5. Cấu trúc của luận văn
2.2. Cấu trúc tin
2.2.1. Đặc trưng của cấu trúc tin phát thanh
Khác với tin trên báo viết bao giờ cũng có đầu đề diễn đạt nội dung chính của tin, tin trên báo phát thanh không có đầu đề. Trong bản tin thời sự của Đài TNVN, sau lời mời của biên tập viên Sau đây là tin chi tiết hoặc Mời quý vị và các bạn nghe tin chi tiết, BTV, PTV đọc luôn bản tin. Kết thúc mỗi tin, BTV, PTV dừng lại ít giây trƣớc khi chuyển sang tin khác.
Mở đầu bản tin hay các chƣơng trình thời sự, bao giờ BTV cũng thông tin đến ngƣời nghe những tin chính sẽ phát trong chƣơng trình. Điều này giúp ngƣời nghe xác định đƣợc những thông tin quan trọng của bản tin và chú ý theo dõi trong phần sau, đồng thời hỗ trợ thêm cho việc tin phát thanh không có đầu đề. Những tin chi tiết này có thể là một câu có đầy đủ bộ phận, thƣờng nêu chủ đề của tin. Ví dụ:
- Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm lầm thứ 45 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia và năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012.
- Sau khi giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm, giá hàng hóa và dịch vụ vận tải ở mức cao.
- Dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp. Hiện có 8 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày.
(Chƣơng trình thời sự 6 giờ, ngày 24/6/2012)
- Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông làm 36 người thiệt mạng và 15 người bị thương.
(Chƣơng trình thời sự 12 giờ, ngày 18/5/2012)
Vì không có đầu đề để thông báo nội dung chính của tin cũng nhƣ để thu hút sự chú ý, tò mò của ngƣời nghe nên các phóng viên thƣờng cố gắng nêu thông tin chính, chủ đề của tin một cách rõ ràng, dễ hiểu nhất. Chủ đề tin thƣờng xuất hiện ngay ở đầu tin. Đối với những tin có phần dẫn (sapô) thì chủ đề thƣờng nằm trong phần dẫn tin. Đối với những tin ngắn, không có phần dẫn thì chủ đề tin cũng thƣờng đƣợc bố trí ở phần đầu của tin. Sau chủ đề tin là phần phát triển của tin.
2.2.2. Câu chủ đề của tin.
2.2.2.1. Đặc điểm hình thức của câu chủ đề
Khảo sát vị trí của câu chủ đề trong 486 tin, chúng tôi thu đƣợc kết quả: 89,9% câu chủ đề là câu đầu tiên của tin; chỉ có 10,1% câu chủ đề không xuất hiện ở vị trí đầu tiên của tin.
Biểu đồ 2.2. Vị trí câu chủ đề tin
Nhƣ vậy, câu chủ đề của tin thƣờng là những âm thanh đầu tiên trên sóng của mỗi tin phát thanh. Nếu nhƣ trên báo in, ngƣời đọc bị hấp dẫn, lôi cuốn bởi đầu đề tin, bởi hình ảnh thì trong tin phát thanh, do đầu đề không đƣợc đọc trên sóng, do không có hình ảnh nên các phóng viên đƣa thông tin quan trọng nhất của tin lên trƣớc, để thu hút ngƣời nghe. Ngay từ những âm thanh đầu tiên, ngƣời nghe đã biết đƣợc tin này nói về cái gì, quyết định có nghe tiếp hay không. Điều này cũng đòi hỏi các phóng viên phải viết câu chủ đề sao cho hay, hấp dẫn ngƣời nghe, phải tìm đƣợc cái mới, cách diễn đạt lạ để triển khai tin.
Vị trí của câu chủ đề trong tin tin quyết định mô hình tin. 89,9% tin trên Đài TNVN hiện nay có mô hình “hình tháp ngƣợc”. Mô hình này tạo điều kiện cho ngƣời nghe dễ dàng tiếp nhận tin, nắm bắt nội dung cũng nhƣ theo dõi sự phát triển của thông tin. Ví dụ tin có câu chủ đề nằm ở vị trí đầu tin:
Sáng nay, Liên hợp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang tổ chức khánh thành trường Trung học phổ thông Minh Thuận, tại xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực ban Bí thư Lê Hồng Anh cắt
băng khánh thành và trồng cây lưu niệm tại trường. Trường Trung học phổ thông Minh Thuận được xây dựng trên diện tích 34 ngàn mét vuông gồm 14 phòng học, 24 phòng công vụ và nhiều hạng mục công trình khác. Tổng kinh phí hơn 28 tỷ rưỡi đồng…
(Chƣơng trình thời sự 18h ngày 27/6/2012)
Thủ tướng Tây Ban Nha Rô-đri-ghết Xa-pa-tê-rô vừa tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội nhiệm kỳ tới sẽ diễn ra vào ngày 20/11 năm nay, sớm hơn 4 tháng so với dự kiến là tháng 3/2012. Thủ tướng Xa-pa-tê-rô đưa ra quyết định này sau khi tham vấn cựu Bộ trưởng Nội vụ An-phrê-đô Pê-rét Ru-ban-ca-ba, người sẽ đại diện cho Đảng Xã hội cầm quyền tham gia tổng tuyển cử.
