Rủi ro do lạm phát sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, điều này liên quan đến thu nhập không ổn định của doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Sự biến động của doanh thu, giá thành sản phẩm, giá nguyên liệu đầu vào sẽ cao nếu rủi ro kinh doanh càng cao. Nếu các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ đòn bẩy hoạt động kinh doanh càng cao thì rủi ro kinh doanh càng cao3. Lạm phát làm tăng sự biến động thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này vô cùng quan trọng cho việc quản lý doanh nghiệp vì phải xem xét cả độ lớn và sự bền vững của dòng tiền, liên quan đến những chi phí cố định của việc vay nợ. Do đó, trong một môi trường dễ lạm phát, doanh nghiệp với dòng tiền khó dự báo trước và rủi ro kinh doanh cao cần huy động vốn đầu tư có thể chọn cách phát hành thêm vốn cổ phần. Vì khi lạm phát cao, rủi ro kinh doanh tăng, lãi suất huy động vốn kéo theo sẽ tăng, do đó ti lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nên thấp hơn.
Lạm phát cũng có thể làm cho lợi ích từ tấm chắn thuế doanh nghiệp trở nên khó dự đoán và không chắc chắn, do đó sẽ làm giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Ngoải ra lạm phát cũng có thể làm giảm giá trị cổ đông bởi vì đánh mất lợi thế thuế từ việc sử dụng nợ.
Cuối cùng, có một ảnh hưởng sâu xa của lạm phát lên quyết định phân bổ vốn. Lạm phát làm dòng tiền từ dự án đầu tư trở nên không chắc chắn. Việc định giá vốn đầu tư dự án sẽ được chiết khấu ở mức chiết khấu cao để bù đắp rủi ro, do
3Dimitris, George, Athanasios, 2002, Inflation uncertainty and capital structure: Evidence from a pooled sample of the Dow-Jones industrial firms, International Review of Economics and Finance, vol. 11.
đó sẽ có ít các dự án được chấp nhận đầu tư hơn. Điều này dẫn đến suy giảm sự phát triển của doanh nghiệp.