Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 76)

Trên cơ sở kết quả phân tích ở trên, bài nghiên cứu đề xuất một số ý kiến cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô như sau:

Đối với các chính sách của Ngân hàng Nhà nước:

hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để kiểm soát lạm phát dưới 10%. Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là chính sách lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát mức tăng trưởng tín, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý với diễn biến kinh tế vĩ mô. Cần hết sức cân nhắc thực hiện mục tiêu vừa lạm phát thấp vừa tăng trưởng cao vì lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ đánh đổi. Các chính sách cần có tầm nhìn dài hạn trong đó chú trọng đến tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, không thể theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá mầ cần định liều lượng chính sách hợp lý.

Thứ hai, thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng ổn định. Kinh nghiệm các nước cho thấy hai trong số những nguy cơ chính xảy ra từ chính sách tiền tệ mở rộng đối với hệ thống tài chính nằm ở tình trạng cho vay bừa bãi và lạm phát cao. Cơ chế vận hành cơ bản như sau: Việc mở rộng tiền tệ cho phép ngân hàng dễ cung cấp tín dụng cho các công ty hoặc cho ngành bất động sản ở mức lãi suất thấp. Điều này dễ cho phép một số khoản vay rủi ro và đẩy giá tài sản như nhà đất lên cao. Kết quả giá tiêu dùng bị kéo lên theo. Để duy trì sự ổn định về giá, NHNN buộc phải theo đuổi chính sách hạn chế bằng việc áp dụng lãi suất cao hơn. Chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm nhu cầu của nền kinh tế. Lãi suất cao và nhu cầu thấp tạo ra sự chênh lệch giữa chi phí cho vay và lợi tức đầu tư. Giá tài sản sau đó hạ xuống khi lợi tức tài sản không còn đủ chi trả chi phí vay tín dụng được nữa. Các ngân hàng do vậy gặp rất nhiều khoản vay xấu trong danh mục đầu tư của mình. Các biện pháp tịch thu tài sản của nhà đầu tư chỉ có thể giúp ích phần nào vì giá trị tín dụng đã vượt quá nhiều so với giá trị tài sản. Vấn đề nợ xấu còn có thể lớn hơn khi nhiều ngân hàng chủ quan cho vay trước không cần thế chấp. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, đặc biệt là các nước phát triển như Việt Nam. Trong thời gian qua, ngân hàng có xu hướng gia tăng cho vay một cách dễ dàng hơn và gánh chịu rủi ro lớn hơn. Vì vậy trước mắt, Việt Nam cần thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt song song với quá trình kiềm chế lạm phát cao như trong thời gian gần đây. Tiếp theo cần kiềm chế bùng nổ cho vay. Trong những trường hợp cần thiết, NHNN có thể tăng yêu cầu về dự trữ hoặc tăng yêu cầu về độ rủi ro có thể chấp nhận được. Những hạn chế hợp lý này sẽ giúp làm dịu

đi áp lực quá nóng của dòng chảy vốn ồ ạt và làm giảm bớt tính nhạy cảm của hệ thống ngân hàng.

Đối với các ngân hàng thương mại:

Trong thời gian qua vấn đề nợ xấu trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết không chỉ riêng trong ngành ngân hàng mà cả nền kinh tế ở Việt Nam. Nợ xấu có những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng thương mại như: Làm chậm quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn của các TCTD, nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các TCTD và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, hạn chế và giải quyết nợ xấu đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của các cơ quan chức năng.

• Các NHTM cần thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro, tuân thủ các quy định trích lập, sử dụng dự phòng một cách hợp lý, có hiệu quả và phải thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện tốt các công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, giám sát sau khi giải ngân vốn.

• Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để giúp các ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại các NHTM Việt Nam, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao cho dù tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, việc thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ sẽ giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá trình kinh doanh.

• Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng có phẩm chất, năng cực công tác và tinh thần trách nhiệm.

Đối với các chính sách của chính phủ:

Thứ nhất, nâng cao khả năng dự báo chính sách của chính phủ:

Dự báo tốt giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành thực tiễn. Các giải pháp trước mắt gồm:

Cơ quan này sẽ dựa trên các phương pháp khoa học để đưa ra những dự báo chính xác. Từ đó, mới giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách cụ thể lâu dài chứ không phải là những biện pháp nhất thời. Hiện tại khi chưa đủ lực, chúng ta có thể thuê các tổ chức có kinh nghiệm của nước ngoài để công tác dự báo được thực hiện kịp thời và chính xác nhất.

•Hoàn thiện hệ thống các thông tin và dữ liệu chuyên ngành phục vụ trực tiếp công tác dự báo kinh tế.

•Cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn ý cần có giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức sự kiện.