Trước đó, ông Xa-pa-tê-rô tuyên bố sẽ không ứng cử lần thứ ba vào chức thủ tướng mà ông nắm giữ từ năm 2004 đến nay.
(Bản tin tổng hợp 9h ngày 30/7/2011)
Với những tin có câu chủ đề không nằm ở vị trí đầu tin, các câu đầu tin thƣờng cung cấp thông tin nền cho câu chủ đề, bổ sung thông tin cho câu chủ đề.
Ví dụ tin có câu chủ đề không nằm ở đầu tin:
Các vùng trồng rau chuyên canh ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực chuẩn bị nguồn rau xanh phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng rau xanh đang gặp không ít khó khăn do thời tiết rét đậm kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, trễ vụ. Hợp tác xã Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là vùng trồng rau xanh an toàn cung ứng cho dịp Tết lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, song, người trồng rau ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn do rét đậm kéo dài đã làm rau chết hoặc chậm sinh trưởng. Trong số hơn 70ha rau an toàn trồng để phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới thì chỉ có khoảng một nửa cho năng suất và kịp thu hoạch trong dịp Tết. Diện tích rau còn lại một phần đã bị chết; phần thì sinh trưởng chậm nên không kịp cho thu hoạch vào dịp Tết…
Trong tin trên, thông tin “các vùng trồng rau chuyên canh ở Thừa Thiên Huế đang tích cực chuẩn bị nguồn rau xanh phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới”
đƣa ra bối cảnh để câu chủ đề (đƣợc gạch chân) xuất hiện. Bối cảnh này tƣơng phản, bất lợi với thông tin chủ đề của tin (nhiều hộ trồng rau gặp khó khăn do thời tiết rét đậm kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, trễ vụ), nhằm làm nổi bật nội dung chính của tin.
Câu chủ đề bao gồm tất cả các kiểu câu: câu đơn, câu phức, câu ghép. Tuy nhiên, tỉ lệ các kiểu câu này khác nhau, trong đó, câu đơn chiếm tỉ lệ cao hơn cả (62,7%), câu phức chiếm 32,2% và chỉ có 5,1% câu chủ đề là câu ghép.
Biểu đồ 2.3. Phân loại câu chủ đề tin
Câu chủ đề của tin phát thanh thƣờng đƣợc thể hiện bằng câu đơn. Với kết cấu một thành phần chủ - vị, câu chủ đề thƣờng ngắn, diễn đạt một ý, khiến ngƣời nghe dễ nắm bắt, dễ nhớ. Điều này một lần nữa bổ sung cho đặc điểm tin phát thanh là không có đầu đề, câu chủ đề phải đƣợc diễn đạt sao cho dễ hiểu, dễ
nắm bắt, dễ nhớ nhất. Đặc điểm này cũng phù hợp với đặc trƣng của phát thanh là câu ngắn gọn, thƣờng diễn đạt một ý. Ví dụ:
Đến chiều qua, các điểm cháy trên rừng Hoàng Liên địa phận tỉnh Lào Cai đã được khống chế. Tỉnh Lào Cai đã phải huy động gần 1.600 lượt người tham gia chữa cháy rừng. Kinh nghiệm được rút ra ngay trong những ngày vừa qua là sử dụng phương châm bốn tại chỗ và huy động tối đa người dân địa phương…
(Bản tin 10h ngày 7/3/2012)
Chiều nay, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Tổng Giám đốc điều hành Cơ quan hành động đối ngoại Liên minh Châu Âu Đa-vít Su-li-vân.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng chuyến thăm lần này của ông Đa-vít Su-li- vân sẽ đóng góp quan trọng vào việc phát triển quan hệ Việt Nam – EU và khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ Việt Nam – EU lên tầm cao mới, xứng đáng với tiềm năng của mỗi bên.
