5. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Vận dụng yếu tố cường độ trong thể hiện
TNVN.
Cƣờng độ đƣợc hiểu là độ mạnh hay yếu, to hay nhỏ của các tiếng trong lời nói. Trong phát thanh có thể dùng thuật ngữ “âm lƣợng” để chỉ cƣờng độ. Trong một câu, có những từ, những đoạn đƣợc nhấn mạnh, đọc to hơn các từ, các đoạn còn lại. Chức năng cơ bản của cƣờng độ là làm nổi bật một bộ phận quan trọng nào đó trong câu, thƣờng là trọng âm câu. Đơn vị đo cƣờng độ là Decibel (đọc là đề-xi-ben, viết tắt là dB).
Trong việc thể hiện các tác phẩm phát thanh, các BTV, PTV, PV vận dụng linh hoạt sự thay đổi cƣờng độ giọng đọc của mình để làm thông tin đƣợc rõ ý, ngƣời nghe dễ tiếp nhận thông tin, đồng thời làm tăng giá trị biểu cảm cho bản tin.
Sau khi đo cƣờng độ của các tiếng trong các bản tin dựa trên phần mềm Adobe Audition 1.5, chúng tôi có kết quả: cƣờng độ trung bình của bản tin thời sự trên Đài TNVN là từ -17,2 dB. Đây là một cƣờng độ vừa phải, phù hợp với tai ngƣời nghe.
Đồng thời, chúng tôi cũng khảo sát sơ bộ cƣờng độ trung bình của một số chƣơng trình mang tính chuyên đề trên Đài TNVN, gồm: chƣơng trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, chƣơng trình Thanh niên, chƣơng trình Tƣ vấn việc làm và chƣơng trình Ngƣời cao tuổi. So sánh cƣờng độ trung bình của bản tin với cƣờng độ các chƣơng trình này, chúng tôi thấy: cƣờng độ thể hiện bản tin là cƣờng độ trung bình trên sóng Đài TNVN. So sánh này đƣợc thể hiện trong bảng sau:
-17.2 -18 -17 -17.4 -17.9 -18 -17.8 -17.6 -17.4 -17.2 -17 -16.8 -16.6 -16.4 Bản tin thời sự Chƣơng trình Diễn đàn các vấn đề xã hội Chƣơng trình tƣ vấn việc làm Chƣơng trình Thanh niên Chƣơng trình Ngƣời cao tuổi
Biểu đồ 3.9. Cƣờng độ thể hiện bản tin thời sự so với các chƣơng trình khác
Sự khác nhau về thính giả và tính chất nội dung của chƣơng trình đã tạo nên sự khác nhau trong việc thể hiện các tác phẩm trên sóng. Các bản tin thời sự hƣớng tới số đông công chúng; ngƣời nghe thời sự không phân biệt già, trẻ, nam, nữ. Các bản tin phản ánh các sự kiện ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị xã hội đến văn hóa, đời sống, giải trí. Cƣờng độ thể hiện bản tin là cƣờng độ dành cho đông đảo công chúng. Các chƣơng trình dành cho ngƣời trẻ chƣơng trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, chƣơng trình Thanh niên thƣờng đƣợc thể hiện trên sóng bằng giọng to, rõ, khỏe khoắn. Các chƣơng trình hƣớng tới lớp thính giả là ngƣời già, phụ nữ, các chƣơng trình nói về các vấn đề xã hội thì giọng đọc thƣờng trầm, nhẹ hơn.
Một đặc điểm nữa là các tin có sắc thái vui đƣợc đọc với cƣờng độ mạnh hơn các tin có sắc thái buồn; các tin kinh tế, thể thao đƣợc đọc với cƣờng độ mạnh hơn các tin chính trị, xã hội. So sánh cƣờng độ đọc của 2 đoạn văn trong 2
Tin thứ nhất:
Hôm nay tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải tổ chức lễ hạ thủy, vận chuyển và lắp đặt giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch (Một trong những hạng mục quan trong của dự án Biển Đông 1)
Tin thứ 2:
Đọc điếu văn tại lễ truy điệu, Đại tướng Phùng Quang Thanh – Trưởng ban Lễ tang – đã xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên.
