Tự do hoá tài chính (Financial Liberalization)

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 26)

“Tự do hoá tài chính là quá trình xoá bỏ những kìm hãm và ràng buộc về mặt tài chính hay là quá trình để các công cụ chính sách tài chính tiền tệ vận hành theo cơ chế thị trường, chuyển vai trò điều tiết tài chính từ bàn tay hữu hình của chính phủ sang bàn tay vô hình của thị trường, từ quản lý hành chính sang quy luật thị trường” (Đặng Thị Nhàn, 2009, tr.75).

Khi mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, các định chế tài chính trong nước có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị trường tài chính trong nước trở nên sẵn có hơn và được phân bổ có hiệu quả. Do các hạn chế về đầu tư tài chính được dỡ bỏ, các ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến thị trường trong

2 Muhammad Mahmud and Gobind M.Herani and A.W.Rajar and Wahid Farooqui, 2009,

Economic fators influencing corporate capital structure in three Asian countries: Evidence from Japan, Malaysia and Pakistan, MPRA Paper No. 15003.

nước và quốc tế để tối đa hoá cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro. Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận được dễ dàng hơn với thị trường vốn quốc tế. Tự do hoá tài chính làm giảm chi phí vốn do giảm mức độ rủi ro trên thị trường nội địa, thị trường tài chính trong nước trở nên có tính thanh khoản lớn hơn, vì vậy, cả các trung gian tài chính và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Trang 26)