Vận dụng yếu tố trường độ trong thể hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 77)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Vận dụng yếu tố trường độ trong thể hiện

TNVN

Trƣờng độ là đƣợc hiểu là tốc độ phát âm, là độ dài – ngắn của các tiếng trong lời nói. Trƣờng độ đƣợc đo bằng ms (milisecond), trong tiếng Việt thƣờng đƣợc gọi là “phần ngàn giấy”. Tốc độ phát âm đƣợc quy định bởi đặc điểm cá nhân của ngƣời nói, phong cách và hoàn cảnh phát âm. Tốc độ phát âm cũng phụ thuộc vào nội dung câu nói. Trong thực tế, khi muốn nhấn mạnh điều gì, ngƣời ta hay kéo dài giọng, kéo dài tiếng chứa thông tin cần nhấn mạnh. Trong phát thanh cũng tƣơng tự nhƣ vậy, BTV, PTV thƣờng dùng cách này để nhấn mạnh, biểu đạt thông tin.

Chúng tôi khảo sát trƣờng độ của các âm tiết trong 106 tin, dựa trên phần mềm Adobe Audition 1.5. Phần mềm này lƣu lại khá chính xác trƣờng độ của các âm tiết. Cách đo trƣờng độ âm tiết đƣợc minh họa nhƣ hình ảnh dƣới đây:

Từ 16 giờ chiều nay

Từ kết quả thu đƣợc, chúng tôi chia trƣờng độ các âm tiết thành các nhóm: - Các âm tiết có trƣờng độ < 100 ms - Các âm tiết có trƣờng độ từ 100 – 150 ms - Các âm tiết có trƣờng độ từ 151 – 200 ms - Các âm tiết có trƣờng độ từ 201 – 150 ms - Các âm tiết có trƣờng độ từ 251 – 300 ms - Các âm tiết có trƣờng độ từ > 300 ms

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Biểu đồ 3.10: Trƣờng độ âm tiết trong bản tin thời sự

Theo cảm quan của chúng tôi và kết quả thực hiện phép thử trên một số ngƣời, chúng tôi tạm coi trƣờng độ từ 150 ms trở xuống là trƣờng độ ngắn, trƣờng độ từ 151 – 250 ms là trƣờng độ trung bình, trƣờng độ từ 251 ms trở lên

là trƣờng độ cao. Nhƣ vậy, các tiếng có trƣờng độ ngắn và trung bình chiếm tỉ lệ cao (82%). Các tiếng có trƣờng độ cao chỉ chiếm tỉ lệ 18%. Điều đó có nghĩa là trong bản tin thời sự trên Đài TNVN, các tiếng đƣợc đọc nhanh, ngắn. Đặc điểm này phù hợp quy tắc của báo phát thanh là thiên về tốc độ, đặc biệt đối với thể loại tin. Trong cẩm nang “261 phƣơng pháp đào tạo phát thanh và ngƣời dẫn chƣơng trình” cũng chỉ rõ Đọc bản tin còn có yêu cầu đọc nhanh. Bất kỳ tin phát thanh hay tin truyền hình thì tốc độ đọc đều nhanh hơn những loại tin bài khác

[7, tr.104].

Trong cùng một câu của bản tin, các từ mang thông tin, các từ trọng âm của câu, các cấu trúc cú pháp mang nghĩa nhấn mạnh đƣợc đọc với trƣờng độ dài hơn; các từ không chƣa thông tin hoặc thông tin không quan trọng thì đƣợc đọc nhanh, ngắn hoặc lƣớt qua. Ví dụ:

Thổ Nhĩ Kỳ vừa cảnh báo sẽ trả đũa nếu bất kỳ đơn vị quân đội Xi-ry nào tiếp cận biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ.

(Bản tin 18 giờ, ngày 27/6/2012)

Phân tích trƣờng độ các âm tiết trong câu trên, ta thấy: Thổ: 88 ms, Nhĩ: 114 sm, Kỳ: 164 ms, vừa: 116 ms, cảnh: 126 ms, báo: 268 ms, sẽ: 223 ms, trả: 143 ms, đũa: 258 ms, nếu: 141 ms, bất: 147 ms, kì: 233 ms, đơn: 118 ms, vị: 130 ms, quân: 114 ms, đội: 104 ms, Xi 141 ms: Ry: 145 ms, nào: 241 ms, tiếp: 82 ms, cận: 90, biên: 172 ms, giới: 173, phía: 72 ms, Nam: 192 ms, của: 43 ms Thổ: 106 ms, Nhĩ: 80 ms, Kỳ: 198.