(Bản tin 21h30 ngày 29/2/2012).
32,2% câu chủ đề là câu phức có thành phần mở rộng là các mệnh đề tính ngữ. Các ý đƣợc diễn đạt trong các mệnh đề tính ngữ này bổ sung thông tin hoặc là một phần của thông tin chính của câu chủ đề.
Chỉ 5,1% câu chủ đề là câu ghép, tức câu diễn đạt từ hai ý trọn vẹn trở lên. Những tin có câu chủ đề kiểu này thƣờng chỉ một ý trong câu chủ đề là thông tin chính, còn ý kia nêu nguyên nhân, hoàn cảnh hay kết quả của thông tin chính của tin. Ví dụ:
Thời gian gần đây, giá gas trong nước tăng quá cao nên gas kém ch ất lượng đang hoành hành dữ dội . Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiê ̣n tình trạng trộn hóa chất nguy hiểm vào gas để làm tăng trọng lượng . Điều này đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Hiệp hội Gas Việt Nam cũng cảnh báo
các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước rằng đã phát hiện một số công ty nhập khẩu từ Trung Quốc một loại gas mà “không phải là gas”…
(Bản tin ngày 18/1/2012)
Trong câu chủ đề (đƣợc gạch chân), thông tin “gas kém chất lượng đang hoành hành dữ dội” là thông tin chính của tin, còn thông tin “giá ga trong nước tăng quá cao” bổ sung nguyên nhân cho thông tin chính.
2.2.2.2. Đặc điểm nội dung của câu chủ đề
Câu chủ đề trong tin phát thanh thƣờng thông báo nội dung chính của tin, giúp ngƣời nghe nắm bắt đƣợc sự kiện hoặc một phần của sự kiện. Câu chủ đề cũng cho biết góc độ tiếp cận thông tin, sự kiện của tác giả.
Tin phát thanh nói riêng và thể loại tin trên báo chí nói chung dù đƣợc tổ chức theo mô hình nào thì đều tuân theo công thức 5W+1H. (gồm: who (ai), what (làm gì), where (ở đâu), when (khi nào), why (tại sao) và how - nhƣ thế nào). Câu chủ đề tóm tắt nội dung của tin; vì vậy, nó cũng trả lời các câu hỏi: who, what, where, when, why và how. Tùy thuộc vào ngƣời viết, vào góc độ tiếp cận của tin mà câu chủ đề tập trung vào một hoặc một vài yếu tố W và H.
Khảo sát nội dung câu chủ đề của 486 tin, chúng tôi có kết quả sau:
100 100 62.9 16.1 25.8 4.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Who What When Why Where How
Hai yếu tố Who và What xuất hiện trong tất cả các câu chủ đề của tin. Điều đó nghĩa là câu chủ đề thƣờng nêu hành động chính xảy ra, trả lời cho câu hỏi “Ai/làm gì?” hoặc “Cái gì/xảy ra?”.
Một số câu chủ đề chỉ có hai yếu tố Who và What. Các yếu tố W và H khác sẽ xuất hiện trong phần tiếp theo của tin, mở rộng và thông tin chi tiết thêm cho nội dung chính của tin. Ví dụ:
Tổ chức Y tế thế giới chưa nhận được bất cứ yêu cầu chính thức nào từ Bộ Y tế nước ta về việc hỗ trợ điều trị bệnh lạ tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
(Chƣơng trình thời sự 12h ngày 18/5/2012)
Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Công ty quản lý thuỷ nông Điện Biên khẳng định: Hồ Pe Luông hiện nay an toàn tuyệt đối.
(Bản tin ngày 24/7/2011)
Trong các yếu tố còn lại (When, Where, Why và How) thì thông tin về thời gian xuất hiện nhiều nhất, với tỉ lệ 62,9%. Thời gian diễn ra sự kiện có thể đƣợc biểu hiện trực tiếp bằng các trạng từ chỉ thời gian nhƣ: Hôm nay, hôm qua, sáng nay, chiều qua, chiều nay… hoặc bằng các phó từ chỉ thời gian nhƣ: vừa, mới, hiện, sắp… Tin phát thanh phải đáp ứng đƣợc tiêu chí nhanh nhạy, mang tính thời sự và điều này chính là ƣu thế của báo phát thanh so với các loại báo khác. Vì thế, thông tin về thời gian thƣờng là thời gian hiện tại, xung quanh hoặc gần với thời điểm mà tin đƣợc phát sóng.
