đó có tác động thế nào đến cuộc sống của mình. Nhƣ vậy, bên cạnh những đặc trƣng của tin phát thanh thì yếu tố phong cách, góc tiếp cận của ngƣời viết cũng ảnh hƣởng tới cấu trúc vĩ mô của tin trên Đài TNVN.

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI MÔ CỦA TIN THỜI SỰ TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Cấu trúc vi mô đƣợc hiểu là cấu trúc các bộ phận của một hệ thống, các thành phần riêng biệt cấu tạo nên hệ thống đó. Tiếp cận tin thời sự trên Đài TNVN về mặt vi mô là nghiên cứu, xem xét các bộ phận cấu thành bản tin, nhƣ: các câu, từ, các đoạn văn trong tin; phép liên kết giữa các câu, các đoạn trong tin; ngữ điệu, giọng đọc… khi thể hiện tin trên sóng. Trong phạm vi chƣơng 3 này, chúng tôi khảo sát các đặc điểm về cấu trúc vi mô của tin thời sự trên Đài TNVN, gồm: việc dùng từ ngữ, câu văn trong bản tin, tốc độ thể hiện tin, vận dụng các yếu tố ngữ điệu (cƣờng độ, trƣờng độ…) trong thể hiện tin trên sóng.

3.1. Sử dụng từ ngữ trong bản tin thời sự trên Đài TNVN

Từ ngữ đƣợc dùng trong bản tin thời sự trên Đài TNVN rất phong phú, đa dạng. Xét về nguồn gốc, nó có đầy đủ các từ gốc Hán, các từ gốc Ấn – Âu và từ thuần Việt. Xét về phong cách sử dụng, các bản tin trên Đài TNVN có các lớp từ mang phong cách khác nhau, nhƣ: các từ khẩu ngữ, các từ thuộc phong cách viết (PCV), các từ trung hòa về phong cách (THVPC) và từ đánh dấu về phong cách (ĐDVPC). Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát việc sử dụng từ ngữ thuộc các lớp từ này.

Khảo sát 76.800 từ trong 486 tin, chúng tôi có đƣợc tỉ lệ các từ thuộc lớp từ khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết, lớp từ trung hòa về phong cách và lớp từ đánh dấu về phong cách có sự chênh lệch rất rõ. Xuất hiện với tỉ lệ cao nhất là lớp từ trung hòa về phong cách (66,5%). Tiếp đến là lớp từ thuộc phong cách viết (32,3%). Lớp từ khẩu ngữ có tỉ lệ 0,8%. Ít nhất là lớp từ đánh dấu về phong cách, chỉ có 0,4%. Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ hơn về mối tƣơng quan giữa các tỉ lệ này:

Biểu đồ 3.1: Các lớp từ trong bản tin thời sự trên Đài TVNV

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)