•Nâng cao khả năng phân tích, dự báo và hoạch định chính sách trên cơ sở phân tích dự báo tình hình diễn biến kinh tế - tiền tệ trong nước và quốc tế; nâng cao năng lực thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng theo những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động theo thông lệ quốc tế, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Thứ hai, tiếp tục cải cải cách pháp luật về dịch vụ tài chính.Nhìn chung chính sách điều chỉnh lương tối thiểu, chính sách hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu được doanh nghiệp rất hoan nghênh. Tuy nhiên chính sách điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu, chính sách lãi suất vẫn còn là điểm nóng, được các doanh nghiệp quan tâm và cho là tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, nâng cao tính hiệu quả của thông tin vĩ mô. Doanh nghiệp ngày nay khá nhạy cảm với thông tin vĩ mô. Trong thực tế, có những thông tin trùng khớp, có những thông tin mang độ trễ nhưng cũng có những thông tin mang tính dự báo. Đối với các nhà hoạch định chính sách, khi đưa ra những chiến lược ngắn, trung và dài hạn thì thông tin từ các chiến lược bày sẽ được các nhà đầu tư tiếp nhận, phân tích và đánh giá để đưa vào quy trình quyết định cơ cấu vốn của mình. Độ chính xác, minh bạch và kịp thời của thông tin vĩ mô sẽ có những tác động nhất định lên thị trường và hành vi của các nhà đầu tư. Do đó, việc công bố

thông tin cần được thực hiện chuyên nghiệp, công khai chính thức và được kiểm soát bởi hành lang pháp lý để tránh tình trạng kinh doanh nội gián, lợi ích nhóm làm bóp méo và rối loạn thị trường.

Thứ tư, doanh nghiệp cần thiết được hoạt động trong một môi trường minh bạch bằng các văn bản pháp luật thống nhất, ngày càng gần và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các thành phần kinh tế được đối xử công bằng, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng cường các biện pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHUNG

Khoá luận nghiên cứu về sự tác động của ba yếu tố vĩ mô quan trọng là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay đối với quyết định lựa chọn cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với cả tổng nợ và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Trong khi GDP tác động mạnh mẽ lên các tỷ số đòn bẩy tài chính thì mức độ ảnh hưởng cùng chiều của lạm phát lại khá nhỏ. Ngược lại với tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát, lãi suất có tương quan âm với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên tổng tài sản. Một điều thú vị khác là biến trễ 1 giai đoạn của lãi suất lại tỷ lệ thuận với các biến phụ thuộc.

Qua bài nghiên cứu có thể thấy rằng cơ cấu vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, cụ thể hơn đó việc sử dụng đòn bẩy nợ của doanh nghiệp. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được doanh nghiệp phải có một tỷ lệ nợ như thế nào là tối ưu vì tỷ lệ nợ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, khả năng quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp, bối cảnh của nền kinh tế và chính sách nên để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt về mọi mặt, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Do hạn chế khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp nên tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu ba yếu tố vĩ mô cơ bản được quan tâm nhiều nhất hiện nay, tuy nhiên bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố vĩ mô khác có ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn doanh nghiệp. Hơn nữa hiện nay có rất hạn chế các nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô và cơ cấu vốn tại Việt Nam. Do đó, thực sự cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về lĩnh vực này – vốn là mối quan tâm hàng đầu trong tài chính doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phòng phân tích và nghiên cứu Ngân hàng Ngoại Thương Vietcombank, 2012, Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán 2011 – 2012.

2. ThS Hoàng Ngọc Nhậm, 2007, Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Tp. Hồ Chí Minh, tr.192.

3. Trần Thị Thanh Tú, 2007, Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân.

4. TS Đặng Thị Nhàn, 2009, Tự do hoá tài chính của Việt Nam theo các cam kết trong WTO, Nhà xuất bản Khoa học & kĩ thuật, tr.75. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. TS Nguyễn Đình Cung, 2012, Khó khăn của doanh nghiệp: Vấn đề và giải pháp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, tr.3.

II. Tài liệu Tiếng Anh

6. Abe de Jong, Rezaul Kabir, Thuy Thu Nguyen, 2008, Capital Structure around the world: The roles of firm- and country-specific determinants, Journal of Banking &Finance, Vol. 32.

7. Bhamra, Harjoat S.; Kuehn, Lars-Alexander; and Strebulaev, Ilya S., 2008,The aggregate dynamics of capital structure and macroeconomic risk, Tepper School of Business, Paper 561.

8. Booth, L., Aivazian, V., Demirgu ̈ßc-Kunt, A., Maksimovic, V., 2001,

Capital structure in developing countries, Journal of Finance 56, 87–130. 9. Brian M.Lucey, QiYu Zhang, 2010, Financial intergration and emerging

markets capital strucuture, Journal of Banking and Finance 35, pp. 1228-1238. 10. Charles Muthama, Peter Mbaluka and Elizabeth Kalunda, 2012, An

empirical analysis of Macro-Economic influences on corporate capital structure of listed companies in Kenya, Journal of Finance and Investment Analysis, vol. 2, no.2, 2013, pp.41-62.