25,8% câu chủ đề có thêm thông tin về địa điểm diễn ra sự kiện (Where). Thông tin về địa điểm, thời gian diễn ra sự kiện thƣờng xuất hiện ở vị trí đầu câu. Tức là, câu chủ đề thƣờng có dạng: Thời gian/địa điểm/sự kiện gì diễn ra. Ví dụ:
Hiện, trên các tuyến sông thuộc tỉnh Bến Tre, hàng trăm phương tiện máy móc lớn nhỏ ngày đêm khai thác cát trái phép.
Sáng nay, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm tòan dân thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” từ ngày 19/5 đến ngày 27/ 7 năm nay.
(Bản tin 18/5/2012)
Trong một số tin, để nhấn mạnh sự kiện diễn ra, phóng viên đƣa thông tin về sự kiện trƣớc, thông tin thời gian, địa điểm sau, nhƣ:
Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam- Lào- Thái Lan về Hành lang kinh tế Đông Tây đã khai mạc sáng nay tại Quảng Trị.
(Bản tin 18/5/2012)
Cuộc tập trận hải quân thường niên lần thứ 23 mang tên “Vành đai Thái Bình Dương 2012” vừa khai mạc hôm nay trong vùng biển gần đảo Hawai của Mỹ.
(Bản tin 27/6/2012)
16,1% câu chủ đề có thông tin về lý do, nguyên nhân của sự kiện (Why). Chỉ có 4,8% câu chủ đề cho biết sự kiện diễn ra nhƣ thế nào. Hai yếu tố này thƣờng đƣợc diễn giải ở phần phát triển của tin. Lý do một phần là thông tin về nguyên nhân sự kiện, đặc biệt là sự kiện diễn ra nhƣ thế nào không thể gói gọn trong câu chủ đề, mà cần diễn đạt bằng nhiều câu, hoặc bằng những câu dài, nhiều từ, nhiều ý. Mặt khác, câu chủ đề cần ngắn gọn, súc tích, giúp ngƣời nghe dễ hiểu, dễ nhớ nên phóng viên phải chọn lựa, cân nhắc xem đƣa thông tin gì trong câu chủ đề.
2.2.3. Phần phát triển tin
Ngoài chủ đề nêu thông tin chính của tin, các câu còn lại có vai trò phát triển chủ đề, mở rộng, chi tiết hóa nội dung đã đƣợc nhắc đến trong câu chủ đề.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy, phần phát triển của tin tập trung vào một số thông tin sau: thông tin nền, bối cảnh xảy ra sự kiện; các thông tin bằng chứng,
có tính chất minh họa, làm rõ cho thông tin chính; thông tin về kết quả, hậu quả hoặc các thông tin phát triển song song với thông tin chính đƣợc nêu trong chủ đề của tin; đánh giá của ngƣời khác (không phải của phóng viên) về sự kiện và cuối cùng là nêu thông tin về cách thứ ứng xử, thông tin chỉ dẫn đối với sự kiện đƣợc nêu. Các thông tin này xuất hiện trong phần phát triển của tin với các tỉ lệ khác nhau và đƣợc cụ thể trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5. Thông tin trong phần phát triển tin.
Xuất hiện nhiều nhất trong phần phát triển tin là các thông tin làm bằng chứng, cụ thể hóa cho thông tin chủ đề (44%). Phóng viên có thể đƣa ra thông tin kiểu này bằng cách dựng lại các sự kiện thành phần hoặc kể lại diễn biến của sự kiện đƣợc nêu ra ở câu chủ đề, nêu các thông tin làm bằng chứng nhằm khẳng định thông tin nêu ra ở chủ đề là đúng. Ví dụ:
Thời gian gần đây, giá gas trong nước tăng quá cao nên gas kém ch ất lượng đang hoành hành dữ dội . Hiện, tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiê ̣n tình trạng trộn hóa chất nguy hiểm vào gas để làm tăng trọ ng lượng. Điều này đã
gây hoang mang cho người tiêu dùng. Hiệp hội Gas Việt Nam cũng cảnh báo các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước rằng đã phát hiện một số công ty nhập khẩu từ Trung Quốc một loại gas mà “không phải là gas”…
(Bản tin 18/1/2012)
Trong tin trên, chủ đề tin là: gas kém chất lượng đang hoành hành dữ dội. Các câu trong phần phát triển tin: Hiện, tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng trộn hóa chất nguy hiểm vào gas để làm tăng trọng lượng và Hiệp hội Gas Việt Nam cũng cảnh báo các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước rằng đã phát hiện một số công ty nhập khẩu từ Trung Quốc một loại gas mà “không