Cả 2 tin trên đều do PTV Hùng Sơn đọc và ở sắp xếp cạnh nhau trong chƣơng trình thời sự 18 giờ ngày 27/6/2012. Tin thứ nhất thông báo lễ hạ thủy và lắp đặt giàn Công nghệ trung tâm Hải Thạch – 1 sự kiện quan trọng, có ý
nghĩa đối với sự phát triển của ngành Hàng hải. Nhìn hình ảnh chụp đƣợc từ cửa sổ phần mềm Adobe Audition 1.5, đoạn thông tin này đƣợc đọc với cƣờng độ từ -15 đến -9 dB, có tiếng còn có cƣờng độ lớn hơn -9 dB. Tin thứ 2 về lễ tang Thƣợng tƣớng Nguyễn Trọng Xuyên. Tin này đƣợc đọc với cƣờng độ nhỏ hơn -15 dB, thấp hơn so với tin thứ nhất.
Cƣờng độ đƣợc vận dụng nhƣ là một dấu hiệu đánh dấu sự kết thúc của một câu, một ngữ đoạn hay một tin. Cƣờng độ giảm dần ở cuối câu, cuối đoạn và cuối tin. Ví dụ:
Sáng nay, Liệp hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang tổ chức khánh thành trường Trung học phổ thông Minh Thuận tại xã Minh Thượng, huyện U Minh Thượng. (Tin ngày 27/6/2012)
Lữ đoàn này cũng thừa nhận đã bắn tổng cộng 96 quả rốc két và 9 quả đạn cối vào I-xra-en trong đợt bạo lực gần đây. (Tin ngày 21/6/2012)
Trong 2 ví dụ trên, ta đều thấy rất rõ là cƣờng độ giảm dần ở cuối câu, báo hiệu kết thúc câu (ví dụ 1) hoặc kết thúc tin (ví dụ 2). Giảm cƣờng độ ở cuối câu, cuối tin và ngắt, nghỉ cũng giúp PTV lấy hơi, trƣớc khi chuyển sang câu khác, tin khác.
Trọng âm của câu hoặc những từ ngữ, ngữ đoạn mang thông tin chính của câu thƣờng đƣợc đọc với cƣờng độ mạnh hơn.
Các thí sinh dự thi ở Hội đồng thi Thái Phiên, Lý Thường Kiệt cho biết,
khoảng 1 giờ sau khi làm bài thi môn toán, các em mới nhận được thông báo về điều chỉnh sai sót trong đề thi. (Bản tin ngày 23/6/2012)
Ở câu trên, trọng âm câu rơi vào khoảng 1 giờ sau khi làm bài thi môn toán. Dụng ý của phóng viên là nhấn mạnh vào sự chậm trễ trong việc thông báo đến thí sinh về sai sót của đề thi. Ngữ đoạn khoảng 1 giờ sau khi làm bài thi môn toán đƣợc đọc to hơn, cƣờng độ mạnh hơn so với các từ, các ngữ đoạn khác trong câu.
thời sự trên Đài TNVN. Có lẽ vì đây là một trong những “bài học” đầu tiên của PTV, BTV trƣớc khi thể hiện tác phẩm trên sóng. Trong “261 phƣơng pháp đào tạo phát thanh viên và ngƣời dẫn chƣơng trình”, “bài học” này đƣợc nhắc đến nhiều lần: Trọng âm ở vào chỗ đỉnh cao của ngữ điệu. Câu cú ở trước trọng âm cần phải “lên dốc”; phương pháp là âm điệu câu trước trọng âm được nâng cao dần dần để đạt tới chỗ mức nhấn mạnh nhất của từ ngữ trọng âm. Từ ngữ ở sau trọng âm thì còn phải “xuống dốc”. Trong bản tin thời sự, đại đa số phương pháp thể hiện trọng âm đều dùng phương pháp này. [7, tr.66]
Những từ ngữ mang nghĩa giải thích, từ ngữ nằm trong dấu ngoặc đơn, ngoặc kép thƣờng đƣợc đọc với cƣờng độ mạnh hơn hoặc yếu hơn các từ khác trong câu. Nội dung trong dấu ngoặc kép hay các câu có dấu gạch ngang ở giữa câu thì nội dung sau đó thƣờng đƣợc đọc mạnh hơn. Ví dụ:
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun và phái viên của Liên hợp quốc -Liên đoàn A rập Cô-phi An-nan đã cùng lên án
"hành động tội ác tàn bạo và kinh hoàng" này
(Bản tin 12 giờ, ngày 27/5)
Cụm từ hành động tội ác tàn bạo và kinh hoàng đƣợc đọc nhấn mạnh, to và rõ hơn các từ ngữ trƣớc và sau đó, nhấn mạnh quan điểm đánh giá của Tổng Thƣ ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun và ông Cô-phi An-na, đồng thời nhấn mạnh tính chất tàn bạo và kinh hoàng của hành động đang đƣợc nhắc tới trong câu.
