cơ cấu vốn
• Giả thuyết 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tương quan cùng chiều với đòn bẩy tài chính.
Do nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn lợi suất từ các dự án đầu tư trong tương lai, do đó các doanh nghiệp sẽ có nhiều động cơ đi vay hơn.
• Giả thuyết 2: Lạm phát tương quan ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Khi tỷ lệ lạm phát cao và khó kiểm soát, dòng tiền của doanh nghiệp bất ổn, rủi ro kinh doanh cao hơn, lãi suất doanh nghiệp cũng phải chịu cao hơn. Doanh nghiệp
thường sẽ lựa chọn nợ với thời hạn ngắn hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Giả thiết này là hợp lý vì nghiên cứu của D. Hatzinikolaou et al. (2000) chỉ ra rằng sự bất ổn của lạm phát có tác động ngược chiều rất mạnh lên tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu7.
• Giả thuyết 3: Lãi suất cho vay tương quan ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Vì khi lãi suất đi vay tăng lên, nhu cầu đi vay của doanh nghiệp sẽ giảm xuống vì chi phí lãi vay cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên lãi suất cũng liên quan đến lạm phát dự tính do đó doanh nghiệp có thể kỳ vọng chuyển tài trợ bằng vốn chủ sở hữu sang tài trợ bằng vốn nợ khi lãi suất tăng. Trong trường hợp này, mức lãi suất được kì vọng tương quan dương với đòn bẩy tài chính.
• Giả thuyết 4: Biến trễ 1 năm của lãi suất tương quan ngược chiều với đòn bẩy tài chính.
Khi lãi suất năm trước cao có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của năm nay nếu như lãi suất chưa được điều chỉnh.
Bảng 2.3: Tóm tắt các giả thuyết về tương quan giữa các yếu tố tác động và cơ cấu vốn
Biến giải thích Dấu tác động theo giả
thuyết Lý thuyết
GDP + Lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự
phân hạng IR - Lý thuyết đánh đổi LR - Lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí phá sản LR(-1) - Lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí phá sản