Các từ ngữ chứa thông tin trong câu là: cảnh báo, sẽ trả đũa và cấu trúc nhấn mạnh bất kì….nào đƣợc đọc với trƣờng độ dài hơn các từ ngữ khác trong câu.

Tƣơng tự trong một ví dụ khác:

Lời cảnh báo này làm cho dư luận lo ngại về cuộc xung đột giữa hai nước sẽ càng làm

trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tại Xi-ry.

(Bản tin 18 giờ, ngày 27/6/2012)

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy, có một cách nhấn mạnh thông tin chính trong câu không phải bằng cách kéo dài các từ ngữ mang thông tin, mà nhấn mạnh, kéo dài từ ngữ đứng trƣớc các từ/cụm từ chứa thông tin. Ví dụ:

Trong khi đó, gánh nặng sụt giảm giá tiếp tục đề nặng lên người nông dân, khi vụ thu hoạch mới lại bắt đầu với sản lượng cá lên tới khoảng 200 ngàn tấn.

(Bản tin 18 giờ, ngày 27/6/2012)

Từ “khoảng” đƣợc đọc kéo dài, với trƣờng độ lên tới 392 ms, nhằm “kéo” sự chú ý của ngƣời nghe vào thông tin “200 ngàn tấn”.

Kéo dài từ đứng ngay trƣớc thông tin chính tạo sự hồi hộp, tò mò, gây cho ngƣời nghe tâm lý chờ đợi điều gì xuất hiện sau âm tiết đƣợc kéo dài. Trong trƣờng hợp này, các tiếng chứa thông tin chính lại không đƣợc kéo dài nữa mà đƣợc đọc với tốc độ bình thƣờng hoặc nhanh hơn. Nhấn mạnh từ ngữ đứng trƣớc thông tin chính cũng nhằm lôi kéo sự quan tâm của thính giả. Một đặc điểm của báo phát thanh là ngƣời nghe có thể vừa làm việc, vừa nghe đài nên có thể lơ là, không để ý tới nội dung tin. Nhiều khi, PTV đọc hết câu, ngƣời nghe mới “giật mình” thì thông tin chính đã “vụt qua” rồi. Vì thế, nhấn mạnh từ ngữ đứng trƣớc thông tin chính nhƣ một cách để “kéo” ngƣời nghe quay trở lại với bản tin, tiếp nhận những thông tin quan trọng sắp đƣợc nói ra.

Trƣờng độ đƣợc vận dụng trong quá trình thể hiện bản tin thời sự trên sóng phát thanh để nhấn mạnh các từ, cụm từ chứa thông tin trong câu. Nhờ sự vận dụng linh hoạt này, bạn nghe đài có thể dễ dàng nhận ra thông tin chính của câu, của bản tin, theo dõi bản tin một cách liền mạch. Mặt khác, các yếu tố mang tính khu biệt nhanh/chậm, mạnh/yếu, to/nhỏ đặt cạnh nhau, tạo âm hƣởng nghệ thuật cho lời nói, tăng giá trị biểu cảm của bản tin.

Tuy nhiên, trong một số bản tin, BTV, PTV thể hiện tin với một trƣờng độ không hợp lý. Có trƣờng hợp, PTV phát âm nhanh, dẫn đến hiện tƣợng “nuốt âm”, làm cho âm tiết có trƣờng độ quá ngắn, khiến ngƣời nghe không rõ. Ví dụ:

Nguyên nhân là kết quả thu hút vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Các dự án cấp mới của năm 2012… (Bản tin 6h, ngày 24/6/2012).

Trƣờng độ của tiếng “thu” là 44 ms, của tiếng “hút” là 55 ms. Vì thế, trên sóng, ngƣời nghe chỉ nghe thấy từ “hút”. Tiếng “cấp” cũng có trƣờng độ ngắn (42 ms) nên ngƣời nghe nghe không rõ.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)