Ngƣợc lại, các từ ngữ trong dấu ngoặc đơn đƣợc các PTV, BTV đọc yếu hơn, giúp ngƣời nghe nhận biết đƣợc đó chỉ là một lời chú giải. Ví dụ:
Các bác sỹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã xác nhận thêm 2 trường hợp khác tử vong là nạn nhân Nguyễn Thị Hạnh
(chưa rõ quê quán)
(Bản tin 6 giờ, ngày 23/6/2012)
Cụm từ “chưa rõ quê quán” trong dấu ngoặc đơn đƣợc đọc với cƣờng độ yếu hơn các từ trƣớc đó.
Có thể thấy rằng, các BTV, PTV của Đài TNVN đã vận dụng yếu tố cƣờng độ khá khéo léo trong việc thể hiện và truyền tải thông tin, giúp tăng giá trị biểu cảm và tính hấp dẫn của bản tin. Tuy nhiên, trong các bản tin thời sự, chúng tôi còn gặp một số trƣờng hợp có cƣờng độ không hợp lý. Trong các tin có 2 giọng đọc (BTV dẫn và PTV hoặc PV đọc phần thân tin), 2 giọng này có cƣờng độ lệch nhau quá rõ. Ví dụ: Trong tin về lễ trao giải Báo chí quốc gia năm 2012 trong bản tin 18 giờ ngày 21 tháng 6 năm 2012, BTV đọc phần dẫn tin với cƣờng độ từ -18dB đến -11dB, nhƣng ngay sau lời mời của BTV là phần thân tin do PV đọc có cƣờng độ quá mạnh, những tiếng đầu tiên có cƣờng độ -4 dB đến - 6 dB. Chúng ta có thể thấy sự “lệch tông” này khá rõ trong hình ảnh chụp từ chƣơng trình Adobe Audition:
Lý do có thể đƣa ra là do ngƣời dẫn và ngƣời đọc phần thân tin đọc ở 2 thời điểm, 2 phòng thu khác nhau. PV thƣờng đọc phần thân tin trƣớc, đẩy file âm thanh lên hệ thống trƣớc khi chƣơng trình đƣợc thu và phát sóng. Còn BTV đọc phần dẫn tin trực tiếp tại thời điểm bản tin đƣợc phát trực tiếp trên sóng. Sau phần dẫn tin của BTV, kỹ thuật viên chỉ việc “gắp” file âm thanh phần thân tin đã đọc trƣớc đó, mà không kịp để ý sự “lệch tông” giữa BTV và PV.
Không chỉ những tin do 2 ngƣời đọc, trong 1 tin do 1 ngƣời đọc cũng có sự “lệch tông” giữa phần đầu và phần sau tin. Ví dụ, tin bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 13 trong bản tin 18 giờ, ngày 21/6/2012:
Ở phần đầu tin, PV đọc với âm lƣợng nhỏ, cƣờng độ đo đƣợc trên Adobe Audition là từ -16 dB đến -12 dB. PV tăng âm lƣợng dần, càng về sau âm lƣợng
càng to, cƣờng độ càng mạnh. Cƣờng độ đo đƣợc ở cuối tin là ở khoảng -6 dB đến -8 dB.