Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thường được đo lường qua 2 chỉ tiêu: tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, mô hình kinh tế lượng được xây dựng cho 2 biến phụ thuộc sau:
Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Tỷ số này một mặt cung cấp thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mặt khác thể hiện năng lực tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số
này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản: Tỷ số này so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty và cho biết những thông tin về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này cũng thường được dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.
Ở cả hai tỷ số trên, giá trị của nợ và tài sản đều được xác định theo giá trị sổ sách.
Bảng 2.1: Bảng mô tả biến phụ thuộc
STT Biến phụ thuộc Công thức
1 Tổng nợ phải trả trên tổng tài
sản TC =
Tổng nợ Tổng tài sản
2 Nợ dài hạn trên tổng tài sản LTC = Nợ dài hạn
Tổng tài sản
Dựa trên khung lý thuyết nêu trên cũng như để phù hợp với đặc thù về thông tin và kinh tế Việt Nam, 3 yếu tố vĩ mô nổi bật sau đây được chọn để xem xét sự tương quan với cơ cấu vốn doanh nghiệp tại Việt Nam:
•Tốc độ tăng trưởng GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products – GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
•Tỷ lệ lạm phát: Là tốc độ tăng mặt bằng giá cả của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát thường được tính dựa vào chỉ số giá tiêu dùng.
hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Mức lãi suất này khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm của người đi vay cũng như mục tiêu của khoản vay.
Do các biến chính sách luôn có tác động trễ nhất định sau thời gian ban hành nên trong bài nghiên cứu, tác giả đưa thêm biến trễ lãi suất với độ trễ 1 năm vào mô hình kinh tế lượng để tăng tính phù hợp với thực tế tại Việt Nam.
Bảng 2.2: Bảng mô tả các biến giải thích
STT Tên biến Ký hiệu Nội dung Đơn vị
1 Tốc độ tăng
trưởng GDP GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng
năm %
2 Tỷ lệ lạm phát IR % thay đổi hàng năm của chỉ số
giá tiêu dùng %
3 Lãi suất cho vay LR Lãi suất trung bình cho vay trung
và dài hạn %
4 Trễ 1 năm của
lãi suất LR(-1)
Lãi suất trung bình cho vay trung
và dài hạn trễ 1 năm %
Mô hình kinh tế lượng được xây dựng từ biến giải thích và biến phụ thuộc:
TD = f [GDP; IR; LR, LR(-1)] LTD = f [GDP; IR; LR; LR(-1)]