11.Christoffersen, P. and Doyle, P., 1998, From Inflation to Growth. Eight

Years of Transition, IMF Working Paper No. WP/98/100.

12. Dinesh Prasad Gajurel, 2006, Macroeconomic Influences on Corporate capital structure, Faculty of Management, Tribhuban University, Nepal. 13. Dimitris, George, Athanasios, 2002, Inflation uncertainty and capital

structure: Evidence from a pooled sample of the Dow-Jones industrial firms, International Review of Economics and Finance, vol. 11, pp.45 – 55.

14. Douglas O. Cook, Tian Tang, 2009, Macroecomomic conditions and capital structure adjustment speed, Journal of Corporate Finance.

15. Eduardo K.Kayo, Herbert Kimura, 2010,Hierarchical determinants of capital structure, Journal of Banking & Finance.

16. Farah Riaz, 2007, Macroeconomic conditions and firm’s choices of capital structure: Evidence from Pakistan’s manufacturing sectors, Department of Management Sciences, COMSATS Wah Campus.

17. Ian Domowitz, Jack Glen and Ananth Madhavan, 2000, International Evidence on Aggregate Corporate Financing Decisions, Working paper. Pennsylvania State University.

18. Godfred Alufar Bokpin, Macroeconomic development and capital structure decisions of firms: Evidence form emerging market economies, Department of Finance, University of Ghanna Business School

(www.emeraldinsight.com/1086-7376.htm)

19. Karin Joeveer, 2012, Firm, country and Macroeconomic determinants of capital structure: Evidence from transition economies, Journal of Comparative Economics.

20.Khan, M. and Senhadji A., 2001, Threshold effects in the relationship

between inflation and growth, IMF Staff Papers, vol 48, pp.1-21.

(http://ideas.repec.org/a/pal/imfstp/v48y2001i1p1.html)

21. La Porta, R., Lopez-De-Silanes, F., Shleifer, A., Vishny, R., 1998,Law and finance, Journal of Political Economy 106, 1113–1155.

22.Li Min, 2006, Inflation and Economic Growth: Threshold Effects and

Transmission Mechanisms, Department of Economics, University of Alberta,

8-14, HM Tory Building, Edmonton, Alberta, Canada, T6G 2H4.

23. Marco Sorge and Chendi Zhang, 2010, Information Sharing, Creditor Rights, and Corporate Debt Maturity, University of Warwick, England.

24.Modigliani, F., & Miller, M. H., 1958,The cost of capital, corporation

finance, and the theory of investment, American Economic Review, 48,

pp.261 –297. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Muhammad Mahmud and Gobind M.Herani and A.W.Rajar and Wahid Farooqui, 2009, Economic fators influencing corporate capital structure in three Asian countries: Evidence from Japan, Malaysia and Pakistan, MPRA Paper No. 15003, Sindh University, Indus Institute of Higher Education. 26. Mundell, robert A., April 1965, Growth, Stability, and Inflationary Finance,

Journal of Political Economy, pp.97-109.

27. Myers, Stewart C., 1984, Capital Structure Puzzle, Journal of Finance, Vol. 39, No. 3, July 1984, pp.575-592

28. Rataporn Deesomsak, Kriskna Paudyal, Gioia Pescetto, 2004, The determinants of capital structure: Evidence from the Asia Pacific region, Journal of Multi. Finance Management. 14, pp.387 – 405.

29. Robert A.Korajczyk and Amnon Levy, 2001, Capital structure choice: Macroeconomic Conditions and Financial Constraints, Working paper, 30. Ross, Westerfield, Jaffe, 2005, Corporate Finance 7th Edition, McGraw Hill,

pp.322 – 326.

31. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford D. Jordan, 2003,

Fundamentals of Corporate Finance, The McGraw−Hill Companies, Inc, USA, p.38.

32. Nguyễn Hoàng, 2011, Mười sự kiện chứng khoán Việt Nam 2011: Nỗi buồn đi cùng hi vọng, Báo điện tử Vneconomy, [online] tại:

<http://vneconomy.vn/20111226090439364P0C7/10-su-kien-chung-khoan-

viet-nam-2011-noi-buon-di-cung-hy-vong.htm> [Truy cập ngày 07/04/2013]

33. Nhật Minh, Bạch Hường, Mười sự kiện nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2010, Báo Vnexpress, [online] tại: <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/chung-khoan/10-su-kien-noi-bat-tren-thi-truong-chung-khoan-nam-2010-

2709748.html> [Truy cập ngày 08/04/2013]

34. Minh Đức, 2011, Đau đầu bài toán sử dụng đồng vốn hiệu quả, Báo Diễn đàn kinh tế Việt Nam, [online] tại: <http://vef.vn/2011-05-11-trang-page-7> [Truy cập ngày 05/04/2013]

35. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, 2011, Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra, Website Ngân hàng Công thương Việt Nam, [online]

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 76)