Tiền tệ và ngân hàng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 38)

Theo số liệu của NHNN, trong năm 2012, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 7%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (28%) thì mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là thấp nhất. Điều này được giải thích do hai nguyên nhân chính: Một là, nền kinh tế đang ở trong giai đoạn khó khăn, tổng cầu suy giảm dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh và ưu tiên cho mục tiêu giải phóng hàng tồn kho. Hai là, trong một năm có quá nhiều biến động đối với gành ngân hàng, nợ xấu có xu hướng tăng cao và nhanh, các ngân hàng thương mại có xu hướng thắt chặt tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền để hạn chế rủi ro. Ba là, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn từ khó khăn nội tại của nền kinh tế do nhiều doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thu hẹp quy mô hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Tính đến cuối tháng 9/2011, có gần 49.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, đóng cửa; tăng 11.000 doanh nghiệp so với năm 2010. Do đó, tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng trưởng được trong thời gian này do cầu giảm sút.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm

Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu thống kê NHNN

Trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp thì ngược lại, tốc độ huy động vốn vẫn cao. Trong tháng 11 đầu năm 2012, vốn huy động tăng 15,98% so với cuối

năm 2011 và cả năm 2012 là 17%. Thực trạng này cho thấy dòng tiền vẫn đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng mà không được đẩy ra nền kinh tế.

b. Nợ xấu có xu hướng tăng cao và nhanh

Từ mấy năm gần đây, nợ xấu đã trở thành vấn đề nhức nhối không chỉ của ngành ngân hàng mà cả nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng quá nóng và sự quản lý yếu kém trong hệ thống ngân hàng đã trực tiếp dẫn đến tình trạng này.

Nếu như từ giai đoạn 2007 – 2009 tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2 – 3,5% thì đến năm 2010 – 2011 con số này tăng dần và đến năm 2012 thì ở mức 8,5% (biểu đồ). Tính đến nay, trong tổng dư nợ thì dư nợ ngành bất động sản chiếm hơn một nửa. Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu. Hiện nay thị trường bất động sản lại đang ở trạng thái đóng băng nên vấn đề nợ xấu của ngành ngân hàng càng trở nên trầm trọng.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm

Đơn vị: %

c. Lãi suất

So với các nước trong khu vực thì trần lãi suất của Việt Nam thời gian qua vẫn đang ở mức cao và gây nhiều khó khăn cho hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.5.: Lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam qua các năm

Đơn vị: %

Nguồn: World Bank Indicators

Từ biểu đồ lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam qua các năm có thể thấy tình hình lãi suất tăng cao vào thời điểm cuối năm 2010 và tiếp tục tăng trong năm 2011 khiến lãi suất cho vay trong năm 2011 luôn duy trì ở trên mức 17%, thậm chí trong năm có lúc cao điểm lên tới 23 – 24%. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính: (1) Lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút tiền gửi từ dân chúng. (2) Kèm theo đó là chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phải huy động bằng mọi giá bằng cách đẩy lãi suất huy động lên cao hơn nữa. Hệ quả là không nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn giá cao này do e ngại khả năng trả nợ của mình.

Biểu đồ 2.6: Khả năng chịu đựng mức lãi suất của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2011 của phòng Thương Mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Hình trên cho thấy có 76% số doanh nghiệp hiện phải vay ở mức lãi suất 18- 19% trở lên. Chỉ có 9% số doanh nghiệp cho rằng mức lãi vay này là hợp lý ở thời điểm hiện tại. Nếu buộc phải chấp nhận mức lãi vay này thì chỉ có 49% số doanh nghiệp thấy có thể chịu được. Nghĩa là, 51% số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu phải chịu mức lãi vay này trong lâu dài. Kết quả khảo sát này cho thấy, lãi suất vay 18 – 19% đã là quá cao. Với mức lãi suất này, doanh nghiệp sẽ không thấy hợp lý nếu mạnh dạn đầu tư chiều sâu cho phát triển lâu dài. Do vậy, mức lãi này dễ thúc đẩy doanh nghiệp chọn hướng đầu tư cho các thương vụ ngắn hạn hoặc đầu cơ vào dự án có mức độ rủi ro cao nhưng có lãi suất cao.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 38)