Đánh giá chính sách theo kết quả điều tra đối với người lao động tạ

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao động lực đối với người lao động tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội (Trang 80)

d. Kỷ luật và hình thức xử lý vi phạm

2.3.1. Đánh giá chính sách theo kết quả điều tra đối với người lao động tạ

Để có cơ sở khách quan đánh giá chính sách nâng cao động lực đối với người lao động của BV, tác giả luận văn đã nghiên cứu và tổng hợp kết quả điều tra thăm dò sự hài lòng của nhân viên về tiền lương, thưởng, phúc lợi, về công việc, mối quan hệ, môi trường làm việc.

Mức độ hài lòng của người lao động tại các Khoa và Phòng ban trong BV được thể hiện qua bảng kết quả điều tra sau: Tổng số lao động: 118 người. Trong đó:

- Số phiếu phát ra: 118 phiếu - Số phiếu thu vào: 102 phiếu

Bảng 2.17. Tổng hợp điều tra về sự hài lòng của người lao động tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội năm 2012

Đơn vị tính: người Các chính sách Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Ý kiến khác Tiền lương 37 42 21 2 Tiền thưởng 45 41 16 0 Hệ thống phúc lợi 53 37 12 0

Đào tạo nâng cao trình độ 57 21 24 0

Ủy quyền 37 37 28 0

Đề bạt, bổ nhiệm 27 23 52 0

Kỷ luật và Thi đua khen thưởng 55 27 20 0

( Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả)

Qua bảng trên cho thấy, phần lớn số người được hỏi rất hài lòng và hài lòng về các công cụ mà Bệnh viện đang áp dụng, như vậy chính sách nâng cao động lực đối với người lao động về cơ bản là có tác dụng tốt. Tuy nhiên, mức độ không hài lòng còn khá cao ở một số chính sách nhất là các chính sách khuyến khích tinh thần. Chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua công việc như ủy quyền và nhất là đề bạt, bổ nhiệm, tuy có đề ra song việc thực hiện chưa được duy trì thường xuyên, còn mang tính hình thức và cục bộ, vì vậy mức độ hài lòng chưa cao. Đối với các chính sách khuyến khích vật chất, mặc

dù Công ty đã ban hành và áp dụng các chính sách khuyến khích vật chất hợp lý đối với người lao động, đã đầu tư trang thiết bị và có nhiều cải tiến trong quản lý điều hành khám chữa bệnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, song kết quả chưa thể gọi là cao.

Cụ thể: mức độ rất hài lòng và hài lòng về tiền lương là 77,45%, mức độ rất hài lòng và hài lòng về tiền thưởng là 84,31%, mức độ rất hài lòng và hài lòng về hệ thống phúc lợi là cao nhất đạt 88,23%. Đối với các chính sách khuyến tinh thần, ngoại trừ chính sách kỷ luật và thi đua khen thưởng, thì mức độ hài lòng đều thấp hơn: chính sách đào tạo có 76,47% số người hài lòng, chính sách ủy quyền 72,54%. Mức độ hài lòng và tương đối hài lòng về chính sách đề bạt, bổ nhiệm là thấp nhất, với hơn 50% số người không hài lòng, cho thấy BV cần có cơ chế dân chủ hơn, phát huy trí tuệ tập thể nhiều hơn, tăng cường ủy quyền, mạnh dạn bổ nhiệm, đề bạt những người có đủ năng lực và phẩm chất cá nhân nhẳm nâng cao động lực về tinh thần đối với người lao động của BV. Chính sách kỷ luật và thi đua khen thưởng tuy có mức độ không hài lòng khá cao, song cũng có tới 20% số người được hỏi không hài lòng, thể hiện rằng tác động răn đe của chính sách này còn hạn chế, chưa tạo được ý thức tự giác cao trong công việc, thiếu sự kiểm tra, giám sát trong quá trình làm việc. Các vi phạm về quy trình trong khám chữa bệnh tại BV không phải là hiếm (4/5 trường hợp kỷ luật trong năm 2012) đã cho thấy công tác kiểm tra chưa sâu sát. Kết quả thu được từ điều tra nêu trên cũng cho thấy cần nghiên cứu để đề xuất các giải pháp phát huy hơn nữa những điểm tốt, hạn chế những điểm chưa tốt của chính sách nâng cao động lực nhằm củng cố và nâng cao sự hài lòng, sự gắn bó của đội ngũ người lao động với BV.

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao động lực đối với người lao động tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội (Trang 80)