Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng vốn nợ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 44)

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đi vay để tạo nguồn vốn kinh doanh. Có rất ít doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để có thể trang trải cho các hoạt động của mình. Một trong những hậu quả của việc vay nợ quá nhiều là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng hầu hết số lợi nhuận đó đều được dùng để trả lãi ngân hàng. Ví dụ, công ty Sông Đà Thăng Long, theo tính toán của công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus, vào năm 2010, trong 10 đồng lợi nhuận trước lãi vay (EBIT) của doanh

nghiệp này, có đến hơn 5 đồng được dùng để trả lãi ngân hàng với cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu hiện lên đến 13 lần.

Việc vay vốn quá dễ dãi, cộng với một thực tế tại Việt Nam là chưa có hệ thống phá sản khi doanh nghiệp quá hạn trả gốc hay lãi vay, đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp tìm cách vay vốn bằng mọi giá trong đó có cả đảo nợ (tức là việc vay mới để trả khoản vay cũ từ chính ngân hàng hiện tại hoặc từ ngân hàng khác nhằm tránh nợ quá hạn), làm cho lãi suất đi vay cao lên. Thêm vào đó, số lượng ngân hàng ở Việt Nam hiện quá nhiều và sự cạnh tranh khốc liệt trong huy động vốn đặc biệt là giữa các ngân hàng nhỏ đã đẩy lãi suất huy động và cho vay lên quá cao.

Nghiên cứu của StoxPlus chỉ ra rằng chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu từ (Return On Invested Capital) của gần 800 doanh nghiệp trong vòng 3 năm 2008 – 2010 chỉ ở mức 14,5%. Vốn đầu tư ở đây bao gồm vốn chủ sở hữu (hay của cổ đông) và vốn vay (chủ yếu là đi vay từ các ngân hàng). Con số này cho thấy về lâu dài, nếu mặt bằng lãi suất vẫn cao trên 14%, cổ đông và nhà đầu tư chỉ nên gửi tiền vào ngân hàng để thu về mức lợi nhuận cao hơn với rủi ro thấp hơn. Bởi nếu tính cả lạm phát, sự mất giá đồng VND,... lợi nhuận thực tế cho cổ đông sẽ rất thấp.

Biểu đồ 2.8: Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu của một số ngành kinh tế

Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2011 của phòng Thương Mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Việc vay nợ của các doanh nghiệp có thể được phản ánh qua tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được coi là mức hợp lý nếu gần bằng 1. Biểu đồ trên cho thấy chỉ có ngành Du lịch có chỉ số nợ thoả mãn giá trị kỳ vọng chuẩn, đạt giá trị 0,9 lần trong năm 2010. Các ngành sản xuất đều có chỉ số nợ từ 2,1 – 2,3 lần. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp sản xuất hoạt động dựa nhiều hơn vào các khoản đi vay (vay tín dụng, nợ nhà cung cấp,...) so với các doanh nghiệp dịch vụ.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 44)